CÁC THÁCH THỨC

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế IMF và các chương trình của IMF tại các nước đang phát triển (Trang 28 - 31)

ĐANG PHÁT TRIỂN KHI THAM GIA VÀO IMF

3.2. CÁC THÁCH THỨC

a) Sự thắt chặt về quy định của IMF

Ðể đáp ứng được yêu cầu dự trữ ổn định quỹ tiền tệ quốc tế trong hoàn cảnh mới của nền kinh tế quốc dân, IMF yêu cầu các nước thành viên thực hiện bảy nghĩa vụ cũ là:

- Thi hành chính sách tự do mua bán vàng trên thị trường.

- Tạo điều kiện cho đồng tiền của các nước được chuyển đổi tự do.

- Loại bỏ dần các hành chế về hối đoái.

- Tôn trọng quy định của các thành viên khác về hối đoái phù hợp với quy định của IMF.

- Cung cấp thông tin tài chính cho IMF

- Hợp tác với các nước khác việc ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế về tiền tệ .

- Duy trì một tỷ giá hối đoái cố định .

- Nhiều cường quốc ấn định tỷ giá của mình theo cơ chế thả nổi có quản lý. Theo cơ chế này IMF có vai trò lớn và thường kiến nghị, tác động đến chính sách quản lý tỷ giá của các nước thông qua các điều kiện tín dụng.

e) Sự khó khăn trong việc giải quyết vấn đề kinh tế và xã hội ở cac nước đang phát triển

Quỹ IMF khuyến khích nước phải giảm những chi tiêu trong ngân sách quốc gia : ít công chức hơn, giảm đầu tư công cộng, giới hạn việc giúp các doanh nghiệp quốc doanh nếu không muốn nói là phải tư hữu hoá, xoá bỏ những hạn chế về giá cả. và ngay cả đường lối cứng rắn chống lại tệ nạn tham nhũng hối lộ, nguồn gốc của nhiều cản trở và hoang phí cho sự phát triển kinh tế. Mà ở những nước đang phát triển, hệ thống nhà nước còn khá non trẻ, về kinh tế và cả xã hội, việc thõa mãn hết tất cả cac tiêu chí trên là điều rất khó.

KẾT LUẬN

Sự ra đời của IMF là một tất yếu khách quan của quá trình vận động các nề kinh tế thế giới theo xu hướng hội nhập toàn cầu. Sự liên hệ và ảnh hưởng lẫn nhau của các nền kinh tế ngày càng lớn. Để duy trì sự ổn định và phát triển trước hết là ổn định về các quan hệ tài chính tiền tệ trên phạm vi thế giới do đó cần phải có một định chế tài chính chung có khả năng điều tiết và phối hợp hành động của các quốc gia. Trong hơn 50 năm qua, IMF đã khẳng định vai trò của mình trong việc duy trì ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế thế giới.

Với tư các là tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế có thành viên là chính phủ các nước đã tạo cho IMF uy tín và tính đôc lập cao đối với cộng đồng tài chính quốc tế. Đối với các nước thành viên gặp khó khăn trong vấn đề tài chính để xử lí các món nợ Chính phủ hay nợ thương mại đều có sự ủng hộ của IMF để có thể đạt được các thỏa thuận giải quyết nợ nhanh chóng và thuận lợi. Bên cạnh đó vấn đề vốn của các nước đang phát triển cũng như các nước gặp phải vấn đề khủng hoảng nợ công cũng được IMF chú trọng. IMF dành toàn bộ dự trữ của mình cho các nhu cầu cần thiết của các nước đang phát triển. IMF trở thành tổ chức có ảnh hưởng đến chính sách kinh tế vĩ mô của nhiều nước với ba vai trò cơ bản: điều chỉnh thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế, cải cách thanh toán quốc tế trong giai đoạn chuyển đổi và thanh toán nợ quá hạn

Có thề nói IMF là một tổ chức khá hoàn hảo với đội ngũ nhân viên là các chuyên gia giỏi thuộc nhiều lĩnh vực được tập hợp từ các quốc gia có quan điểm độc lập về chính trị. Trong hoạt động ủa IMF vừa có các nhân tố là công cụ để các nước hợp tác với nhau nhằm duy trì và đổi mới sự ổn định nền tài chính toàn cầu đồng thời thúc đẩy kinh tế từng nước. Như vậy, điều này nói lên tính phức tạp của tổ chức IMF, IMF yêu cầu các nước thành viên của mình phải có trách nhiệm báo cáo sự thay đổi trong chính sách tài chính kinh tế của quốc gia nhằm tránh gây ảnh hưởng cho nền kinh tế chung của các quốc gia thành viên khác cũng như thực hiện các chính sách liên quan đến tài chính kinh tế theo

Cùng các tổ chức kinh tế khác như World Bank, WTO..IMF đã đang và sẽ tiếp tục phát huy vai trò của mình trong sự phát triển chung của kinh tế thế giới. Giúp đỡ, hỗ trợ cho việc hoạch định phát triển kinh tế cho các nước thành viên trong đó có Việt Nam.

Là thành viên của IMF, các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam có quyền tiếp cận với các phương thức cho vay của IMF. Trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng nguồn vốn này cho dự trữ ngoại hối của mình cũng như hỗ trợ cán cân vãng lai, cán cân thương mại. IMF hoạt động trên cơ sở commission tức là sứ mệnh, giúp đỡ hết mình đặc biệt là những nước có nền kinh tế non trẻ và khó khăn. Vì vậy, việc IMF ra đời như là một bàn tay nâng đỡ tất cả các nước thành viên.

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế IMF và các chương trình của IMF tại các nước đang phát triển (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w