TÁC ĐỘNG TỚI HÀNH VI DU LỊCH CỦA SINH VIÊN

Một phần của tài liệu tích thói quen du lịch của sinh viên trên địa bàn hà nội (Trang 35 - 38)

SINH VIÊN

Kết quả cuộc khảo sát cho thấy các bạn sinh viên tại các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội có thu nhập trải đều ở các mức từ một tới 20 triệu nhưng phần lớn có thu nhập ở mức 1-3 triệu/tháng, với tần suất du lịch chủ yếu từ 1-3 lần/năm. Trung bình mỗi năm dành tới 10 triệu cho hoạt động du lịch, chiếm 25% tổng thu nhập cả năm của sinh viên. Sinh viên tại Hà Nội thường có xu hướng du lịch trong nước và sử dụng hình thức du lịch tự túc, tự khám phá thay vì đặt tour của các công ty du lịch, do chi phí đặt tour đắt hơn nhiều so với chi phí tự túc. Đa phần các bạn sinh viên đi du lịch cùng với hội bạn thân với địa điểm cư trú chủ yếu là homestay. Kênh tìm kiếm thông tin được các bạn sinh viên yêu thích sử dụng là các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,... để tìm kiếm thông tin về địa điểm du lịch. Vì vậy để thúc đẩy hành vi du lịch của giới trẻ, các công ty du lịch nên tập trung tiếp thị trên kênh mạng xã hội thay vì các kênh truyền thống như ti vi, báo chí. Ngoài ra, các bạn sinh viên được khích lệ rất lớn ởi các hình ảnh đẹp về nơi du lịch trên các trang mạng cá nhân người nổi tiếng và các chiến dịch marketing của các nhãn hàng. Vì vậy các nhãn hàng có đối tượng khách hàng mục tiêu là giới trẻ cũng có thể tận dụng tâm lí này để thúc đẩy tinh thần đi du lịch của giới trẻ đồng thời gia tăng doanh số nhờ tình yêu với thương hiệu của nhóm khách hàng mục tiêu. Nhờ vậy, cả ngành du lịch, khách du lịch và các nhãn hàng cùng được hưởng lợi. Xe khách là phương tiện được sử dụng nhiều nhất để di chuyển trong các chuyến du lịch. Bên cạnh đó, xe máy, máy bay, ô tô gia đình... cũng được sử dụng cho các kì nghỉ. Các bạn sinh viên Việt Nam đặc biệt thích trải nghiệm các món ăn địa phương hơn là các nhà hàng nổi tiếng và đồ ăn tự chuẩn bị.

Để có kì nghỉ kéo dài chủ yếu ừ 2-3 ngày, các bạn sinh viên thường dành từ 2-4 tuần để lên kế hoạch. Năm yếu tố tác động liên quan tới thói quen du lịch của sinh viên là chi phí, lí do, địa điểm, hoạt động và các yếu tố tác động tới trải nghiệm của người du lịch. Lí do du lịch của các bạn sinh viên Hà Nội có điểm tương đồng

Song (2009). Về mặt địa điểm, sinh viên Hà Nội điểm tương đồng về sự yêu thích đối với địa điểm du lịch là biển. Với các địa điểm khác có sự khác biệt lớn giữa sinh viên của Anh và Trung Quốc trong nghiên cứu của Xu, Morgan, & Song (2009). Kết quả này tương tự với các hoạt động tại điểm du lịch. Ngoài ra, điểm mới trong nghiên cứu này là khám phá ra yếu tố lớn nhất tác động tới trải nghiệm du lịch của sinh viên tại trường đại học trên địa bàn Hà Nội, đó là người đồng hành.

Kết quả cuộc khảo sát với 105 mẫu cho thấy thói quen du lịch và các yếu tố tác động tới du lịch của giới trẻ tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Các yếu tố về thói quen du lịch liên quan tới thu nhập, tần suất, hình thức du lịch, người đồng hành, kênh tìm kiếm thông tin, phương tiện di chuyển trong quá trình du lịch, thời gian du lịch, thời gian để lên kế hoạch du lịch. Các yếu tố ảnh hưởng tới thói quen du lịch của người nhóm đối tượng sinh viên từ 18-24 tuổi bao gồm: chi phí tối đa cho một chuyến du lịch, động lực thúc đẩy hành vi du lịch, các tiêu chí ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn địa điểm du lịch, hoạt động tại điểm du lịch và trải nghiệm du lịch. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy một số điểm tương đồng của nghiên cứu với các nghiên cứu trước đây và một số điểm khác biệt. Các điểm tương đồng và khác biệt được lí giải bởi các yếu tố liên quan đến môi trường xã hội, văn hóa của từng khu vực, mức độ phát triển kinh tế của các quốc gia. Bài nghiên cứu đã thực hiện được mục đích nghiên cứu ban đầu: khám phá ra thói quen du lịch của người sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội và các yếu tố ảnh hưởng tới thói quen du lịch của nhóm đối tượng này.

Bicikova, K. (2014). Understanding analysis of British university

Marketing, 31(7), 854-867.

studenttravel behavior: A segmentation students. Journal of Travel & Tourism

Hanieh, V., & Azizan, M. (2015). Factors affecting international students' travel behavior. Journal of vacation marketing, 21(2), 131-149.

Hsu, C. H., & Sung, S. (1997). Travel behaviors of international students at a Midwestern university. Journal of Travel Research, 36(1), 59-65.

Kim, K. (2007). Understanding differences in tourist motivation between domestic and international travel: The university student market. Tourism Analysis, 12(1-2), 65-75.

Kim, K., & Beck, J. A. (2009). Exploring leisure trip behaviors of university women students: An investigation of push and pull motivational models.

Journal of Hospitality Marketing & Management, 18(4), 386-405.

Kim, K., Noh, J., & Jogaratnam, G. (2007). Multi-destination segmentation based on push and pull motives: Pleasure trips of students at a US university.

Journal of Travel & Tourism Marketing, 21(2-3), 19-32.

Limanond, T., Butsingkorn, T., & Chermkhunthod, C. (2011). Travel behavior of university students who live on campus: A case study of a rural university in Asia. Transport policy, 18(1), 163-171.

Richards, G., & Wilson, J. (2004). The international student travel market: Travelstyle, motivations, and activities. Tourism Review International, 8(2), 57-67.

Sirakaya, E., Sonmez, S. F., & Choi, H.-S. (2001). Do destination images really matter? Predicting destination choices of student travellers. Journal of vacation marketing, 7(2), 125-142.

Xu, F., Morgan, M., & Song, P. (2009). Students' travel behaviour: a cross‐cultural comparison of UK and China. International Journal of Tourism Research, 11(3), 255-268.

Một phần của tài liệu tích thói quen du lịch của sinh viên trên địa bàn hà nội (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w