Hạn chế của công tác quản lý dự trữ ngoại hối ở Việt Nam

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế tình hình dự trữ ngoại hối và vai trò của ngân hàng nhà nước việt nam trong việc điều chỉnh dự trữ ngoại hối giai đoạn 2006 2012 (Trang 28)

Mức dự trữ ngoại hối thấp: làm mất cân bằng cho nền tài chính quốc giá. Trong cuộc đua về kích thích tăng trưởng, nền kinh tế Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn bởi dự trữ ngoại hối thấp, sức hấp thụ các chính sách kích cầu của nền kinh tế chưa cao, đòi hỏi sự chuẩn xác và liên lục điều chỉnh gói chính sách kích cầu để đạt hiệu quả cao và tiết kiệm ngoại tệ.Tuy nhiên dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện nay đang giảm đến mức báo động, là một chỉ báo xấu cho nền kinh tế. Theo đánh giá mới nhất trong tháng 6/2010 của

IMF, dự trữ ngoại hối của Việt Nam chỉ còn 7 tuần nhập khẩu là một con số đáng báo động mặc dù thủ tướng cam kết con số này cuối năm nay tăng lên 11 tuần nhưng đây và vấn đề mà các nhà làm chính sách( đặc biệt là vụ quản lý ngoại hối NHNN) phải đặc biệt lưu ý.

Tình trạng đô la hóa cao: tác động đến dự trữngoại hối. Hiện nay, do sự mất lòng tin của người dân và các doanh nghiệp vào tỷ giá giữa đồng Việt Nam và USD nên họ đã găm giữ USD vì họ cho rằng găm giữ USD là biện pháp bảo vệ tài sản tốt nhất. Chính điều này đã làm cho tình trạng đô la hóa gia tăng ngày một nhiều hơn, kéo theo đó là tác động gia tăng tỷ giá giữa VNĐ và USD nhiều hơn nữa và tạo áp lực lớn hơn lên dự trữ ngoại hối của quốc gia. Thiếu ngoại tệ cho các giao dịch bằng ngoại tệ. Nếu không có kiểm soát đối với luồng ngoại tệ này, mọi người sẽ mua USD nhiều hơn, thì sẽ làm cho NHNN không chỉ không tăng được dự trữ ngoại hối mà còn rơi vào tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng.

Chiến lược quản lý dự trữ ngoại hối còn thụ động.

Các hoạt động đầu tư thì chỉ có các hình thức đơn giản như tiền gửi tại các ngân hàng, các công cụ tài chính như trái phiếu chính phủ, chưa áp dụng các hình thức đầu tư mang lại lợi nhuận cao như đầu tư vào cổ phiếu hay ủy thác đầu tư vào các quỹ. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin thì chưa thể phục vụ nhu cầu thông tin về số liệu và phân tích dự báo. Thêm vào đó, một nhân tố rất quan trọng là các cán bộ thì lại thiếu trình độ và kinh nghiệm quản lý dự trữ ngoại hối.

Bất cập trong phân tích và dự báo của NHNN.

Kinh tế lượng bắt đầu sử dụng tại NHNN Việt Nam từ tháng 4/2005. Đến nay vẫn đang trong giai đoạn vận hành thử nghiệm một số mô hình phân tích và dự báo nhất định. Tuy nhiên, mô hình kinh tế lượng được sử dụng tại NHNN Việt Nam mới chỉ dừng lại ở dạng mô hình tự hồi quy (AR), mô hình

tự hồi quy véc tơ (VAR), mô hình tự hồi quy trung bình trượt đồng liên kết. Đây là nhóm mô hình phi cấu trúc, là nhóm mô hình thống kê thuần túy, sử dụng số liệu lịch sử của chính biến số cần phân tích dự báo để phân tích và dự báo mà chưa có sự tham gia của những biến giải thích liên quan. Những điều này đã làm cho việc phân tích và dự báo của NHNN không phục vụ tốt trong việc đưa ra những chính sách kinh tế vĩ mô hiệu quả.

