3.1. Thái Lan giai đoạn 1990-1997
1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 0 500000000 1000000000 1500000000 2000000000 2500000000 3000000000 3500000000 4000000000 4500000000
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đổ vào Thái Lan gđ 90-97 ( đơn vị: USD)
Nguồn: World Bank (WB)
Từ đầu thập niên 1990, tự do hóa tài chính được tiến hành với nhịp độ từ từ ở Đông Á. Trong giai đoạn 1990-1997, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào Thái Lan có biến động mạnh, giảm từ 2,4 tỷ USD vào năm 1990 xuống 1,37 tỷ USD vào năm 1994 rồi tăng vọt trong ba năm 95, 96 97, đỉnh điểm là năm 1997 với gần 4 tỷ USD.
Tăng trưởng GDP ở Thái Lan suốt hơn 3 thập kỉ từ 1961 đến 1996 luôn ở mức cao, bình quân 7%-8%, cộng thêm lãi suất tiết kiệm trong nước cao (bình quân 16,3% trong khi ở Mỹ là 7,6%) và chế độ tỷ giá hối đoái cố định tạo ra môi trường kinh doanh hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư tài chính, cho vay ngắn hạn và tín dụng thương mại. Như vậy, các doanh nghiệp trong nước nếu vay vốn trực tiếp đều chọn vay từ nước ngoài. Việc sử dụng đến gần 90% nguồn vốn nước ngoài ở dạng đầu tư tài chính và tín dụng ngắn hạn sẽ tạo áp lực tài chính rất lớn lên các công ty vì phải trả nợ thường xuyên bằng ngoại tệ.
Chính phủ Thái Lan giữ cố định tỷ giá đồng baht khiến đồng tiền nội địa trở nên kém linh hoạt. Đồng baht lên giá khiến hàng hóa xuất khẩu của Thái Lan trở nên quá đắt với thị trường nước ngoài, đẩy Thái Lan trở thành nước có mức thâm hụt tài khoản vãng lai cao nhất thế giới (8% so với GDP năm 1996) ( theo NHTG)
2/9/1997 Ngân hàng trung ương Thái Lan tuyên bố thả nổi đông baht. Ngay sau đó, đồng baht liên tục mất giá. Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1280 cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối năm 1997. Đồng thời mức vốn hóa thị trường vốn giảm từ 141,5 tỷ USD xuống còn 23,5 tỷ USD (theo NHTG). Ngày 11/8, IMF tuyên bố sẽ cung cấp một gói cứu trợ trị giá 16 tỷ đô la Mỹ cho Thái Lan. Ngày 20/8 IMF thông qua một gói cứu trọ nữa trị giá 3,9 tỷ đô la Mỹ.
1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 0 5 10 15 20 25 30 35
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa chính thức tại Thái Lan gđ 1990-1997 (nội tệ/USD) Nguồn: World Bank
Khủng hoảng ngay sau đó đã lan ra nhiều nước trong khu vực Châu Á và tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế của châu lục.
3.2. Thái Lan giai đoạn 1998 - nay
Sau khi thả nổi đồng baht vào năm 1997, chính phủ Thái Lan áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt có kiểm soát giúp đồng nội tệ trở nên linh hoạt hơn, từ bỏ việc neo chặt vào đông đô la, căn nguyên của sự dễ tổn thương năm 1997,đồng thời hạ mức đầu tư và kỳ vọng tăng trưởng xuống mức có thể duy trì được. Chính phủ vẫn nhấn mạnh tăng trưởng, nhưng không phải làm điều đó bằng mọi giá.
199819992000200120022003200420052006200720082009201020112012201320142015201620172018 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa chính thức tại Thái Lan gđ 1998-2018 (nội tệ/USD) Nguồn: World Bank
Sau khi thả nổi đồng tiền nội tệ vào năm 1997, chính phủ Thái Lan đã xóa bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định và áp dụng chế độ tỷ giá linh hoạt có kiểm soát cho đến nay.Năm 1998, đồng baht tiếp tục mất giá mạnh, nó đã xuống đến mức 41 bath mới đổi được 1 đô la Mỹ, gấp 1,64 lần so với tỷ giá cố định mà chính phủ Thái Lan ấn định trong các năm trước. Tỷ giá động bath/đô la Mỹ biến động mạnh vào các năm 1999, 2000, 2001. Từ năm 2002 đến nay, giá trị động baht đang dần ổng định hơn và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2018, tỷ giá đồng baht/đô la Mỹ là 32,3.
