Các biện pháp phòng ngừa nhiễm độc kim loạ

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Các kim loại độc trong môi trường (Trang 26 - 29)

8.1. Nguyên tc chung

Trong môi trường lao động, căn cứ vào tiêu chuẩn giới hạn nồng độ tối đa cho phép trong các thành phần môi trường không khí, nước, để thực thi các biện pháp duy trì, khống chế nồng độ các hợp chất kim loại luôn ở dưới mức quy định và mang tính lâu dài, ổn định. Bên cạnh đó, có mục tiêu rõ ràng về việc giảm lượng, nồng độ chất ô nhiễm sao cho ở mức thấp hơn nhiều giới hạn cho phép trong các hoạt động sản xuất, quá trình công nghệ và là định hướng cho sự phát triển.

Thông qua kiểm tra an toàn vệ sinh lao động để dự báo, phát hiện sớm và kịp thời các nguyên nhân, yếu tố có thể gây nên các sự cố, điều kiện dẫn đến nhiễm độc cấp tính, mãn tính trong các hoạt động sản xuất.

8.2. Bin pháp k thut công ngh

Thực hiện các giải pháp quản lý, kỹ thuật đối với quá trình công nghệ sản xuất nhằm kiểm soát và giảm bớt lượng phát sinh khói, bụi, có chứa hợp chất kim loại co nguồn gốc từ nguyên, nhiên liệu ngay tại nguồn trong dây chuyền công nghệ sản xuất. Quản lý các nguồn thải theo các tiêu chuẩn môi trường hiện hành:

Bng 1: Các tiêu chun Vit nam v môi trường

STT Tiêu chuẩn Ghi chú

1 TCVN-5938-1995 Trung bình ngày đêm, tiêu chuẩn cho phép một số chất độc trong môi trường không khí xung quanh

2 TCVN-5939-1995 Gới hạn cho phép của bụi và các vô cơ trong khí thải công nghiệp 3 TCVN- 6560-1999 Giới hạn tối đa cho phép với các thông số ô nhiễm trong khí thải lò y đốt chất thải y tế.

4 TCVN-5942-1995 áp dụng cho nguồn nước dung làm nước cấp sinh hoạt

5 TCVN-5943-1995 áp dụng cho nguồn nước nuôi trông thủy sản

6 TCVN-5944-1995 áp dụng cho nguồn nước ngầm 7 TCVN-5945-1995 áp dụng cho nguồn nước thải

công nghiệp có thể đổ vào nguồn nước cấp cho sinh hoạt

8.3. Bin pháp y tế

Nếu xảy ra nhiễm độc cấp tính, cần có bộ phận chuyên trách ứng cứu kịp thời; một mặt ngăn chặn nguy cơ nhiễm độc, mặt khác tìm ra nguyên nhân và có biện pháp giải quyết để không xảy ra nhiễm độc nữa. Đảm bảo các nguyên tắc, quy định trong khai báo nhiễm độc theo đúng quy chế của Bộ Y Tế.

KẾT LUẬN

Có rất nhiều các nguyên tố kim loại khác nhau, có những nguyên tố là đa lượng như Ca, Mg, Fe, K, và Na, là chất dinh dưỡng cơ bản cho sự sống; có những nguyên tố là vi lượng như Co, Cu, Mn, Ni, Se, và Zn cũng là thiết yếu cho sự sống. Bên cạnh những nguyên tố quan trọng cho sự sống như vậy thì có những nguyên tố có thể gây độc có sinh vật dù ở bất kỳ nồng độ nào, đó là các nguyên tố Pb, Cd, Hg, Cr... Tuy nhiên, tất cả các nguyên tốđều có thể trở nên độc hại nếu chúng vượt quá mức độ cho phép trong môi trường.

Tiểu luận này đã trình bày sơ lược về nguồn gốc, vai trò, ý nghĩa và các tác hại của các kim loại trong môi trường từ đó có các biện pháp nhằm phòng ngừa giảm thiểu tác hại của các kim loại trên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS. Đặng Kim Chi, 2007. Bài giảng độc học môi trường. Viện Khoa học Công nghệ môi trường- Trường Đại học Bách Khoa Hà nội.

2. GS.TS. Đặng Kim Chi, 1999. Hoá học Môi trường.NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội - 1999.

3. TS Trịnh Thị Thanh, 2000. Độc học môi trường và sức khỏe con người. NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

4. Th.s Đoàn Thị Thái Yên, 2006. Bài giảng độc học môi trường. Viện Khoa học Công nghệ môi trường- Trường Đại học Bách Khoa Hà nội.

5. Louis W. Chang and Lorris Cockerham. Toxic Metals in the environment

5. www.vinachem.com.vn

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Các kim loại độc trong môi trường (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)