Dựa trên báo cáo của Rama Erekat viết cho ILO

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHỀ (Trang 34 - 35)

V. QUẢN TRỊ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHỀ TẠI CÁC QUỐC GIA HƯỞNG LỢI THUỘC DỰ ÁN

99 Dựa trên báo cáo của Rama Erekat viết cho ILO

gần đây nhất cũng như quan trọng nhất là Chiến lược Quốc gia về Phát triển Nguồn nhân lực (HRD 2016 -2025) đã được xây dựng thông qua quá trình tham vấn với các đối xã hội và doanh nghiệp. Chiến lược ETVET 2014- 2020 hướng đến một số mục tiêu: quản lý hệ thống đào tạo nghề, nâng cao ảnh hưởng của giáo dục và đào tạo lên khả năng có việc làm, tập trung vào sự tham gia của phụ nữ và người khuyết tật (PWD), v.v… Chiến lược Việc làm Quốc gia (NES) 2011 – 202 đã được phát triển dựa trên tham vấn các đối tác xã hội và các bên liên quan, thể hiện sự đồng thuận về cách thức điều chỉnh lại các chính sách về việc làm phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động và các thách thức. Chiến lược Phát triển Nguồn nhân lực quốc gia (NSHRD) 2016- 2025 đã vạch ra những chương trình nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững quốc gia thông qua phát triển kỹ năng, năng lực và hành vi hướng tới các kỳ vọng về kinh tế - xã hội của quốc gia. Một trong số những mục tiêu của Chiến lược Phát triển nguồn nhân lực là “Đến năm 2025, tăng đáng kể số lượng thanh niên và người trưởng thành có kỹ năng nghề để có việc làm, việc làm việc bền vững và hỗ trợ tinh thần khởi nghiệp” 100

Kế hoạch Thúc đẩy Phát triển Kinh tế (EGSP) 2018-2022 khuyến khích các chính sách ngành tập trung vào mở rộng số lượng các trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao liên kết với đối tác doanh nghiệp, lan tỏa văn hóa khới nghiệp và tính chủ động trong quá trình hợp tác với tư nhân. Tầm nhìn Jordan 2025 hướng đến mở rộng các phân khúc ngành hoạt động hiệu quả bao gồm xây dựng và kỹ thuật, vận tải và vận chuyển hàng hóa, du lịch, chăm sóc sức khỏe, khoa học xã hội, các dịch vụ kinh doanh và kỹ thuật số, các dịch vụ đào tạo, dịch vụ tài chính. Hội đồng Sáng kiến và Cạnh tranh của Jordan sẽ thành lập các hội đồng điều phối để hỗ trợ các ngành lựa chọn; cá hội đồng sẽ đẩy mạnh mạng lưới giữa các phân khúc mới xuất hiện để đảm bảo những phân khúc này có đủ lực lượng lao động có tay tay nghề từ các các cơ sở đào tạo. Quá trình cải cách quản lý mảng đào tạo nghề được thực hiện nhằm đảm bảo rằng hướng tiếp cận cấp xuyên suốt cấp ngành đối với đào tạo nghề là do do- anh nghiệp thực hiện.

Các cơ quan trung ương và tầm ảnh hưởng trong quá trình liên kết

Giáo dục nghề quốc gia được quản lý bởi ba cơ quan trung ương: Hội đồng E-TVET, Hội đồng Giáo dục và Hội đồng Đại học. Hội đồng Phát triển nguồn nhân lực quốc gia (NCHRD) cũng được thành lập nhằm cải thiện liên kết giữa cung và cầu lao động. Hội đồng này báo cáo lên cho Hội đồng cao cấp về Khoa học và Công nghệ (HCST). Chủ tịch của HCHRD cũng là thành việc của Hội đồng E-TVET. Các bộ và các đơn vị thực hiện liên quan đến phát triển kỹ năng nghề bao gồm Bộ Lao động, Bộ Đại học và Nghiên cứu Khoa học (MOHESR) và trường Đại học Ứng dụng Al Balquaa; Tập đoàn Đào tạo nghề (VTC) và Ủy ban Thẩm định đại học (HEAC), Trung tâm Quản lý chất định và thẩm định (CAQA), Quỹ Việc làm và Đào tạo nghề - kỹ thuật (ETVET), các tổ chức phi chính phủ. Tuy nhiên những hội đồng này lại chưa hợp tác đủ để có thể cải thiện chất lượng nguồn nhân lực quốc gia. Điều này cũng đúng với cả các cơ sở đào tạo nghề thuộc các đơn vị này như các trường nghề, cao đẳng cộng đồng và các trung tâm đào tạo nghề.

Các hội đồng cấp cao này đã không thành công trong việc đẩy mạnh trao đổi và hợp tác trong nội bộ các đơn vị đào tạo của ngành, cũng như giữa các cơ sở đào tạo và đối tác xã hội. Các đối tác xã hội hiện có vai trò đại diện đáng kể chỉ trong Hội đồng E-TVET do Bộ Lao động chủ trì và hiện cũng đang được đề xuất vào trong Ban Thư ký chúng của các bộ liên quan. Trong số 16 thành viên, bảy thành viên là đại diện của ngành với ba vị trí lâu dài thuộc về đối tác tư nhân, hai vị trí dành cho Phòng Thương mại và Công nghiệp (CTC) và một dành cho phía công đoàn. Bốn vị trí được phân bổ cho các ngành mũi nhọn của nền kinh tế.101 Tuy nhiên các chủ lao động lại không nằm trong ban quản lý của các đơn vị kỹ thuật, ví dụ như Trung tâm Thẩm định và Quản lý Chất lượng (CAQA). Tổng Liên đoàn lao động Jordan (GFJTU), Phòng Thương mại Jordan (JCC); Phòng Công nghiệp Jordan (JCI), và các công đoàn độc lập cần được đề xuất vai trò của mình trong quá trình xây dựng chiến lược – chính sách quốc gia, trong việc Quản trị phát triển kỹ năng nghề của ngành, cũng như quản lý nói chung. Do số lượng lớn các cơ

100 Giáo dục để Phát triển: Kết quả mang lại. Chiến lược Quốc gia về Phát triển Nguồn nhân lực 2016 – 2025 http://www.mohe.gov.jo/en/Documents/National%20HRD%20Strategy-en.pdf http://www.mohe.gov.jo/en/Documents/National%20HRD%20Strategy-en.pdf

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHỀ (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)