199819992000200120022003200420052006200720082009201020112012201320142015201620172018 0 2000000000 4000000000 6000000000 8000000000 10000000000 12000000000 14000000000 16000000000 18000000000
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đổ vào Thái Lan gđ 1998-nay ( đơn vị: USD)
Nguồn: World Bank
Thái Lan tiếp tục tăng cường hội nhập tài chính, tuy nhiên thay vì phụ thuộc quá nhiều vào dòng vốn đầu tư ngắn hạn từ nước ngoài, nước này đã hạ mức đầu tư và kỳ vọng tăng trưởng xuống mức có thể duy trì được. Chinhd phủ Thái Lan vẫn nhấn mạnh tăng trưởng, nhưng khong phải làm bằng mọi giá.
*Kết quả:
- Nền kinh tế Thái Lan có dấu hiệu hồi phục, từ 2002-2004, tăng trưởng đạt 5- 7% một năm (theo NHTG)
- Cán cân thương mại được cải thiện, từ thâm hụt trở thành thặng dư. Thặng dư thương mại giúp Thái Lan tích trữ ngoại hối
* Bài học rút ra về mối qua hệ giữa tỷ giá linh hoạt và hội nhập tài chính tại Thái Lan:
Dựa trên lý thuyết về bộ ba bất khả thi, bộ ba chính sách ổn định tỷ giá, hội nhập tài chính và chính sách tiền tệ độc lập không thể cùng tồn tại. Khi cố gắng thực hiện đồng thời bộ ba chính sách trên, Thái Lan cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới đã rơi vào vòng xoáy khủng hoảng.
Theo xu thế phát triển ngày nay, đa số quốc gia trên thế giới đều lựa chọn độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính. Điều đó đồng nghĩa với việc chấp nhận tỷ giá thả nổi. Tuy nhiên để hạn chế rủi ro của sự biến động tỷ giá, chính phủ và ngân hàng trung ương sẽ có các biện pháp can thiệp và quản lý tỷ giá hối đoái.
PHẦN 3. CÁC GIẢI PHÁP 1. Giải pháp về tỉ giá hối đoái
Quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chính sách TGHĐ phải liên tục được hoàn thiện và điều chỉnh thích ứng với môi trường trong nước và quốc tế thường xuyên thay đổi. Để góp phần khai thác tối đa những lợi ích và giảm thiểu những tổn thất từ hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách TGHĐ ở Việt Nam trong thời gian tới cần hoàn thiện theo những định hướng cơ bản sau:
Thứ nhất: Tiếp tục duy trì cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý của Nhà nước.
Trong xu thế toàn cầu hóa Việt Nam cần lựa chọn một chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý để thích ứng và tạo ra động lực phát triển nền kinh tế nước ta trong tiến trình hội nhập vì chế độ tỷ giá thả nổi có ưu điểm là tỷ giá luôn gắn liền với quan hệ cung cầu và tỷ giá này thích ứng với điều kiện toàn cầu hóa của thị trường tài chính quốc tế . Bên cạnh đó Nhà nước vẫn có thể quản lý được mức độ biến động của tỷ giá.
Thứ hai: Chính sách TGHĐ phải đóng vai trò tích cực trong việc bảo hộ một cách hợp lý các doanh nghiệp trong nước.
Thứ ba: Kết hợp hài hòa lợi ích giữa hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu theo hướng đấy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm mà mình có lợi thế so sánh. nhưng mặt khác cũng cần gia tăng nhập khẩu các sản phẩm không có lợi thế so sánh để thỏa mãn tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng về sản xuất và tiêu dùng nội địa.
