Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế phân tích diễn biến tỷ giá VNDUSD thời kỳ 2008 2018 và việc điều hành chính sách tỷ giá của NHNN (Trang 30 - 40)

2.2.1. Năm 2008

Giai đoạn 1 (1/1/2008 - 28/3/2008): Trong khoảng thời gian này, từ những ảnh hưởng từ khủng hoảng nhà đất tại Mỹ, Chính phủ đã thực hiện nhóm 8 giải pháp lớn trong đó có một giải pháp trọng tâm là thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt và bảo đảm thanh khoản cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Tháng 2 năm 2008, NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ thêm 1% để làm giảm sức ép lên giá của VND. NHNN đã điều chỉnh tỷ giá vào ngày 10/3/2008 từ +/- 0.75% lên +/- 1% nhằm gia tăng áp lực để VND giảm giá. Việc tăng biên độ giao dịch trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, USD có xu hướng giảm sẽ chỉ làm tăng giá VND nhanh hơn. Thế nhưng nếu NHNN tăng biên độ tỷ giá để tạo cơ hội cho VND tăng giá thì ta có thể thấy hai công cụ dự trữ bắt buộc và biên độ tỷ giá đã có mẫu thuẫn và chỉ ra sự thiếu nhất quán của các công cụ tiền tệ.

Giai đoạn 2 (từ 26/03/2008 - 16/07/2008): Do NHNN không cho phép cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất khẩu (theo quyết định số 09/2008/QĐ, NHNN không cho phép vay để chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, vay thực hiện dự án sản xuất xuất khẩu) giảm hiện tượng doanh nghiệp xuất khẩu vay ngoại tế bán lại trên thị trường. Đặc biệt, thời điểm giữa tháng 6, thị trường có nhiều biến động đột biến, NHNN đã chủ động thực hiện các giải pháp kịp thời, đồng bộ, thực hiện từng bước các giải pháp chính sách, tập trung vào giai đoạn cuối tháng 6. Cụ thể:

Ngày 27/6/2008, mở rộng biên độ tỷ giá giao dịch VND/USD từ mức +/- 1% lên mức +/- 2% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố. Việc liên tiếp điều chỉnh tỷ giá tăng lên trong bối cảnh VND tăng giá so với USD và USD rớt giá so với các ngoại tệ khác làm cho tỷ giá VND/ USD tăng. Trên thực tế, VND/USD trên thị trường tự do và thị trường liên ngân hàng đều tăng, từ đó góp phần giảm bớt giá trị nhập siêu của Việt Nam.

Giai đoạn 3 (từ 17/07/2008 - 15/10/2008): NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối nghiêm túc chấp hành quy định về biên độ tỷ giá giữa VND và USD, thực hiện niêm yết và giao dịch theo đúng quy định; kiểm soát chặt chẽ và chấn chỉnh hoạt động của các đại lý, bàn đổi ngoại tệ bảo đảm thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.

Giai đoạn 4 (từ 16/10/2008 đến hết năm 2008): Từ ngày 7/11/2008, biên độ tỷ giá giao dịch VND/USD được mở rộng từ mức 2% lên 3% so với tỉ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố (Quyết định số 2635/QĐ-NHNN ngày 6/11/2008). NHNN không cho phép nhập vàng thì hiện tượng nhập lậu vàng gia tăng, làm tăng cầu USD để nhập khẩu. NHNN bán hơn 1 tỷ USD cho các NHTM đáp ứng nhu cầu nhập khẩu một số mặt hàng thiết yếu như nhập khẩu xăng dầu, thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thiết bị y tế, đồng thời hỗ trợ ngoại tệ cho các ngân hàng có phục vụ nhu cầu trả nợ vay hoặc thanh toán L/C đến hạn, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của cá nhân và hỗ trợ trạng thái cho các NHTM.

Bên cạnh những chính sách điều hành chính sách nổi bật NHNN đã điều hành tỷ giá linh hoạt, thực hiện được các mục tiêu của chính sách tỷ giá, đảm bảo thanh khoản ngoại tệ của hệ thống ngân hàng, góp phần thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô:

NHNN đã can thiệp thị trường ngoại hối với mức tỷ giá mua vào và bán ra được điều chỉnh linh hoạt. Trong thời điểm thị trường dư cầu, NHNN đã kịp thời bán ngoại tệ can thiệp, hạ nhiệt thị trường. Trong thời điểm thị trường dư cung, NHNN mua ngoại tệ vào ở mức hợp lý, bảo đảm tỷ giá không giảm sâu, nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế nhập siêu.

