8. Bố cục của khóa luận
3.1.3. Phương pháp và quy trình thực nghiệm
Phương pháp thực nghiệm: Lớp đối chứng khi giảng dạy áp dụng phương pháp giảng dạy truyền thống, lớp thực nghiệm áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng bài giảng “Lị ch sử truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam”.
Tiến hành thực nghiệm theo phương pháp đối chứng: Sau các giờ học, tiết học tổ chức ôn tập, đánh giá bằng cách phát phiếu điều tra trắc nghiệm cho học
sinh, chấm điểm xử lí kết quả, từđó đánh giá tính khả thi của đề tài khóa luận.
Quy trình thực nghiệm:
Bước 1: Chuẩn bị thực nghiệm bao gồm: Khảo sát chất lượng ban đầu của học sinh trước khi thực nghiệm.
Bước 2: Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, lấy ý kiến đánh giá kết quả học tập của học sinh theo phương pháp truyền thống:
Bảng 1: Kết quả học tập của học sinh các lớp theo phương pháp truyền thống: STT Học sinh lớp 10 Tổng số Gi ỏi Khá TB Kém Ghi chú 1 Lớp 10A1 45 3 (6,66%) 18 (40%) 22 (48,88%) 2 (4,44%) 2 Lớp 10A2 45 4 (8,88%) 16 (35,55%) 23 (51,11%) 2 (4,44%) 3.2. Kết quả thực nghiệm
Sau khi áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng vào bài giảng “Lị ch sử truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam”và so sánh với lớp đối chứng thì có bảng sau:
Bảng 2: Kết quả học tập của học sinh các lớp sau khi áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học bài: Lịch sử truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam
TT Học sinh lớp 10
Tổng
1 Lớp 10A1 45 6 (13,33%) 29 (64,44%) 10 (22,22%) 0 2 Lớp 10A2 45 5 (11,11%) 25 (55,55%) 15 (33,33%) 0
Từ bảng 2 kết quả học tập của học sinh cho thấy rõ sự khác biệt giữa hai phương pháp dạy học. Rõ ràng việc áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng bài giảng vào giảng dạy đã mang lại hiệu quả tốt. Qua bảng ta thấy số
học sinh giỏi và khá của các nhóm thực nghiệm tăng lên rõ rệt, hơn hẳn phương pháp giảng dạy cũ.
0 5 10 15 20 25 30 Giỏi Khá TB Kém Phương pháp truyền thống Sau khi áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng bài giảng
Biểu đồ 1: So sánh kết quả học tập của phương pháp truyền thống và sau khi áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng bài giảng thực hiện tại lớp 10A1.
0 5 10 15 20 25 Giỏi Khá TB Kém Phương pháp truyền thống Sau khi áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng bài giảng
Biểu đồ 2: So sánh kết quả học tập của phương pháp truyền thống và sau khi áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng bài giảng thực hiện tại lớp 10A2.
Nhận xét kết quả thực nghiệm:
Trong thời gian tiến hành thực nghiệm, chúng tôi thấy khi giảng dạy theo phương pháp truyền thống trong các tiết học trên lớp bài “Lị ch sử truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam”, học sinh thường mệt mỏi, uể oải, cảm thấy nhàm chán, nhiều học sinh còn ngồi chơi, ngủ gật trong lớp, không tập trung theo dõi bài giảng, không tích cực luyện tập, ôn luyện bài… Tỉ lệ học sinh đạt trên trung bình chưa phải là cao, trong đó tỉ lệ
khá, giỏi còn ít, còn nhiều học sinh yếu, kém.
Đối với học sinh các lớp 10 khi áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng bài giảng vào dạy học bài “Lị ch sử truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam”, học sinh đã có những thay đổi rõ rệt như tập trung theo dõi bài giảng, có hứng thú học tập, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, tạo không khí học tập sôi nổi cho lớp học, trong giờ học không còn hiện tượng học sinh ngủ gật hay không chịu học bài.
Để kiểm tra vềđộ nhận thức của học sinh, giáo viên đã đưa ra những câu hỏi lý thuyết vào cuối giờ học thì thấy học sinh trả lời tương đối chính xác, nắm chắc kiến thức của bài học. Kết quả học tập sau khi áp dụng một số biện pháp vào nâng cao chất lượng bài giảng của học sinh hơn hẳn so với trước đó.
Vì vậy, việc nâng cao chất lượng dạy học bài “Lịch sử truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam” nói riêng và việc nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT nói chung là yêu cầu cấp thiết để tạo không khí học tập sôi nổi và hiệu quả học tập môn học GDQP – AN.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận chung
Qua thời gian nghiên cứu đề tài, tìm hiểu về thực trạng dạy học Giáo dục quốc phòng tại trường Trung học phổ thông Xuân Hòa chúng tôi đưa ra những kết luận sau: Giáo dục quốc phòng trong những năm qua đã có sự
chuyển biến rõ rệt, chất lượng giáo dục quốc phòng được nâng lên đáng kể
do sự nỗ lực của cán bộ giáo viên đã cố gắng đểđưa ra phương pháp giảng dạy mới phù hợp với việc vận dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Giảng dạy bài “Lị ch sử truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam” theo phương pháp tích cực đã mang lại những kết quả bước đầu đáng quan tâm. Học sinh tham gia học tập tích cực hơn cùng giáo viên giải quyết các vấn đề của bài học, do đó học sinh đã tiếp thu được những kiến thức cơ
bản về lị ch sử, truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân.
