III. Những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trước sự phát triển của cuộc CMCN lần thứ
1. Những cơ hộ
Thứ nhất, với việc đi sau và thừa hưởng những thành tựu từ cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 do thế giới để lại (tự động hóa nông nghiệp, phân tích dữ liệu, y tế, xây dựng, …), Việt Nam sẽ tiết kiệm được một cơ số thời gian tìm hiểu và nghiên cứu. Thay vào đó chúng ta có thể “đi tắt đón đầu”, tập trung phát triển những thành tựu có sẵn sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả tốt nhất cho nền kinh tế đất nước. Từ đó, Việt Nam cũng đã có rất nhiều lĩnh vực đang hoạt động trên nền tảng 4.0 như: Viễn thông, nông nghiệp, thiết bị an ninh, …
Đơn cử như, hạ tầng viễn thông và dịch vụ viễn thông Việt Nam đã có vị trí trên bản đồ CNTT thế giới. Mức độ triển khai Chính phủ điện tử của Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 4 trong các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Một thuận lợi lớn để phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam là tỉ lệ người sử dụng Internet/tổng dân số cả nước là khá lớn (năm 2019 đạt 65,7%, cao hơn tỉ lệ của thế giới là 56,8% và châu Á là 51,8%). Ngoài ra Việt Nam cũng đã đạt được nhiều thành tựu trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý nhà nước và công tác quy hoạch, quản lý đô thị và nông thôn. Có thể kể ra như:
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information Systems - GIS); Công cụ đánh giá thị trường đất đai (Land Market Assessments - LMA's); Hệ thống thông tin đất đai (LIS);
Thứ hai, trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới
với việc hoàn tất nhiều hiệp định thương mại quy mô lớn như CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), FTA (Hiệp định Thương mại Tự do) với EU, EEU (Liên minh kinh tế Á – Âu), việc tiếp cận thành tựu cách mạng sản xuất mới sẽ tạo ra công cụ đắc lực giúp Việt Nam tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, các nước phát triển như Nhật Bản, … cũng giành rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ về công nghệ và nguồn lực tài chính trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, tận dụng được những lợi thế từ vị trí địa lý chiến lược (nằm trong trung
tâm phát triển kinh tế của thế giới – biển Đông), Việt Nam phát huy và đẩy mạnh các ngành kinh tế tiềm năng, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ - sáng tạo và tiếp tục tăng cường lợi thế cùng với sự bùng nổ của thị trường du lịch khu vực Đông Nam Á. Nhờ đó, số lượng khách du lịch quốc tế tới Việt Nam đã tăng mạnh hơn 8 triệu người trong 9 năm vừa qua từ năm 2008 đến năm 2017.
2 0 0 80 2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 11 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 5 2 0 1 6 2 0 1 7 2 0 1 82 2 4 6 8 10 12 14 16 18 4.24 3.75 5.05 6.01 6.85 7.57 7.87 7.94 10.01 12.92 15.5 SỐ LƯ Ợ N G KHÁ CH D U LỊCH Q UỐ C T Ế T Ớ I V IỆT N A M G IA I Đ O ẠN 2008 - 2018
đ ơ n v ị: t ri ệ u n g ư ờ i
Biểu đồ 8: Số lượng khách du lịch quốc tế tới Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018
Nguồn:World Bank
Nhận thấy những thuận lợi trước mắt, đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025 được Chính phủ phê duyệt nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch Việt.
Nội dung cụ thể của Đề án đến năm 2020 hoàn thành việc số hóa toàn bộ các dữ liệu về hướng dẫn viên du lịch, doanh nghiệp lữ hành quốc tế, cơ sở lưu trú trong cả nước do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương và địa phương quản lý; hình thành hệ thống thông tin số về khu, điểm du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch và khách du lịch; phát triển các ứng dụng trên thiết bị di động cung cấp cho khách du lịch tại các địa bàn du lịch trọng điểm trong đó có các thông tin về điểm đến, sản phẩm dịch vụ du lịch, thuyết minh du lịch dịch tự động ra các ngôn ngữ phổ biến; kết nối liên thông giữa các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương và doanh nghiệp du lịch;...
Đến năm 2025 phát triển đồng bộ hệ sinh thái du lịch thông minh gắn với Hệ tri thức Việt số hóa và các mô hình đô thị thông minh; thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo, trợ lý du lịch ảo và các công nghệ tiên tiến khác phục vụ du khách, cộng đồng, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, góp phần đưa Việt Nam vào nhóm 4 quốc gia dẫn đầu về năng lực cạnh tranh du lịch của khu vực Đông Nam Á.