Thiết bị ly tâm tách chất béo ra khỏi sữa

Một phần của tài liệu Đồ án: Công nghệ chế biến sữa bột (Trang 28 - 29)

Sữa tươi đưa vào ly tâm sẽ thu được hai đòng sản phẩm: Cream (giàu chất béo) có khối lượng riêng nhỏ và sữa gầy (chứa ít chất béo) có khối lượng riêng lớn.

Để tách chất béo ra khỏi sữa người ta sử dụng thiết bị ly tâm dạng đĩa: Cấu tạo:

Thiết bị gồm có thân máy, bên trong là thùng quay, được nối với một motor truyền động bên ngoài thông qua trục dẫn. Các đĩa quay có đường kính dao động từ 20 ÷102 cm và được xếp chồng lên nhau. Các lỗ trên đĩa ly tâm sẽ tạo nên những kênh dẫn theo phương thẳng đứng. Khoảng cách giữa hai đĩa ly tâm liên tiếp là 0.5 ÷ 1.3 mm.

Đĩa quay

Hình 3.1 Nguyên lý hoạt động của thiết bị ly tâm dạng đĩa sữa vào từ phía trên.

a) Đĩa ly tâm b) Sơ đồ chuyển động của dòng 1

2 3 4

3

1- Đĩa ly tâm Cream và sữa gầy

2- Cửa ra cho cream 1- Cream

3- Lổ 2- Sữa gầy

4- Cửa vào cho nguyên liệu 3- Đĩa ly tâm Nguyên tắc hoạt động: Thiết bị làm việc liên tục

Sữa nguyên liệu được nạp vào máy ly tâm theo cửa ở trên thiết bị, tiếp theo sữa sẽ theo hệ thống kênh dẫn để chảy vào các khoảng không gian hẹp giữa các đĩa ly tâm. Dưới tác dụng của lực ly tâm, sữa được phân chia thành hai phần: phần cream có khối lượng riêng thấp sẽ chuyển động về phía trục của thùng quay; phần sữa gầy có khối lượng riêng cao sẽ chuyển động về phía thành thùng quay. Sau cùng, cả hai dòng sản phẩm sẽ theo những kênh riêng để thoát ra ngoài.

Trước khi đưa vào thiết bị tách béo, sữa tươi thường được gia nhiệt lên đến 55÷65oC

Một phần của tài liệu Đồ án: Công nghệ chế biến sữa bột (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w