Qua quá trình nghiên cứu, nhận thức và kết quả của học sinh khá cao khi bài giảng có áp dụng những biện pháp dạy học tích cực. Không những tạo được hứng thú học tập cho học sinh mà còn lôi cuốn người học khám phá, hòa mình vào từng nội dung bài giảng. Nâng cao nhận thức về bài giảng, qua đó giúp học sinh hiểu và tiếp thu chắc hơn về lịch sử và truyền thống của quân
Tuy nhiên, việc giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng nói chung và giảng bài “Lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an nhân Việt Nam” nói riêng còn nhiều bất cập do phương tiện dạy học chưa đảm bảo và mức độđầu tư vào bài giảng của giáo viên chưa cao. Vì vậy, phải thực hiện tốt việc giảng dạy đủ
2. Kiến nghị
Bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí theo yêu cầu môn học, tận dụng tối đa cơ
sở vật chất sẵn có.
Không nên tổ chức một lớp học quá đông học sinh làm ảnh hưởng tới quá trình giảng dạy của giáo viên cũng như tiếp thu kiến thức của học sinh. Học môn Giáo dục quốc phòng cần phải học rải đều như các môn học khác
để nâng cao tầm quan trọng của môn học vào nhận thức của học sinh. Tài liệu, giáo trình cần có tính phổ biến hơn để tất cả giáo viên, học sinh
đều có thể nghiên cứu, tìm hiểu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Chỉ thị số 12 – CT/ TW ngày 03/05/2007 của Bộ Chính trị về công tác Quốc phòng - an ninh trong tình hình mới.
2.Chỉ thị số 107 – CT/TW ngày 28/04/1982.
3.Giáo dục quốc phòng 10, sách giáo viên, NXB Giáo dục, 2009. 4.Giáo trình Giáo dục quốc phòng, tập 2, NXB Giáo dục, 2002.
5.Giáo trình Giáo dục quốc phòng Đại học, Cao đẳng, tập 4, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005.
6.Nghị định số 116 /2007/ NĐ – CP ngày 10 /7/2007 của chính phủ về Giáo dục quốc phòng – an ninh.
7.Nghị quyết 02 NQ – TW ngày 30/7/1987.
8.Quyết định số 79/2007/QĐ – BGDĐT ngày 24/12/2007 của Bộ giáo dục và đào tạo về Ban hành chương trình Giáo dục quốc phòng – an ninh cấp trung học phổ thông.
9.Quyết định số 69/ 2007/QĐ – BGDĐT ngày 24/12/2007 của Bộ giáo dục và đào tạo về ban hành quyết định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục quốc phòng – an ninh.
MỤC LỤC MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ... 1
2. Mục đích nghiên cứu ... 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ... 3
4. Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu ... 3
5. Phạm vi nghiên cứu ... 3
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ... 3
7. Đóng góp của đề tài ... 5
8. Bố cục của khóa luận ... 6
NỘI DUNG Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nâng cao chất lƣợng dạy học bài: Lịch sử truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam ... 7
1.1. Tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu ... 7
1.1.1. Những quan điểm văn bản, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về môn học GDQP – AN ... 7
1.1.2. Phân tích đặc điểm, nội dung chương trình Giáo dục quốc phòng lớp 10 THPT ... 9
1.1.3. Phân tích đặc điểm nội dung bài “Lịch sử truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam” ... 10
1.1.4. Tình hình nghiên cứu cơ sở lý luận nhằm nâng cao chất lượng dạy học bài “Lịch sử truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam” .11 1.2. Cơ sở lý luận ... 12
1.2.1. Một số khái niệm ... 12
1.2.2. Khái quát về chất lượng dạy học bài “Lịch sử truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam” ... 13
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học ... 15
1.3.1. Mục tiêu yêu cầu dạy học ... 15
1.3.2. Phương pháp, hình thức cơ sở vật chất kĩ thuật dạy học ... 15
1.3.3. Giáo viên ... 16
1.3.4. Học sinh ... 16
1.3.5. Tập thể lớp học và môi trường giáo dục của nhà trường ... 16
1.4. Thực trạng dạy học bài “Lịch sử truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam” ... 17
1.4.1. Về hình thức tổ chức giảng dạy ... 17
1.4.2. Về phương pháp giảng dạy ... 19
1.4.3. Cơ sở vật chất bảo đảm ... 20
Chƣơng 2: Một số biện pháp nâng cao chất lƣợng dạy học bài “Lịch sử truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam” cho học sinh
lớp 10 Trung học phổ thông ... 23
2.1. Đổi mới hình thức giảng dạy ... 23
2.2. Ứng dụng phần mềm tin học vào dạy học bài “Lịch sử truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam” ... 25
2.3. Đổi mới phương pháp và phong cách giảng dạy của giáo viên ... 32
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm ... 37
3.1. Những vấn đề chung của quá trình thực nghiệm ... 37
3.1.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm ... 37
3.1.2. Đối tượng và lực lượng tiến hành thực nghiệm ... 37
3.1.3. Phương pháp và quy trình thực nghiệm ... 37
3.2. Kết quả thực nghiệm ... 39
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 43