Kim ngạch thương mại dịch vụ tăng trưởng nhanh

Một phần của tài liệu tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn 2005 2017 (Trang 29 - 37)

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 0% 50% 100% 150% 200% 250%

Tốc độ tăng trưởng TMDV và TM hàng hóa toàn cầu

Xuất khẩu hàng hóa Xuất khẩu dịch vụ

Tốc độ tăng trưở ng (%)

Biểu đồ 13: Tốc độ tăng trưởng TMDV và TMHH toàn cầu

Nguồn: https://data.worldbank.org/indicator/BX.GSR.MRCH.CD? end=2017&start=2005

https://data.worldbank.org/indicator/BX.GSR.NFSV.CD

Thương mại dịch vụ có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định hơn trong khi thương mại hàng hóa tăng trưởng chậm và bất ổn định do phải hứng chịu các cú sốc tài chính và kinh tế. Điều này làm cho giá trị và tỷ trọng của thương mại dịch vụ quốc tế có xu hướng tăng lên trong tổng giá trị thương mại toàn cầu. Thương mại dịch vụ quốc tế tăng trưởng bình quân hơn 10% trong khi mức tăng trưởng bình quân của thương mại hàng hóa cùng thời kỳ là gần 4%. Năm 1980, giá trị xuất khẩu dịch vụ toàn cầu đạt gần 400 tỷ USD, chiếm khoảng 15% tổng giá trị xuất khẩu thế giới; năm 2010 đạt 3.921 tỷ USD, chiếm tới gần 19% tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu.

Sở dĩ, tỷ trọng thương mại dịch vụ có xu hướng gia tăng trong cơ cấu thương mại quốc tế do những lý do sau:

 Những năm giữa của thế kỷ XX đổ về trước, do những quan điểm về quản lý nền kinh tế cũng như ảnh hưởng bởi các yếu tố địa lý, việc cung ứng dịch vụ ít có cơ hội phát triển. Từ những năm 70, do tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nền kinh tế thế giới đã bước vào giai đoạn phát triển mạnh, các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ có hàm lượng tri thức cao ngày càng đóng vai trò quan trọng, là động lực cho sự phát triển quốc gia.

 Sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là trong lĩnh vực thông tin viễn thông tạo tiền đề cho việc hình thành và mở rộng việc trao đổi dịch vụ giữa các nước.

 Một yếu tố khác góp phần quan trọng trong sự phát triển của thương mại dịch vụ quốc tế là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều quốc gia và các tổ chức liên kết kinh tế quốc tế đã có những thay đổi trong quan điểm, chính sách quản lý và phát triển lĩnh vực dịch vụ của mình. Những điều chỉnh theo hướng mở cửa nền kinh tế tạo điều kiện cho việc tiêu dùng và tăng cơ hội cung ứng dịch vụ giữa các nước.

 Mức thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân như du lịch, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, học tập,… gia tăng nhanh chóng.

IV.Phương thức cung ứng và tiêu dùng dịch vụ trên thị trường dịch vụ quốc tế đang có sự thay đổi

Những tiến bộ về công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống Internet, đã dẫn đến những sự thay đổi quan trọng, mang tính cách mạng trong phương thức cung ứng và tiêu dùng dịch vụ so với cách trao đổi truyền thống. Trong những năm qua, phương thức sản xuất, cung cấp dịch vụ trên thế giới đang dần chuyển từ việc sử dụng nhiều sức lao động sang sử dụng lao động có trí thức cao với những phương tiện hiện đại, do vậy thương mại dịch vụ quốc tế có xu hướng giảm việc trao đổi theo phương thức truyền thống- đòi hỏi

thương mại dịch vụ đang có sự phát triển mạnh mẽ, khoảng cách địa lý và những rào cản thương mại giữa người cung cấp và người tiêu dùng dịch vụ ở các nước khác nhau ngày càng được giảm thiểu, việc cung cấp và tiêu dùng dịch vụ ngày càng dễ dàng với chi phí rẻ hơn.

Với dịch vụ du lịch, hiện nay mạng Internet đã làm thay đổi cách thức mua sắm các dịch vụ du lịch. E- tourism là một xu hướng mới trong ngành dịch vụ du lịch có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. E tourism là việc sử dụng công nghệ số trong tất cả các quy trình và chuỗi giá trị trong du lịch từ lữ hành, phục vụ ăn uống, khách sạn,... Khách hàng có thể an tâm đi du lịch mà không cần quan tâm đến việc phải đi tìm chỗ ăn, nghỉ hay các địa điểm vui chơi.

