Yếu tố quan trọng trong việc giảm thiểu mùi hôi tại các khu xử lý rác thải

Một phần của tài liệu Phuong phap luan nghien cuu khoa hoc (Trang 37 - 39)

III. PHẦN 3: LUẬN CỨ THỰC TẾ

3.2.4. Yếu tố quan trọng trong việc giảm thiểu mùi hôi tại các khu xử lý rác thải

thải

Biểu đồ 3.2.4. Yếu tố quan trọng giảm thiểu mùi hôi

Theo số liệu thống kê từ 150 mẫu khảo sát, có 74,7% cho rằng việc giám sát, quản lí quá trình xử lí rác thải là yếu tố quan trọng trong việc giảm thiểu mùi hôi và có 35,3% còn lại cho rằng điều này phụ thuộc vào công nghệ, kĩ thuật, trang thiết bị.

Công nghệ, máy móc, thiết bị giúp cho việc xử lí rác thải trở nên dễ dàng hơn và mang lại nhiều hiệu quả nhất định. Nhưng nếu trong quá trình vận hành và hệ thống xảy ra rủi ro ngoài ý muốn sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt rác thải nhựa với tính chất độc hại nếu thải ra môi trường không đúng qui trình và chưa được xử lí sẽ ảnh hưởng nặng nề đến người dân. Lúc này không chỉ là mùi hôi lan tỏa mà các loại rác thải độc hại còn thải ra những hóa chất ảnh hưởng sức khỏe con người. Thế nên, việc áp dụng các công nghệ hiện đại phải có sự quản lí chặt chẽ của bộ phận vận hành để kịp thời ứng phó và tránh để lại những hậu quả không đáng có.

74.7% 25.3%

Yếu tố quan trọng trong việc giảm thiểu mùi hôi

Công tác quản lí, giám sát quá trình xử lí rác Công nghệ kĩ thuật thiết bị

30

IV. PHẦN 4: KẾT LUẬN

Sau khi so sánh kết quả thực nghiệm với những thông tin mà em thu thập và chọn lọc, em đã có những nhận định, đánh giá về hoạt động xử lí chất thải của các khu xử lí chất thải ở Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

Các Khu xử lí chất thải của Thành phố đã và đang áp dụng công nghệ, kĩ thuật mới trong việc xử lí rác thải. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số bất cập chưa được giải quyết triệt để. Tình trạng phát tán mùi hôi từ các khu xử lí đã gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân và có những tác động xấu đối với môi trường.

Thế nên để cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân và giúp cho công tác xử lí được hiệu quả hơn, người dân cần hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa, hình thành thói quen phân loại rác để việc thu gom được dễ dàng hơn. Đồng thời, các khu xử lí phải không ngừng nâng cao kĩ thuật, công nghệ tiên tiến; giám sát, thi công chặt chẽ để góp phần nâng cao chất lượng môi trường và cuộc sống của người dân.

31

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học kĩ thuật, Hà Nội, 2014

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016 - Chuyên đề Môi trường đô thị, NXB Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam, 2016

3. Bùi Văn Cứ, Chế phẩm khử mùi không khí từ quả bơ, 2016

4. Đinh Xuân Thắng, Giáo trình ô nhiễm không khí, NXB Đại học Quốc Gia Hồ Chí Minh, 2007

5. Đinh Xuân Thắng; Li Thiện Mỹ, Nghiên cứu đề xuất biện pháp giảm thiểu phát thải CO từ các lò hơi đốt biomas nhằm giảm thiểu ô nhiễm, Tạp chí phát triển Khoa học – Công nghệ: Chuyên san Khoa học Trái đất và Môi trường – Tập 2, 2018

6. Trần Ngọc Chấn, Ô nhiễm không khí và xử lí khí thải – Tập 3: Lý thuyết tính toán và công nghệ xử lí khí độc hại, NXB Khoa học & Kĩ thuật, 2001 7. Bùi Văn Ga; Lê Văn Lữ, Ảnh hưởng của vị trí cung cấp không khí thứ cấp đến nồng độ CO và NOx trong khí thải lò đốt công nghiệp, trang báo điện tử http://scv.udn.vn , 2007

8. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia – Giai đoạn 2011 – 2015, trang báo điện tử http://tapchimoitruong.vn , 2016 9. Tạ Việt Phương, Báo cáo ngành nhựa, trang báo điện tử

http://www.fpts.com.vn, 8/2019

10.Phạm Thị Anh. Sự phát sinh và phát thải khí bãi Chôn lấp, các phương án giảm thiểu, trang báo điện tử https://www.vanlanguni.edu.vn, 2005

Một phần của tài liệu Phuong phap luan nghien cuu khoa hoc (Trang 37 - 39)