- Motor đang chạy, bật công tắc P3 (Stop). Quan sát quá trình dừng của
motor.
- Nhập một giá trị tần số đích. Bật công tắc P2 (JOG) sang ON quan sát vận
hành motor. Bật P5 sang OFF quan sát vận hành motor.
3.2.7. Kết quả sau khi thực hiện đấu nối biến tần với động cơ không đồng bộ 3pha pha
Mô hình thực tế bộ biến tần SV400-IE5 đấu nối động cơ không đồng bộ 3 pha. Sau khi cài tần số từ ban đầu ta vẫn có thể thay đổi tần số ra bằng nút vặn chiết áp ở trên biến tần. Trong quá trình động cơ chạy ta có thể thay đổi chiều quay của động cơ thông qua việc thay đổi trạng thái của công tắc P1 và P2.
Hình 3.9: Thay đổi tần số trong khi động cơ đang hoạt động bằng nút vặn chiết áp.
Phương pháp sử dụng biến tần để điều khiển động cơ không đồng bộ là phương pháp hiện đại, được sử dụng rộng rãi hiện nay. Ưu điểm chính của phương pháp là cho phép điều khiển chính xác tốc độ động cơ trong khoảng rộng, tăng hiệu suất sử dụng, tiết kiệm năng lượng ( 20 – 30% so với đấu motor trực tiếp vào lưới), giá thành thấp.
KẾT LUẬN
Sau quá trình tìm hiểu và thực hiện đề tài, với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo: Nguyễn Ngọc Ánh, cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo bộ môn và sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành báo cáo của mình theo đúng kế hoạch được giao.
Trong đề tài này em đã thực hiện được những vấn đề như sau: 1. Làm quen và hiểu thêm về biến tần LS IE5.
2. Tìm hiểu được phương pháp điều chế độ rộng xung.
3. Nâng cao kĩ năng thực hành với biến tần, động cơ 3 pha và các thiết bị công suất. Qua đề tài này em đã rút ra được nhiều bài học và kinh nghiệm quý báu, nâng cao khả năng vận dụng lý thuyết để giải quyết các vấn đề thực tiễn và qua quá trình thực hiện đề tài em hiểu rõ hơn những kiến thức được học. Sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc sau này.
Do thời gian và kiến thức có hạn, nên báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự chỉ dẫn giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo bộ môn và các bạn để đồ án này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Sinh viên thực hiện:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1.] GS.TSKH. Thân Ngọc Hoàn (2005), Máy điện, NXB xây dựng.
[2]. Đặng Văn Đào –Trần Khánh Hà – Nguyễn Hồng Thanh (2007), Giáo
trình máy điện, NXB giáo dục.
[3]. Nguyễn Bính (1996), Điện tử công suất, NXB khoa học kĩ thuật.
[4]. Trần Văn Thịnh(2005), Tính toán thiết kế thiết bị điện tử công suất, NXB khoa học kĩ thuật
[5]. Diễn đàn Điện Tử Việt Nam (www.dientuvietnam.net ).
[6]. Datasheet của các Linh kiện Điện tử ( www.datasheetcatalog.com ). [7]. Trang tìm kiếm thông tin ( www.google.com ).