Biểu đồ 14: Biểu đồdoanh thu du lịch trực tuyến thế giới 2014-2020

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 470.97 496.21 564.87 629.81 693.91 755.94 817.54

Doanh thu du lịch trực tuyến thế giới 2014-2020

2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Tỷ USD

Nguồn:https://www.statista.com/statistics/499694/forecast-of-online-travel-sales- worldwide/

Doanh thu du lịch trưc tuyến liên tục tăng qua các năm và dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Doanh thu dự kiến năm 2020 đạt mức hơn 800 tỷ USD, gần gấp 2 lần doanh thu năm 2014.

Biểu đồ 15:Tỷ lệ người dùng Internet trên thế giới từ năm 1995-2018 19950 2000 2005 2010 2015 2018 10 20 30 40 50 60 0.4 5.8 15.7 28.8 46.4 55.6

Tỷ lệ người dùng Internet trên thế giới từ năm 1995-2018

Người dùng Internet

Tỷ lệ: %

Nguồn:https://www.internetworldstats.com/emarketing.htm https://www.internetw orldstats.com/emarketing.htm

Tỷ lệ người dùng Internet thay đổi với tốc độ đáng kinh ngạc, hơn một nửa dân số thế giới đã tiếp cận với Internet. Điều này chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự ra đời và nhu cầu rất lớn của E -tourism.

Về thương mại điện tử, Internet đã thực sự tạo ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực bán lẻ, hàng hóa không chỉ được giao dịch trực tiếp tại cửa hàng mà còn được giao dịch trực tuyến với tổng khối lượng lên đến 18% tổng khối lượng hàng hóa của ngành bán lẻ và tỷ lệ mua hàng qua thiết bị di động lên đến 25%.

Biểu đồ 16: Thị phần thương mại điện tử trên tổng doanh số bán lẻ toàn cầu từ 2015 đến 2021 20150 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 7.4 8.6 10.2 11.9 13.7 15.5 17.5

Thị phần thương mại điện tử trên tổng doanh số bán lẻ toàn cầu từ 2015-2021

Thị phần thương mại điện tử

Tỷ lệ: %

Nguồn:https://www.statista.com/statistics/534123/e-commerce-share-of-retail- sales-worldwide/

Đối với dịch vụ tài chính, hiện nay việc cung cấp chủ yếu được tiến hành theo phương thức 3 (cung cấp thông qua hiện diện thương mại) nhưng tương lai sẽ có sự dịch chuyển mạnh mẽ sang phương thức 1 (cung cấp dịch vụ qua biên giới). Các dịch vụ ngân hàng điện tử (E- banking Services), dịch vụ rút tiền từ hệ thống máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machine) và dịch vụ thanh toán bằng thẻ thông minh (Smart Cards) khiến cho các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng không cần thiết phải thành lập các chi nhánh, công ty con ở nước của khách hàng. Các dịch vụ tài chính được thực hiện thông qua thương mại điện tử sẽ góp phần làm giảm bớt những chi phí môi giới trung gian, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của các dòng vốn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho cả nhà cung cấp và người tiêu dùng dịch vụ.

Trong dịch vụ giáo dục, trước đây người ta cho rằng không thể tách biệt người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ, nói cách khác, việc cung cấp dịch vụ giáo dục phải có sự tương tác trực tiếp giữa giáo viên và người học. Nhưng hiện tại và trong

tương lai, phương thức giáo dục đào tạo truyền thống như vậy, việc lấy giảng đường làm nơi truyền thụ kiến thức sẽ dần chuyển sang một phương thức giáo dục mở hơn, linh hoạt hơn, cho phép người học có thể ở tại nhà mình, không cần tới trường nhưng vẫn có thể nghe giảng và thảo luận, trao đổi bài giảng với giảng viên, học viên khác thông qua mạng máy tính.

Tài liệu tham khảo

1.Bùi Thị Lý và cộng sự, 2009, giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế, Đại học Ngoại Thương

2.Nguyễn Quang Minh, 2017, giáo trình Thương mại dịch vụ và thị trường dịch vụ quốc tế, Đại học Ngoại Thương

3. Báo cáo kinh tế vĩ mô 2017

<http://research.lienvietpostbank.com.vn/flexpaper/php/split_document.php? subfolder=&doc=bai_dang_web_-_bao_cao_kinh_te_vi_mo_nam_2017.pdf>

4. State Bank of Vietnam, 2015, Diễn biến chính của kinh tế thế giới giai đoạn 2011 – 2015 và những tác động đối với thị trường tài chính tiền tệ

<http://bit.ly/statebankofvietn>

5. OECD Data, Trade in services, <https://data.oecd.org/trade/trade-in- services.htm>

6. The World Bank, <http://www.worldbank.org>

7. International Trade Center, <http://www.intracen.org>

Một phần của tài liệu tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn 2005 2017 (Trang 29 - 37)