Một số ý nghĩa của cuộc khủng hoảng

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu á 1997 đến các nước trong khu vực và bài học cho việt nam (Trang 30 - 32)

Cuộc khủng hoảng trong khu vực không hoàn toàn chỉ gây tác động xấu cho các nước, khu vực mà ở một chừng mực nào đó, nó là một điểm dừng để mở ra một thời kỳ phát triển mới đầy triển vọng trên những khía cạnh sau đây:

Một là, việc chuyển sang chính sách tỷ giá linh hoạt sẽ giúp các chính phủ giảm thiểu được lượng ngoại tệ can thiệp để giữ giá bản tệ như thời gian trước đó, giúp tăng dự trữ quốc gia và về lâu dài, với đồng bản tệ rẻ sẽ khuyến khích và tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu, từ đó cải thiện những cân đối tài chính của đất nước.

Hai là, cuộc khủng hoảng sẽ như một cú hích mạnh để xốc lại cơ cấu kinh tế cho cân bằng, hợp lý và hiệu quả hơn, tạo ra sức ép buộc các chủ đầu tư – kinh doanh phải thay đổi thích ứng với tình hình mới, thúc đẩy việc xuất hiện những sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh xuất khẩu cao hơn. Cuộc khủng hoảng cũng giúp định hướng và cải thiện cơ cấu đầu tư, lành mạnh hóa hơn nền tài chính quốc gia. Sau cuộc khủng hoảng này, các quốc gia càng nhận thức rõ hơn sự cần thiết phải có một hệ thống tài chính - ngân hàng vững mạnh, minh bạch. Điều này thôi thúc Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thanh toán Quốc tế đổi mới các quy chế về ngân hàng và các tổ chức tín dụng nói chung.

Ba là, cuộc khủng hoảng cũng đã ít nhiều góp phần và là dịp để chính phủ và nhân dân mỗi nước thuộc khu vực cũng như các tổ chức tài chính-tiền tệ quốc tế bổ khuyết những thiếu sót cả về chính sách, thể chế lẫn về những yếu tố thuộc con người… từ đó tạo ra những tích cực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế với tư cách là một chỉnh thể hữu cơ. Bên cạnh đó, những thỏa thuận ở cấp khu vực nhằm phát triển một hệ thống phòng ngừa khủng hoảng tái diễn đã được thúc đẩy ở châu Á, ví dụ như Sáng kiến Chiang Mai, Tiến trình Đánh giá và Đối thoại Kinh tế ASEAN+3, Sáng kiến Thị trường Trái phiếu Châu Á, ...

Về mặt học thuật, các nhà nghiên cứu kinh tế đã nhận thấy sự hạn chế của các mô hình lý luận về khủng hoảng tiền tệ trước đây trong việc giải thích nguồn gốc và sự lây lan của khủng hoảng tài chính Đông Á. Đã có nhiều nỗ lực nhằm đưa ra một mô hình mới về khủng hoảng tiền tệ, chẳng hạn như mô hình phương pháp tiếp cận bảng cân đối tài sản, lý thuyết bong bóng, lý thuyết về nguồn gốc khủng hoảng từ chính sách tài chính và chính sách tiền tệ.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BÀI HỌC RÚT RA TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG CHÂU Á 1997

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu á 1997 đến các nước trong khu vực và bài học cho việt nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w