Trong hoạt động can thiệp, NHNN đã kết hợp đa dạng, linh hoạt các hình thức can thiệp. Bên cạnh can thiệp trực tiếp, lần đầu tiên NHNN áp dụng hình thức can thiệp gián tiếp để ổn định tâm lý thị trường. Với sự phối hợp tốt giữa NHNN với các NHTM, hình thức can thiệp này đã nhanh chóng phát huy hiệu quả, đưa thị trường bình ổn trở lại.

NHNN đã phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng làm tốt công tác tuyên truyền, củng cố lòng tin trong nhân dân và doanh nghiệp.

Việc điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá đã được phối hợp đồng bộ. Lãi suất VND tăng trong khi lãi suất USD giảm đã tạo sự hấp dẫn cho tiền đồng, giá cả ngoại tệ từng bước được gắn với cung cầu ngoại tệ trên thị trường, góp phần ổn định, hạn chế tốc độ tăng tỷ giá, từng bước tăng vị thế của VND.

2.2.2. Năm 2009

Giai đoạn 1 (từ 01/01/2009- 24/11/2009): NHNN đã tổchức chỉ đạo triển khai kịp thời, quyết liệt các Quyết định 131/QĐ-TTg hỗ trợ 4% cho các khoản vay vốn lưu động của các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế với thời gian hỗ trợ không quá 8 tháng và trước 31/12/2009; Cơ chế thứ 2 là hỗ trợ lãi suất với mức 4% cho các khoản vay vốn trung và dài hạn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh với thời hạn hỗ trợ không quá 24 tháng và trước 31/12/2011 bao gồm 9 ngành, lĩnh vực thuộc nông nghiệp và công nghiệp (443/QĐ-TTg); Cơ chế thứ 3 theo QĐ 447 là thực hiện hỗ trợ lãi suất các khoản vay mua máy móc thiết bị tối đa là 24 tháng. Sự kết hợp giữa việc hạ lãi suất cơ bản và chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay bằng VND, trong khi lãi suất USD vẫn cao làm cho các doanh nghiệp chuyển sang vay VND để mua ngoại tệ thay vì vay USD đã làm tăng cầu mua USD dẫn đến tình trạng khá căng thẳng trên thị trường ngoại tệ.

Trong bối cảnh các nguồn cung ngoại tệ bị suy giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, NHNN đã thực hiện nhiều biện pháp để ổn định thị trường này, trong đó có quyết định mở rộng biên độ ấn định tỷ giá mua bán VND/USD của các NHTM từ + 3% lên + 5% kể từ ngày 24/3/2009 và điều hành linh hoạt tỷ giá

Do đó, áp lực về ngoại tệ đối với ngân hàng cũng như tỷ giá tự do có xu hướng tăng lên, tạo ra sự chênh lệch lớn giữa tỷ giá giao dịch trong ngân hàng và tỷ giá giao dịch ngoài thị trường tự do.

Tình trạng đầu cơ ngoại tệ cũng là nguyên nhân khiến tỷ giá VND/USD tăng.

Giai đoạn 2 (từ 25/11/2009 đến hết năm 2009): Từ cuối tháng 11/2009, để phù hợp

với diễn biến mới của nền kinh tế và trên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa tỷ giá, lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng và cán cân thanh toán quốc tế, NHNN đã điều chỉnh giảm biên độ ấn định tỷ giá từ +/- 5% xuống +/- 3% kể từ ngày 26/11/2009, tỷ giá sàn nâng lên là 17.422 và trần 18.500 VND/USD, đồng thời điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng cho ngày 26/11/2009 tăng thêm 5,4% so với ngày 25/11/2009. Đây là một sự can thiệp mạnh của NHNN vào tỷ giá với kỳ vọng có thể bình ổn thị trường bằng việc thu hẹp khoảng cách tỷ giá chính thức và tự do. Tuy nhiên, biện pháp này được đưa ra khá muộn (11/2009) nên chưa có tác dụng hạ nhiệt thị trường ngoại tệ trong năm 2009.

Mặc dù sau mỗi lần điều chỉnh, tỷ giá chính thức đều lên kịch trần nhưng tỷ giá thị trường tự do vẫn luôn nằm ngoài biên độ cho phép của NHNN, VND vẫn bị đánh giá cao hơn so với giá trị thực. Việc định giá VND cao so với USD trong một thời gian dài làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu, đồng thời khuyến khích nhập khẩu làm giảm dự trữ ngoại hối, gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu.