CHƯƠNG III: VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ NGOẠI

HỐI VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM I/ Thực trạng quản lý và điều chỉnh dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước

Khi nghiên cứu về các chế độ tỷ giá thì thế giới hiện nay đang tồn tại nhiều loại chế độ tỷ giá biến tướng từ hai hình thức cơ bản là thả nổi và cố định. Tức là một một chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý nhưng sự nhấn mạnh vào 2 thái cực thả nổi và quản lý thì ở các mức độ rất khác nhau. Tuy nhiên điểm chung của các chế độ tỷ giá này là luôn có vai trò của NHNN trong can thiệp điều hành tỷ giá vì vậy trước khi nghiên cứu về các công cụ điều hành tỷ giá

ở Việt Nam hiện nay chúng ta sẽ nghiên cứu về mục đích và khả năng can thiệp của NHNN vào thị trường ngoại tệ để điều hành tỷ giá hối đoái.

1. Các công cụ điều hành tỷ giá

1.1. Mục đích và khả năng can thiệp của NHNN

Mục đích can thiệp của NHNN là không hoàn toàn giống nhau điều này phụ thuộc vào tình hình ý đồ chiến lược mục tiêu phát triển của mỗi nước, ngay ở mỗi quốc gia mục đích can thiệp cũng tuỳ thuộc vào từng thời kỳ. Điều này cũng không có gì là khó hiểu bởi vì sự phát triển của mỗi quốc gia là khác nhau cũng như trong một quốc gia thì các thời kỳ khác nhau người ta thường đặt ra các mục tiêu rất khác nhau.

Ở Việt Nam can thiệp vào tỷ giá thời gian gần đây NHNN của NHNN là nhằm vào mục đích “ điều hành tỷ giá theo hướng hình thành mức tỷ giá phản ánh sát hơn quan hệ cung cầu trên thị trường, khuyến khích xuất khẩu

để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế giữ cho tỷ giá vận động theo tín hiệu của thị trường nhưng không để xảy ra những biến động lớn vượt quá tầm kiểm soát của chính sách điều hành tiền tệ quốc gia.

Về khả năng can thiệp của NHNN, sự thành công trong can thiệp của NHNN phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng nổi bật lên là các yếu tố sau đây: · Phạm vi hoạt động mua và bán ngoại tệ

· Mức độ tác động của các dự tính về sự biến động của tỷ giá trong tương lai. ·Bên cạnh mức độ can thiệp thì vấn đề có tính quyết định trong thành công là việc sử dụng công cụ nào của chính sách tiền tệ.

1.2. Hệ thống các công cụ can thiệp trong quản lý ngoại hối

Phương án can thiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố (mục đích, thực trạng thị trường) song trước hết phụ thuộc phần lớn vào chế độ tỷ giá hiện hành đang được áp dụng. Mỗi chế độ quản lý ngoại hối đều có phương án can thiệp điều chỉnh thích hợp. Để thực hiện điều chỉnh tỷ giá hiện nay đã và đang tồn tại nhiều phương pháp khác nhau. Những phương pháp đó là: chính sách chiết

khấu, các nghiệp vụ thị trường hối đoái, quỹ bình ổn hối đoái , giảm giá hay tăng giá sức mua đối nội hay sức mua đối ngoại của đồng tiền quốc gia.

Đối với công cụ lãi suất chiết khấu:

Đây là phương pháp thường được sử dụng để điều chỉnh tỷ giá trên thị trường. Với phương pháp này, khi tỷ giá hối đoái trên thị trường đạt tới mức cần điều chỉnh thì NHNN nâng cao lãi suất chiết khấu, đều này làm cho lãi suất cho vay trên thị trường cũng tăng lên. Kết quả là vốn vay ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ dồn vào để thu lãi cao hơn nhờ thế mà sự căng thẳng về nhu cầu ngoại tệ bớt đi làm tỷ giá không có cơ hội để tăng lên nữa. Mặc dù là công cụ được sử dụng thường xuyên ở các quốc gia trên thế giới thế nhưng

chính sách lãi suất chiết khấu vẫn có những hạn chế nhất định bởi vì quan hệ giữa tỷ giá và lãi suất chỉ là quan hệ gián tiếp, tác động qua lại chứ không phải là tác động trực tiếp nhân quả.

