- Về phẩm chất:
3. Kết luận, kiến nghị.
-Kết luận:
Trên đây là một số biện pháp trong công tác chỉ đạo thực hiện dạy học Tiếng Việt 1- Công nghệ Giáo dục tại nhà trường trong năm học qua. Qua hai
năm thực hiện, bên cạnh những thuận lợi, đó là: Có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ - HĐND - UBND, các ban ngành đoàn thể, sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh và toàn dân trong xã Xuân Thắng – Thường Xuân; Sự chỉ đạo sát sao, cụ thể của lãnh đạo phòng Giáo dục & Đào tạo Thường Xuân. Sự đóng góp của các Đ/C trong Chi uỷ, BGH và các đoàn thể, tập thể giáo viên trong nhà trường, đặc biệt là đội ngũ giáo viên lớp 1 đã miệt mài cống hiến sức lực, trí tuệ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Sự đóng góp của các em học sinh trong việc miệt mài học tập đóng góp công sức nhỏ bé của mình trong việc học tập.
Việc rèn kĩ năng đọc đúng đạt kết quả GV cần có kế hoạch, phương pháp và thời gian cụ thể để rèn đọc cho học sinh. Sử dụng phương pháp dạy học thích hợp, tạo ra những giờ dạy gây hứng thú học tập cho học sinh và đạt kết quả học tập cao. Coi học sinh như chính con của mình.
-Kiến nghị:
Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng dạy học chương trình Tiếng việt 1- Công nghệ Giáo dục nói riêng đạt kết quả tốt hơn, tôi xin có một số kiến nghị, đề xuất như sau:
+ Đối với UBND huyện, phòng Giáo dục & Đào tạo - Thường Xuân:
- Phân công giáo viên cho đủ số lượng 1/1 lớp. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đảm bảo theo yêu cầu giáo dục hiện nay.
- Cần có chế độ khen thưởng, động viên cho các tập thể, cá nhân đi đầu trong việc thực hiện dạy học Tiếng việt 1- Công nghệ Giáo dục.
+ Đối với Đảng ủy, chính quyền địa phương Xã Xuân Thắng - Thường Xuân:
- Cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đảm bảo có đủ các phòng học, các phòng chức năng cho nhà trường.
+ Đối với nhà trường:
- Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên nói chung, đội ngũ giáo viên lớp 1 nói riêng về chương trình Tiếng việt 1 - Công nghệ Giáo dục.
- Làm tốt hơn nữa công tác tham mưu, công tác xã hội hóa giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho các hoạt động giáo dục của nhà trường.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠNVỊ VỊ
Thường Xuân, ngày 10 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người
khác.
MỤC LỤC
Phần Nội dung Trang
1. Mở đầu 1
1.1 Lí do chọn đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 4
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 4 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 5
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
2.4 dục với bản thân và đồng nghiệp nhà trường. 19
3. Kết luận, kiến nghị 24
- Kết luận 24
- Kiến nghị 24