2. Giải pháp về hội nhập tài chính
Giải pháp chính sách cho quá trình tự do hóa tài chính tại Việt Nam
Cho tới nay, Việt Nam đã đi được hơn nửa chặng đường tự do hóa tài chính và tự do hóa tài chính là lựa chọn hợp lý trong điều kiện thực hiện các cam kết hội nhập trong khuôn khổ WTO, gắn tự do hóa tài chính và cải cách khu vực tài chính trong một lộ trình thống nhất. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có kế hoạch tổng thể về cải cách và phát triển khu vực tài chính. Vì vậy, cần tập trung nghiên cứu và giải quyết những vấn đề chủ yếu sau đây:
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa, chính sách thương mại, chính sách tỉ giá và các chính sách kinh tế vĩ mô khác;
- Đổi mới căn bản hệ thống thiết chế an toàn và giám sát tài chính theo các thông lệ và chuẩn mực quốc tế;
- Có biện pháp hợp lý và linh hoạt về kiểm soát các luồng vốn, nhất là nguồn vốn ra và nguồn vốn ngắn hạn vào TTCK;
- Đẩy nhanh tiến độ cải cách ngân hàng nhằm nâng cao tiềm lực tài chính, làm cơ sở để đổi mới công nghệ và trình độ chuyên môn quản lý, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Việt Nam;
- Đẩy nhanh tiến độ cải cách doanh nghiệp, nhất là khu vực doanh nghiệp Nhà nước theo hướng cổ phần hóa, góp phần giảm gánh nặng đối với Ngân sách Nhà nước. Đồng thời, nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện các Luật thuế nhằm củng cố nguồn thu ngân sách trong khi nguồn thu thuế bị giảm mạnh trong quá trình thực hiện các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ;
- Thực hiện các biện pháp chuẩn bị cho mở cửa thương mại nhằm đáp ứng yêu cầu của WTO và AFTA, trong đó chú trọng đến việc đơn giản hóa và minh bạch hóa các chính sách thuế, thủ tục hải quan, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu, mở rộng đối tượng được phép tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ;
- Nâng cao năng lực điều hành tiền tệ, lãi suất và tỷ giá theo nguyên tắc thị trường nhằm hạn chế rủi ro thị trường đối với khu vực tài chính trong quá trình tự do hóa;
- Quan tâm phát triển hệ thống thanh toán và dịch vụ hỗ trợ thị trường tài chính theo hướng hiện đại hóa, đồng thời tăng cường quản lý, giám sát nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động tài chính diễn ra thông suốt và an toàn;
- Chính sách đầu tư nên tập trung vào việc giảm thiểu bảo hộ các ngành thay thế nhập khẩu, đồng thời khuyến khích đầu tư vào các ngành xuất khẩu và các ngành sản xuất có hàm lượng công nghệ cao;
- Trong quá trình tự do hóa tài chính, cần xử lý sớm, ngay từ đầu những vấn đề liên quan đến sự lành mạnh của hệ thống tài chính, nhất là hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tài chính quốc tế - Học viện Ngân Hàng – GSTS. Nguyễn Văn Tiến.
2. Annual Economic Report of Bank of the Lao PDR:
http://www.bol.gov.la/
3. Ngân hàng nhà nước Thai Lan
https://www.bot.or.th/English/Pages/default.aspx
4. Effective Exchange Rates and Monetary Policy: The Thai Experience
https://www.researchgate.net/publication/254395012_Effective_Exchange_Rate s_and_Monetary_Policy_The_Thai_Experience
5. ADBI Working Paper Series - Thailand’s Economic Integration with Neighboring Countries and Possible Connectivity with South Asia
https://www.adb.org/sites/default/files/publication/159839/adbi-wp520.pdf
6. Thailand and ASEAN economic integration
https://www.thailand-business-news.com/banking/74074-thailand-and-asean- economic-integration.html
7. Thailand and ASEAN
https://thaiembdc.org/thailand-and-asean/
8. Những kết quả nổi bật về điều hành tỷ giá giai đoạn 2011-2015 - Nghiên
cứu củaNgân hàng Nhà nước Việt Nam. https://www.sbv.gov.vn
9. Điểm lại cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam (các báo cáo từ năm 2000 đến 2018) - World Bank Data https://www.worldbank.org/
10. Lựa chọn chính sách tỷ giá trong bối cảnh phục hồi kinh tế - Nghiên cứu
của Nguyễn Thị Thu Hằng, Đinh TuấnMinh,Tô Trung Thành, Lê Hồng Giang, Phạm Văn Hà - Trung tâm nghiên cứu chính sách và phát triển Việt Nam (VEPR)
11. Sử dụng bộ chỉ số đánh giá mức độ hội nhập tài chính để đánh giá mức độ hội nhập thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam - Bài Nghiên cứu của
NCS. Trần Thị Thu Hương(Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 192- Tháng 5. 2018)
12. Đôi điều về tỷ giá và chính sách tỷ giá (Trích Báo cáo “Tác động của
cam kết mở cửa thị trường trong WTO và FTAs đến…VN..”, Dự án MUTRAP III, tháng 9/20111)
13. Chính sách tỷ giá hối đoái: Lựa chọn nào cho Việt Nam - TS. Phạm Thế
Anh; NCS. Đinh Tuấn Minh - Tạp chí Kinh tế - Phát triển - Số 210 tháng 12/2014
14. Khu vực tài chính Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tài chính ASEAN -
Tô Thị Thanh Trúc - Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG HCM - Tạp chí phát triển kh & cn, tập 19, số q1 – 2016.
15. Các yếu tố ảnh hưởng đến hội nhập tài chính khu vực Đông Nam Á (ASEAN) – Nguyễn Hoàng Anh – Đại hoc Kinh tế-Luật TP.HCM – Tạp chí
phát triển KH-CN, tập 19, số Q1-2016
16. https://baomoi.com/trung-quoc-xuat-khau-von-ra-the-gioi-cu-5-dong-thi- co-1-dong-vao-dong-nam-a/c/31565382.epi