- Đường liên kết giữa các lớp trong mối liên hệ.
Ngày 2, thứ ba ngày 21 tháng
2.2.5. Mô hình chuyển động trên hành lang Đông-Tây
[Alexis Drogoul]
Chúng ta sẽ nghiên cứu tác động của việc đi lại và hội nhập kinh tế của các nước aSeaN đối với dịch sốt xuất huyết dọc hành lang Đà Nẵng - mawlamyine. (xem bản đồ 17)
Có mối tương liên giữa một bên là số liệu hội nhập vùng, du lịch và thương mại giữa các nước châu á và bên kia là các trường hợp thống kê sốt xuất huyết. Để khảo sát các dạng quan hệ trên cơ sở số liệu này, cách tiếp cận của chúng ta dựa vào việc xây dựng hai mô hình: mô hình đi lại và mô hình kết hợp đi lại và dịch tễ học dịch sốt xuất huyết. (xem biểu đồ 34)
Bản đồ 17. Hành lang Đông-Tây
Nguồn: tác giả.
Biểu đồ 34. Mối quan hệ tương liên giữa số ca nhiễm bệnh và việc trao đổi đi lại giữa các nước ASEAN
mô hình đi lại giúp ta thể hiện được hội nhập khu vực và tác động của hội nhập đến môi trường và bối cảnh xã hội. mô hình đơn giản này biểu diễn trao đổi thương mại giữa các nước aSeaN bằng các trao đổi hàng hóa dọc hành lang Đông -Tây.
Biểu đồ 35. Mô hình đi lại
Nguồn: tác giả.
Giả thiết đơn giản (proxy) là việc chuyên chở hàng bằng xe tải có thể là chỉ số biểu diễn sự năng động trong trao đổi kinh tế của các nước. Ngoài ra, vận tải còn có tác động trực tiếp đến môi trường của con người và muỗi. Giả thiết thứ hai giúp ta xây dựng mô hình tích hợp: khi đi từ nước này sang nước kia, xe tải có xác suất khác không – xuất phát từ nơi có dịch – vận chuyển người và muỗi mắc bệnh trong một khoảng cách lớn. (xem biểu đồ 36)
Cách lập luận rất đơn giản và có thể áp dụng với mọi phương thức vận tải. ưu điểm của cách tiếp cận này là có thể tiến hành khai thác mô hình một cách thực tiễn trong các nghiên cứu thực địa. Làm thế nào để thông qua số xe tải biểu diễn tác động cụ thể của sự gia tăng trao đổi thương mại giữa các nước aSeaN?
Giả thiết của chúng ta được giới hạn về quy mô thời gian và không gian. Trong 4 nước, khoảng 1 500km chiều dài và 400km chiều rộng; một hành lang; mô hình bắt đầu từ tháng 2 năm 2004 với một bước thời gian là 12 tiếng đối với mỗi vòng mô phỏng. Chúng ta sẽ quay lại phần này. Về thực thể, ít nhất chúng ta cần biểu diễn các nước, huyện, tỉnh tùy theo lượng số liệu có sẵn, đường và các thành phố. Việc xây dựng thực thể được tiến hành trên cơ sở dữ liệu GiS.
Bản đồ 18. Mô hình đi lại (2)
Bảng 20. Mô hình đi lại: trao đổi thương mại giữa các nước/các tỉnh
Nguồn: tác giả.
Dữ liệu địa lý được cung cấp với một tập hợp thuộc tính. Để biểu diễn trao đổi thương mại giữa các nước, chúng ta có:
- Tỉ trọng xuất khẩu trong thương mại từng quốc gia, đơn vị tính là nghìn đô la;
- Tệp số liệu về tỉ trọng trao đổi thương mại giữa bốn nước trong nghiên cứu. Lấy ví dụ của Việt Nam: 12% xác suất hàng Việt Nam xuất khẩu (giới hạn 3 nước nhập khẩu hàng Việt Nam) sang Lào, 86% sang Thái Lan và 2 % sang myanmar – xem thêm số liệu thống kê tổng hợp.
