PHẦN 3: KẾT THÚC VẤN ĐỀ

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI:ĐÁNH GIÁ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ NHẬP KHẨU ÔTÔ CỦA VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP doc (Trang 47 - 50)

Thuế quan là một công cụ rất mạnh mẽ để quản lý, điều tiết lượng hàng hoá nhập khẩu và bảo hộ nền sản xuất trong nước. Đối với mặt hàng là ôtô thì cũng như vậy, rõ ràng người được lợi nhiều nhất từ những quyết định tăng thuế vừa qua của Bộ tài chính là hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA). Thế nhưng bên cạnh những tác động tích cực có thể nhìn thấy được thì những tác hại tiêu cực do nó mang lại cũng không hề nhỏ chút nào. Đã có rất nhiều ý kiến phản hồi của những cá nhân, tổ chức có tâm huyết và trách nhiệm, thực sự quan tâm về vấn đề này. Không có gì quá là ngạc nhiên khi đã có câu hỏi đặt ra: “phải chăng quyết định tăng thuế lần này là một bước lùi về chính sách?”. Bởi thực tế đã cho thấy. Tăng thuế cũng đâu có hoàn toàn làm giảm được nhập siêu (bởi tăng thuế nhưng xe sang vẫn tràn về Việt Nam), vấn nạn ùn tắc giao thông vẫn còn tồn tại, cùng với hàng loạt bài toán về môi trường và xã hội như ô nhiễm, tai nạn giao thông vẫn còn đó. Quyền được sử dụng hàng hóa và dịch vụ giá rẻ của công dân đã bị triệt tiêu bởi chính sách thuế thiếu công bằng. Nếu thật sự hướng đến người tiêu dùng, thật sự vì sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, các cơ quan chức năng phải có những chính sách lành mạnh hóa thị trường, dung hòa lợi ích giữa các khu vực kinh tế. Đằng này, trong tam giác lợi ích Nhà nước- doanh nghiệp- người tiêu dùng, thành phần thứ ba luôn phải thiệt thòi nhiều nhất.

Nhà nước cần phải mở rộng hệ thống giao thông đủ đáp ứng nhu cầu của người dân. Tại sao các nước khác hầu như mọi người dân đều có ôtô đi với mức giá rẻ hơn nước ta nhiều mà giao thông của họ vẫn tốt – Nhật Bản là một ví dụ điển hình? Thêm nữa, ngoài cách tăng thuế nhập khẩu ô tô, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước cũng là cách để hạn chế xe lưu thông, giảm ùn tắc vậy, nhưng sao không làm? Chúng ta nên đưa giá xe về gần giá trị thực của nó. Nếu lo lắng là cơ sở hạ tầng không đáp ứng được lượng xe lưu hành thì tùy theo điều kiện cơ sở hạ tầng của từng địa phương ta sẽ đánh vào thuế lưu hành như tiền bến bãi, phí cầu đường...Điều chỉnh thuế để điều tiết thị trường là một cách làm rất bình thường. Nhưng nếu sử dụng công cụ này không hợp lý, nặng tính bảo hộ để lợi nhuận chảy vào túi một nhóm lợi ích tư, thì đó rõ ràng là một bước lùi về chính sách. Vì thế, rất cần ngay từ lúc này một lộ trình giảm thuế nhập khẩu ô tô được thông báo công khai.

Nhóm tác giả viết đề tài này mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé nhằm hoàn thiện hơn chính sách thuế nhập khẩu ô tô của Việt Nam. Chúng tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến thầy Vũ Hoàng Việt – Giảng viên bộ môn Chính sách thương mại quốc tế, Trường Đại Học Ngoại Thương Cơ sở 1 vì sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy trong quá trình làm đề tài.

http://svnckh.com.vn 49

Tài liệu tham khảo:

1,Giáo trình Chính sách thương mại quốc tế - NXB Lao Động Xã Hội 2006

2,Quản lý hoạt động nhập khẩu-cơ chế, chính sách và biện pháp – Nhà Xuất Bản Thống Kê 2007

3,Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam (www.luatvietnam.com.vn)

4,Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam (vbqppl.moj.gov.vn) 5,Cục hải quan Đồng Nai (www.dncustoms.gov.vn)

6,Tổng cục thống kê (www.gso.gov.vn) 7,Tổng cục hải quan (www.customs.gov.vn) 8,Bộ Tài Chính (www.mof.gov.vn)

9,Các báo điện tử: Dân Trí, Vn Express, Vietnamnet, VTC news, Thời báo kinh tế Việt Nam,…

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI:ĐÁNH GIÁ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ NHẬP KHẨU ÔTÔ CỦA VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP doc (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)