2.2.3. Năm 2010

Ngày 11/2/2010, NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ mức 17.941 VND/USD lên mức 18.544 VND/USD nhằm khuyến khích các tập đoàn, tổng công ty lớn của nhà nước bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng, cải thiện trạng thái ngoại tệ vốn đang căng thẳng.

Từ đầu tháng 7/2010, tỷ giá thị trường tự do lại bắt đầu tăng lên dù lúc đầu chỉ tăng chậm. Những xu hướng này phản ánh kỳ vọng của thị trường ngoại hối về sự phá giá của VND. Có lẽ nhận thức mối đe dọa này, vào ngày 17/8/2010, NHNN đã đột ngột tăng tỷ giá thêm 2.1% lên mức 18.932 VND/USD mặc dù áp lực thị trường vẫn chưa rõ ràng và khoảng cách giữa tỷ giá thị trường và tỷ giá chính thức vẫn ở mức thấp khoảng 500 VND/USD. Ngay lập tức, các NHTM tăng tỷ giá của họ lên kịch trần. Động thái này đã

tố bất lợi diễn ra trong những tháng cuối năm 2010. Tuy nhiên, cuối tháng 11, tỷ giá tăng vọt lên mức 21.380 - 21.450 VND/USD, trên thị trường tự do tỷ giá vượt qua mức 21.500 VND/USD. Chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chợ đen so với tỷ giá chính thức đến 10%. Đây là mức chênh lệch cao nhất trong lịch sử tài chính Việt Nam từ năm 1990.

Việc điều chỉnh tỷ giá một cách bất ngờ và nhát ngừng đã gây thêm hoang mang và không hề làm giảm nhiệt thị trường ngoại tệ. NHNN đã khá bị động, điều chỉnh tỷ giá trong giai đoạn này dường như là sự chạy theo diễn biến của thị trường chứ không phải hướng thị trường theo chính sách.

2.2.4. Năm 2011

NHNN đã tuyên bố mức phá giá cao nhất trong lịch sự (9,3%) vào ngày 11/2/2011, NHNN đã ban hành Quyết định 230/QĐ-NHNN điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên 20.693 VND/USD, đồng thời thu hẹp biên độ giao dịch từ +/- 3% xuống +/- 1%. Nỗ lực này đã không có kết quả ngay lập tức. Tỷ giá thị trường tự do vọt lên trên 22.100 VND/USD trong vòng vài ngày kể từ sau lần phá giá này.

Vào tháng 3/2011, NHNN đã siết chặt các hoạt động trên thị trường tự do, áp đặt trần lãi suất thấp cho tiền gửi bằng ngoại tệ và do đó mở rộng chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi ngoại tệ và lãi suất VND lúc đó đã lên kịch trần 14%. Do vậy, cung ngoại tệ đã tăng lên khi các doanh nghiệp và cá nhân chuyển đổi tiền gửi bằng ngoại tệ sang tiền gửi bằng VND để tận dụng chênh lệch lãi suất cao.

Bên cạnh đó, do thực thi Nghị quyết 11, tổng cầu của nền kinh tế suy giảm, nhu cầu nhập khẩu giảm và cung cầu ngoại tệ cải thiện hơn. Đồng thời, NHNN cũng tuyên bố là đã mua thêm được 3 tỷ cho dự trữ ngoại hối. Nhờ đó, cả tỷ giá thị trường tự do và tỷ giá NHTM đều giảm xuống từ tháng 4/2011 và có lúc còn thấp hơn tỷ giá chính thức.

Từ tháng 8/2011, NHNN đã đặt mục tiêu kiểm soát tỷ giá trong những tháng cuối năm tăng không quá 1% và tiếp tục đặt mục tiêu ổn định tỷ giá trong biên độ tăng không quá 2 - 3%/năm trong năm 2012, kết hợp đồng bộ các giải pháp điều hành tỷ giá với chính sách lãi suất để hài hòa giữa thị trường ngoại hối và thị trường nội tệ. Đồng thời, kiên quyết xử phạt những vi phạm trong hoạt động ngoại hối theo Nghị định số

Với những biện pháp nêu trên của NHNN, thị trường ngoại tệ đã ổn định dần, căng thẳng tỷ giá bị đẩy lùi. Tỷ giá niêm yết tại các NHTM tương đối ổn định và nằm trong biên độ cho phép, trạng thái ngoại hối của các NHTM được cải thiện.