Bây giờ, chúng ta cần định nghĩa các tác tử mà ta cần quan tâm.
Chúng ta có một nhóm bao gồm các thực thể địa lý trừu tượng, mỗi thực thể có đặc điểm là tên gọi và số dân, ba loại tác tử cụ thể là thành phố, tỉnh và huyện. Bước tiếp theo là đưa tương tác giữa các thực thể: quan hệ giữa thành phố với tỉnh, giữa huyện với tỉnh, giữa tỉnh với quốc gia, v.v; một quốc gia sẽ biết được xác suất xuất khẩu hàng hóa của mình sang các nước khác, v.v.
Theo phân loại hành chính cổ điển, các thực thể dưới dạng tác tử sẽ xác định đường đi và xe tải. Xe tải sẽ biết thành phố xuất phát và thành phố đích.
Sau khi phân loại các tác tử, các tác tử sẽ tạo ra tính động cho mô hình, với trường hợp chúng ta đang nghiên cứu, ta thấy:
- Xe tải chuyển động trong quá trình mô phỏng. Sự chuyển động của xe tải phụ thuộc vào các nước. mỗi ngày, một nước sẽ tạo ra một tập hợp xe tải, di chuyển trong một số thành phố theo xác suất xuất khẩu hàng sang một thành phố thuộc một hoặc ba nước khác có trao đổi thương mại;
- Luồng luân chuyển xe tải chạy dọc các con đường.
mô hình hoàn chỉnh được ghi trong ba tệp giới thiệu các yêu cầu khác nhau trong mô hình hóa. Tệp đầu tiên – “theoretic_mobility” – định nghĩa các loài tác tử trong sơ đồ umL. Đó là cách biểu diễn tĩnh số liệu của mô hình. Tệp thứ hai bao gồm đặc tính tác tử trên cơ sở các loài được định nghĩa trong tệp thứ nhất và cơ sở dữ liệu có sẵn – shared_mobility_items. Tệp cuối cho phép khởi động mô hình thông qua việc đưa ra các chỉ tiêu. Việc phân tách ra các tệp rất quan trọng. Khi ta định nghĩa các lớp, các loài, loại tác tử, đó là bước xác định cấu trúc mô hình.
Chúng ta vừa chuyển một phần dữ liệu thành luồng chuyển động trên hành lang nối bốn nước với các tác tử xe tải được tạo ra phụ thuộc vào các tác tử kinh tế.
Biểu đồ 37. Mô hình hóa câu hỏi
Bây giờ, chúng ta sẽ quan sát tác động của luồng vận tải đường bộ đến dịch sốt xuất huyết.
Sơ đồ 18. Mô hình tích hợp: các thực thể đã xác định trong hai mô hình trước đó
Nguồn: tác giả.
Chúng ta có tính động dịch tễ học và tính động giao thông. Chúng ta cần xây dựng một mô hình ghép đôi hoặc tích hợp. Chúng ta sẽ lấy lại các thực thể đã được định nghĩa trước đó với các thuộc tính và hành vi có nguồn gốc từ từng mô hình.
Chúng ta sẽ nghiên cứu tương tác giữa hai tính động này. Hai mô hình này trao đổi với nhau như thế nào? Việc ghép đôi tịnh tiến là một kỹ thuật quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh các mô hình riêng lẻ đã được thiết kế rất tốt trong từng lĩnh vực cụ thể. mục tiêu đề ra là tái sử dụng các mô hình sẵn có nhưng vẫn đảm bảo biểu diễn tốt các dạng tương tác.
Phần giới thiệu mã Gama đã cho thấy rõ việc thích nghi giữa các mô hình để tạo ra chiều không gian cho các tế bào trong mô hình dịch tễ học.