Thứ nhất, hệ thống tài chính mạnh và được quản lý tốt sẽ là bước phòng thủ đầu tiên trước bất kì cơn bão tài chính nào.
Bài học này cho chúng ta thấy sự quan trọng của các công cụ giám sát tài chính và việc quan tâm đến việc xây dựng tốt những nền tảng cơ bản cho phát triển hệ thống và thị trường tài chính như khuôn khổ pháp lý về giám sát và tổ chức giám sát tài chính, việc phát triển các định chế đầu tư dài hạn, định mức tín nhiệm,…Một nền kinh tế có độ mở bao nhiêu thì việc giám sát thị trường và các tổ chức tài chính càng phải chặt chẽ bấy nhiêu. Để làm tốt công tác này, đòi hỏi thông tin thị trường phải minh bạch và sự phân công, phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan giám sát tài chính.
Thứ hai, cho vay dưới chuẩn nhưng thiếu cơ chế kiểm soát là một con dao hai lưỡi
Nguyên nhân tạo nên cuộc khủng hoảng tài chính 2008 là bở hoạt động cho vay dưới chuẩn của các ngân hàng và tổ chức tài chính được chính phủ Mỹ cho phép và khuyến khích. Đây là việc làm hỗ trợ các gia đình có thu nhập thấp có điều kiện sở hữu nhà ở, tuy nhiên cơ chế cho vay lỏng lẻo và thiếu kiểm soát đã khiến cho bong bóng nhà ở bị “vỡ” và kéo theo hàng loạt các hệ quả nghiêm trọng khác.
Thứ ba, mua bán khống quá mức sẽ thổi phồng các tổn thất và thúc đẩy nhanh chóng các đổ vỡ kinh tế khi nó xảy ra
Mua bán khống ở mức độ vừa phải có kiểm soát sẽ là chất xúc tác tạo nên sự kích thích cho nền kinh tế phát triển. Mua bán khống quá mức sẽ thổi phổng các tổn thất và kéo theo những đổ vỡ kinh tế lớn.
Thứ tư, củng cố niềm tin của công chúng là biện phát tốt cho việc hạn chế các đổ vỡ
Đôi khi sự đổ vỡ của ngân hàng bắt nguồn từ tâm lý hoảng loạn thái quá của dân chúng khi nghe một tin đồn với thông tin chưa xác thực. Bài học này cũng liên quan đến việc sử dụng tốt một công ccuj kiểm soát là bảo hiểm tiền gửi. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi cần phát huy tốt vai trò của mình để tạo được niềm tin của công chúng đối với hệ thống tài chính ngân hàng vaftham gia ngăn chặn, xử lí những rủi ro nhằm hạn chế sự đổ vỡ mang tính dây chuyền.
KẾT LUẬN
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 bùng phát tại Mỹ, lan ra khắp thế giới ngay sau đó, kéo kinh tế toàn cầu đi xuống và báo hiệu những mảng màu xám xịt của bức tranh kinh tế toàn cầu những năm tiếp theo. Cuộc khủng hoảng đã mang lại nhiều hệ lụy đau đớn như sự suy thoái kinh tế, tốc độ tăng trưởng âm ở các nước đứng đầu như Mỹ, cộng đồng chung EU; các nước khác trên thế giới mất nhiều năm để có thể khôi phục lại sản xuất kinh doanh như trước khi xuất hiện cuộc khủng hoảng; tỷ lệ thất nghiệp tăng cao cũng như các vấn đề xã hội có nhiều điểm tiêu cực. Điểm sáng duy nhất trong nền kinh tế thế giới khi đó là một số nền kinh tế tiềm năng đã vượt lên, thoát khỏi cuộc khủng hoảng để vươn lên thành các quốc gia đứng đầu như Trung Quốc. Tuy nhiên, hậu quả do cuộc khủng hoảng gây ra quá lớn, dư âm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2009 vẫn còn đó; bài học đầu tiên cần phải rút ra là nền kinh tế của mỗi quốc gia phải đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, đây là điều kiện tiên quyết để giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng. Thêm nữa, các nước cần phải có các định chế tài chính chặt chẽ và nó không thể bị xâm phạm vì bất cứ lý do gì; để tránh cho thế giới phải hứng chịu thêm một cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Từ đó, Việt Nam cần có chính sách lãi suất hợp lý và phù hợp với độ rủi ro của hoạt động đầu tư, cho vay, đồng thời thắt chặt quản lý rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. Bên cạnh đó, chính phủ cần phải xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế của các ngành, các lĩnh vực. Mở cửa thị trường tài chính và đưa công cụ tài chính mới vào thị trường phải đi liền với tăng khả năng kiểm soát rủi ro.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. World bank (2012), GDP Growth, truy cập ngày 20/09/2018 từ
https://data.worldbank.org/indicator/ny.gdp.mktp.kd.zg?end=2012&start=2 004
2. Winters A. & Shahid Yusuf (2007), Dancing with Giants
3. Nguyễn Huy Hoàng (2014), Hậu quả của cuộc Khủng hoảng Tài chính Toàn
cầu, truy cập ngày18/09/2018 từ http://nghiencuuquocte.org/2014/12/03/hau-
qua-khung-hoang-tai-chinh-toan-cau/
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2008), Bài học từ khủng hoảng tài chính
Mỹ 2008, truy cập ngày 22/09/2018 từ
https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/fm/ddnhnn/nctd/nctd_chi tiet?centerWidth=80%25&dDocName=CNTHWEBAP01162524668&left Width=20%25&rightWidth=0%25&showFooter=false&showHeader=false &_adf.ctrl-state=o7loppsg8_9&_afrLoop=1791138486881312