- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động
- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.
- Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, đặc biệt là hoạt động của các ngành dịch vụ.
- Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu. - Mở rộng và đa dạng các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề nhằm nâng cao chất lượng lao động.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
CÂU HỎI
1. Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta. 2. Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta hiện nay.
3. Tại sao việc làm đang trở thành một trong những vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay? Trình bày một số phương hướng giải quyết việc làm.
4. Cho bảng số liệu :
Cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế, giai đoạn 2000 – 2014 (%)
Năm Khu vực kinh tế
2000 2005 2007 2013
Nông – lâm – ngư nghiệp 65,1 57,3 53,9 47,1 Công nghiệp – xây dựng 13,1 18,2 19,9 20,8
Dịch vụ 21,8 24,5 26,2 32,1
a. Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1995 – 2007
BÀI 18. ĐÔ THỊ HÓA1. Đặc điểm 1. Đặc điểm
- Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp
- Tỉ lệ dân thành thị tăng (Atlat trang 15), nhưng vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực
- Phân bố đô thị không đều giữa các vùng
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có số lượng đô thị cao nhất nước, đến ĐBSCL và ĐBSH
+ Đông Nam Bộ có số lượng đô thị thấp nhất nhưng có quy mô dân số thành thị lớn nhất nước