Vật liệu cách nước

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn công nghệ vật liệu composite (Trang 27 - 30)

4. Vật liệu Composite trong kết cấu xây dựng

4.7.2 Vật liệu cách nước

Để sản xuất vật liệu cách nước người ta thay cốt cactong bằng giấy amiăng, sau đó dung dầu mỏ để tẩm. Loại này hông có lớp tráng mặt. Vật liệu cách nước được sản xuất ở dạng cuộn. Loại vật liệu này dùng làm lớp cách nước cho các công trình ngầm, làm lớp bảo vệ chống ăn mòn cho các ống dẫn bằng thép và để chống thấm cho mái bằng, mặt cầu.

Căn cứ vào chỉ tiêu chất lượng, vật liệu cách nước được chia làm hai loại mác với các chỉ tiêu được quy định như sau:

Nhiệt độ hòa mềm của bitum làm chất tẩm theo phương pháp “vòng và bi”: 50÷60oC.

Tỉ lệ trọng lượng của chất tẩm so với trọng lượng của giấy khô: không nhỏ hơn 0,6:1.

Tải trọng làm đứt khi kéo dải vật liệu cách nước rộng 50mm: không nhỏ hơn 30kG.

Độ phân lớp của vật liệu cách nước ở trạng thái bão hòa nước theo diện tích lớp: không lớn hơn 10 cm2.

Độ chống thấm dưới áp lực của cột nước cao 5cm: không nhỏ hơn 20 ngày đêm.

Độ dẻo ở nhiệt độ 16÷20oC, xác định bằng số lần uốn của mẫu đen 180o

trước khi xuất hiện vết nứt xuyên suốt: không nhỏ hơn 10.

Độ bão hòa nước sau 24h: không lớn hơn 13% trọng lượng khô. Hao hụt cường độ của mẫu bão hòa nước: không lớn hơn 25% .

Kết luận

Những vật liệu composite ứng dụng trong xây dựng đã được trình bày trong tập tiểu luận chỉ là những con số ít ỏi trong rất nhiều vật liệu composite trong xây dựng, nhưng nó đã khái quát được phần nào về những ứng dụng của composite trong xây dựng.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực Hóa học và Vật lý thì ngành khoa học vật liệu mà đặc biệt là vật liệu composite sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ để đáp ứng cho nhu cầu vật liệu xây dựng vốn đòi hỏi rất nhiều đặc tính bền kỹ thuật và tính chất cơ lý cao.

Em xin chân thành cảm ơn giáo viên bộ môn đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tập tiểu luận này.

Tài liệu tham khảo

[1] PGS.TSKH Phùng Văn Lự,Vật liệu xây dựng, NXB Giáo Dục, 2004. [2] Nguyễn Văn Dán, Công nghệ vật liệu mới, NXB ĐH Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, 2003.

[3] GS.TS La Văn Bình, Khoa học và công nghệ vật liệu, NXB ĐH Bách Khoa Hà Nội, 2008.

[4] Trần Ích Thịnh, Vật liệu Composite, NXB Giáo Dục, 1994. [5] B.N.Arzamaxov, Vật liệu học, NXB Giáo Dục, 2000.

[6] Phạm Phố, Vật liệu và vật liệu mới, NXB ĐH Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh, 2002.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn công nghệ vật liệu composite (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w