Chương trình điều khiển động cơ sử dụng Adruino

Một phần của tài liệu Thiết kế và xây dựng bàn thông minh (Trang 26 - 29)

6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀCHƯA THỰC HIỆN ĐƯỢC

3.2.3. Chương trình điều khiển động cơ sử dụng Adruino

Được giới thiệu vào năm 2005. Arduino là một board mạch vi xử lý, nhằm xây dựng các ứng dụng tương tác với nhau hoặc với môi trường được thuận lợi hơn. Phần cứng bao gồm một board mạch nguồn mở được thiết kế trên nền tảng vi xử lý AVR Atmel 8bit, hoặc ARM Atmel 32-bit. Đi cùng với nó là một môi trường phát triển tích hợp (IDE) chạy trên các máy tính cá nhân thông

thường và cho phép người dùng viết các chương trình cho Aduino bằng ngôn ngữ C hoặc C++.

Sử dụng Arduino để xây dựng chương trình nhận lệnh và điều khiển động cơ với chức năng nhận chiều cao từ Raspberrypi sau và điều khiển động cơ khung bàn.

3.2.4. Xây dựng giao diện chương trình điều khiển “Bàn thông minh” trên thiết bị di động sử dụng Android Studio

Được ra mắt vào ngày 16 tháng 5 năm 2013 tại hội nghị Google I/O. Android Studio là môi trường phát triển tích hợp (IDE) chính thức dành cho phát triển nền tảng Android.

Dựa trên phần mềm IntelliJ IDEA của JetBrains, Android Studio được thiết kế đặc biệt để phát triển ứng dụng Android. Nó được phát hành miễn phí, hỗ trợ các hệ điều hành Windows, Mac OS X và Linux và là IDE chính thức của Google để phát triển ứng dụng Android.

Sử dụng Android Studio để xây dựng chương trình trên thiết bị di động với hai layout Main và config:

Layout main:

Bao gồm các chức năng điều khiển lên xuống, thay đổi chế độ hoạt động của bàn:

 Một TextView để hiển thị thông tin làm việc của bàn.

 Một Button “Nguồn” để bật tắt chế độ stanby của bàn.

 Một Button “Cài đặt” để mở layout config, thiết lập các thông số kết nối của bàn.

 Một Videoview để xem hình ảnh từ camera sử lý của bàn.

 Một Button “Chỉnh tay” để chuyển chế độ bàn sang chế độ điều chỉnh chiều cao bằng tay.

 Một Button “Tự động” để chuyển chế độ bàn sang chế độ điều chỉnh chiều cao tự động.

 Một Button “Học gương mặt” để mở chế độ học gương mặt của bàn.

Hình 3-6: Giao diện chính phần mềm điều khiển

 Một Button “Up” điều chỉnh chiều cao của bàn đi lên.

 Một Button “Down” điều chỉnh chiều cao của bàn đi xuống.

 Một TextView để hiển thị thông tin đối tượng từ cơ sở dữ liệu.

Layout config: cài đặt IP, đường dẫn camera bàn thông minh.

 Một TextView để hiển thị thông tin làm việc của bàn.

 Một TextView IP nhập cài đặt IP của bàn .

 Một TextView Camera1 đường dẫn media của Camera sử lý nhận dạng gương mặt. .Một TextView Camera2 đường dẫn media của Camera sử lý nhận dạng có người.

 Một Button “Lưu” lưu các chỉnh sửa.

 Một Button “Reset” đưa chiều cao của bàn trở về vị trí ban đầu.

Hình 3-7: Giao diện config phần mềm điều khiển

Chương 4: THỬ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

Trong chương này tác giả tiến hành thử nghiệm và đánh giá hệ thống. …

Một phần của tài liệu Thiết kế và xây dựng bàn thông minh (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)