2.2.5. Năm 2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ giá trong năm 2012 được NHNN nước cam kết không điều chỉnh vượt quá 2 - 3% và đã thực hiện thành công.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp điều hành tỷ giá với chính sách lãi suất để hài hòa giữa thị trường ngoại hối và thị trường nội tệ. Đồng thời, kiên quyết xử phạt những vi phạm trong hoạt động ngoại hối theo Nghị định số 95/2011/NĐ-CP của Chính phủ.

Để phù hợp với chủ trương của Chính phủ về hạn chế đô la hóa trong nền kinh tế và kiểm soát tăng trưởng tín dụng ngoại tệ ở mức hợp lý, góp phần ổn định thị trường ngoại hối, NHNN đã ban hành Thông tư số 03/TT-NHNN ngày 08/3/2012. Theo đó, NHNN thu hẹp các trường hợp được vay vốn bằng ngoại tệ. Khách hàng chỉ được vay ngoại tệ nếu có đủ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh để trả nợ vay, những trường hợp khác phải có sự chấp thuận bằng văn bản của NHNN.

Ngoài ra NHNN đã thực hiện một số biện pháp điều tiết tích cực khác nhằm hạn chế tình trạng đô la hóa:

- NHNN đưa ra cam kết về điều chỉnh tỷ giá.

- Áp dụng mức lãi suất 0% đối với tiền gửi bằng USD. - Công bố tỷ giá trung tâm.

- Chủ động điều chỉnh tỷ giá tăng dần nhằm tránh những cú sốc.

Nhìn chung, thị trường ngoại tệ trong năm tương đối ổn định, thanh khoản tốt, tỷ giá VND/USD giao dịch của các NHTM không có nhiều biến động.

2.2.6. Năm 2013

Sang năm 2013, NHNN tiếp tục duy trì mục tiêu tỷ giá trong biên độ không quá 2 - 3% nhằm kiểm soát kỳ vọng về sự mất giá của VND. Tuy nhiên, tại một số thời điểm trong năm 2013, áp lực tỉ giá tăng nhẹ theo diễn biến trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế. Để chấm dứt áp lực lên tỷ giá, ngày 27/6/2013, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ

ở mức 20.828 VND/USD, đồng thời tiếp tục khẳng định quyết tâm ổn định tỷ giá như định hướng đề ra từ đầu năm.

Nhờ chính sách ổn định tỷ giá và chủ động can thiệp trong trường hợp cần thiết, thị trường ngoại tệ trong năm giữ được sự ổn định, tỷ giá dao động trong biên độ cho phép, không có đột biến về nhu cầu ngoại tệ trên thị trường. Điều đó đã góp phần tích cực trong việc ổn định lạm phát, thu hút nhà đầu tư nước ngoài, tăng dự trữ ngoại hối. Lượng kiều hối về Việt Nam trong năm 2013 đạt khoảng 11 tỷ USD, đứng thứ 9 trong danh sách các nước nhận kiều hối hàng đầu thế giới.

2.2.7. Năm 2014

NHNN đề ra mục tiêu tỷ giá trong biên độ không quá +/- 2%. Đây cũng là năm mà tín dụng VND tăng chậm, theo đó, NHNN đã nới lỏng đối tượng được vay ngoại tệ theo chủ trương của Chính phủ, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và khả năng cân đối ngoại tệ của NHTM. Với lãi suất thấp hơn 4 - 5%/năm so với vay vốn VND, các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn tín dụng giá rẻ.

Do tín dụng ngoại tệ tăng cao, giá mua bán USD được duy trì ở mức cao, từ ngày 19/6/2014 NHNN đã quyết định nâng tỉ giá chính thức thêm 1% lên 21.246 VND/USD. Đây là lần điều chỉnh tỉ giá đầu tiên trong vòng một năm và là lần thứ 2 trong gần 3 năm 2011- 2014. Quyết định điều chỉnh tỷ giá thêm 1% đã góp phần ổn định thị trường và hỗ trợ xuất khẩu trong những tháng cuối năm, qua đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Sau khi điều chỉnh, NHNN tiếp tục thực hiện những biện pháp cần thiết để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối trên mặt bằng giá mới.

Tính đến cuối tháng 12/2014, tỷ giá điều chỉnh chính thức của NHNN chỉ ở mức 1%, tỷ giá liên ngân hàng tăng gần 1,5% và tỷ giá thị trường tự do tăng xấp xỉ

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế phân tích diễn biến tỷ giá VNDUSD thời kỳ 2008 2018 và việc điều hành chính sách tỷ giá của NHNN (Trang 30 - 40)