Đối với công cụ nghiệp vụ thị trường mở:

Nghiệp vụ thị trường mở được hiểu nghiệp vụ mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối của NHNN để điều chỉnh tỷ giá hối đoái, đây là một trong những biện pháp quan trọng của Nhà nước để giữ vững sự ổn định sức mua của đồng tiền quốc gia. Đây cũng là một biện pháp trực tiếp tác động vào tỷ giá hối đoái. Thông qua nghiệp vụ này NHNN có thể can thiệp một cách rất linh hoạt, nhanh chóng và có hiệu qủa vào tỷ giá. Ở những nước có nền kinh tế phát triển cao nghiệp vụ thị trường hối đoái được thực hiện trên trên qui mô rộng lớn, đôi khi mở ra trên phạm vi của cả một khu vực thậm chí cả thế giới. Việt Nam cũng đã rất chú trọng vào việc phát triển công cụ này điều này được thể hiện trong hàng loạt các qui định mới đây về việc đưa các nghiệp vụ thị trường mở chính thức được phép thực hiện giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng cũng như trên thị trường tự do giữa các NHTM với dân chúng, không những thế công cụ nghiệp vụ thị trường mở ngày càng khẳng định sự cần thiết của nó trong việc điều hành tỷ giá hối đoái của NHNN Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu của chính sách tỷ giá.

Đối với quỹ bình ổn hối đoái:

Trong điều kiện giá cả thị trường luôn luôn không ổn định thậm chí hay xảy ra những biến động lớn, các nước thường sử dụng quỹ bình ổn hối đoái như là một trong những công cụ để điều chỉnh tỷ giá điều hành. Nguồn vốn để hình thành nên quỹ bình ổn hối đoái có thể là:

+ Phát hành trái khoán kho bạc bằng tiền quốc gia. + Sử dụng vàng để lập quỹ bình ổn hối đoái.

Đối với công cụ phá giá đồng tiền:

Phá giá đồng tiền là việc nâng cao hay giảm thấp sức mua của đồng tiền đó so với các đồng tiền khác . Kết quả của phá giá đồng tiền sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng hay giảm của tỷ giá hối đoái. Phá giá đồng tiền là một biện pháp mạnh và cực đoan, nó chỉ được sử dụng ở các nền kinh tế dồi dào nhưng phải đối đầu với suy thoái kinh tế đi đôi với lạm phát ngày càng trầm trọng hoặc cán cân thanh toán bị mất cân đối nghiêm trọng. Tuy nhiên ngay cả trong những trường hợp như trên thì phá giá đồng tiền cũng chỉ được áp dụng khi mà các biệp pháp khác đã được áp dụng nhưng không đem lại hiệu quả. Ở Việt Nam chúng ta mới chỉ thực hiện phá giá tiền tệ ở một mức độ thấp chúng ta vẫn đang cố gắng sử dụng tất cả các biện pháp khác có thể để điều hành tỷ giá trước khi phải dùng đến công cụ phá giá. Thời gian gần đây đồng VND chịu nhiều sức ép phải giảm giá và nhiều nhà kinh tế đã có ý kiến sử dụng công cụ này ở nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

Đối với công cụ dự trữ bắt buộc:

Dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là việc NHNN buộc các NHTM phải giữ lại một phần nhất định trên tổng số ngoại tệ mà các NHTM có được từ việc thu hút ngoại tệ trong nền kinh tế phần giữ lại này do NHNN quản lý và nó có ý nghĩa đảm bảo cho khả năng thanh toán của các NHTM, hơn thế nữa nó còn là công cụ đắc lực để NHNN mở rộng hoặc thu hẹp hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM trên thị trường ngoại hối từ đó NHNN có thể có những tác động đến mức tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Đây là công cụ được sử dụng thưòng xuyên tại Việt Nam trong việc điều hành tỷ giá ví dụ như trong thời gian gần đây để đối phó với những bất lợi do tỷ giá mang lại cho đồng VND cũng như việc thực hiện chủ trưong đổi mới điều hành chính sách tỷ giá NHNN đã liên tục tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 8% lên 12% rồi lên đến 15% đồng thời thực hiện tự do hoá lãi suất ngoại tệ, điều này nhằm hạn

chế sự mất giá gần đây của USD ổn định tỷ giá để tạo điều kiện cho cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế hiện nay.

Đối với các công cụ quản lý có tính chất hành chính:

Việc đưa tỷ giá tới gần sự chi phối của các qui luật thị trường hơn, từng bước tiến tới một đồng tiền có khả năng chuyển đổi đồng nghĩa với việc quốc gia đó phải dỡ bỏ dần các biện pháp hành chính trong quản lý tỷ giá. Tuy nhiên việc dỡ bỏ tức thời các biện pháp hành chính không phải là một biện pháp đúng mà chỉ nên nới lỏng một cách từ từ tương ứng với việc gia tăng sức mạnh can thiệp của các công cụ mang tính kinh tế do đó tuỳ theo diễn biến của nền kinh tế mà nới lỏng hay thay thế các biện pháp hành chính được tiến hành nhanh hay chậm. ở Việt Nam chúng ta vẫn còn sử dụng khá nhiều các biện pháp hành chính trong điều hành quản lý tỷ giá tuy nhiên điều này là phù hợp với nền kinh tế còn kém phát triển trình độ quản lý chưa cao của chúng ta. Trong thời gian gần đây do yêu cầu của quá trình đổi mới hội nhập kinh tế thế giới chúng ta đã có những nới lỏng nhất định trong các qui định về quản lý ngoại hối, điều hành tỷ giá như quy định về việc giảm tỷ lệ kết hối từ 100% xuống còn 40%, thông tư 02/2000/TT-NHNN7 ngày 24/02/2000 của thống đốc NHNN Việt Nam về các chính sách đối với nguồn kiều hối.

2. Thực trạng quản lý ngoại hối ở Việt Nam

2.1. Sự phát triển của hệ thống tỷ giá ở Việt Nam

Trong giai đoạn từ năm 1955-1989, mặc dù nhiều nước trên thế giới đang áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi và thả nổi có quản lý, nhưng các nước trong hệ thống XHCN, với cơ chế kế hoạch hoá tập trung, Nhà nước luôn can thiệp mạnh vào mọi mặt hoạt động kinh tế, thì quả thực cơ chế hối đoái thả nổi không thể tồn tại và phát huy tác dụng, thay vào đó là chế độ tỷ cố định. Việt Nam cũng không nằm ngoài khuôn khổ ấy. Tỷ giá chính thức của Việt Nam lần đầu tiên được công bố vào ngày 25/11/1955 là tỷ giá giữa đồng Việt Nam

và đồng nhân dân tệ Trung Quốc: 1VND =1470 NDT. Tỷ giá này được xác định bằng cách so sánh giá bán lẻ 34 mặt hàng tiêu dùng tại thủ đô và một số tỉnh biên giới giữa 2 nước nhằm giải quyết nhu cầu thanh toán giữa 2 nước trong những năm kháng chiến chống Pháp. Sau đó các tỷ giá giữa Việt Nam và các đồng tiền khác được thiết lập. Bên cạnh tỷ giá chính thức (tỷ giá mậu dịch), Nhà nước còn đưa ra 2 loại tỷ giá khác là tỷ giá phi mậu dịch và tỷ giá kết toán nội bộ. Như vậy tỷ giá ở Việt Nam trong giai đoạn này là chế độ đa tỷ giá. Hệ thống tỷ giá này đã gây không ít khó khăn cho việc quản lý điều hành của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, kinh tế đối ngoại, đồng thời để lại hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế. Chính vì vậy, nhu cầu đổi mới cơ chế tỷ giá nói riêng, đổi mới lĩnh vực tài chính tiền tệ nói riêng trở thành vấn đề cấp bách.

Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nhà nước bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế, từng bước xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung chuyển dần sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Đây là thời kỳ có sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy quản lý và điều hành kinh tế của Nhà nước, nhất là trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. Tỷ giá hối đoái, khâu đột phá có vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình cải cách được đặc biệt quan tâm. Tháng 3/1989 Nhà nước chính thức công bố xoá bỏ tỷ giá kết toán nội bộ, xoá bỏ mọi chế độ trợ giá cho các hoạt động trợ giá cho các hoạt động ngoại thương. Tỷ giá chính thức được NHNN công bố căn cứ vào chỉ số lạm phát, lãi suất, cán cân thanh toán, tham khảo diễn biến tỷ giá trên thị trường tự do và giá vàng trên thị trường quốc tế và trong nước. Trên cở sở này các NHTM xây dựng một tỷ giá riêng cho mình trong giao dịch hàng ngày với

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế tình hình dự trữ ngoại hối và vai trò của ngân hàng nhà nước việt nam trong việc điều chỉnh dự trữ ngoại hối giai đoạn 2006 2012 (Trang 28)