IV. Cách sử dụng micropipette:
5. Kết quả và thảo luận:
Hàm lượng lipid: mẫu 2 là 11,9%; mẫu 3 là 16,41%. Hàm lượng lipid giữa 2 mẫu chênh lệch đáng kể. Trung bình từ 3 mẫu lặp lại là 13,99 tương đối cao.
Nguyên nhân có thể do sai trong quá trình thực hiện thí nghiệm. Thời gian càng dài thì hàm lượng lipid còn lại trong bã càng ít. Mẫu thất thoát trong quá trình thực nghiệm.
So sánh với nhóm 1.a ( mẫu đậu nành):
- Hàm lượng lipid: 23,07% lớn hơn nhiều so với lượng lipid của mẫu bột bắp là 13,99%. Do đậu nành chứa rất nhiều lipid hơn các loại ngũ cốc khác.
6. Phụ lục số liệu
Bảng phụ lục hàm lượng lipid 3 lần lặp lại trong 1gram bột bắp:
Mẫu Khối lượng Giấy lọc Giấy lọc + Khối lượng % lipid
Hình 4.2: Gói 1gram mẫu bột bắp
mẫu (g) (g) mẫu (g) đã
sấy lipid
1 1,0006 1,7681 2,6319 0,1368 13,67%
2 1,0032 1,8048 2,6886 0,1194 11,90%
3 1,0071 1,7871 2,6289 0,1653 16,41%
BÀI 5: ĐỊNH LƯỢNG PROTEIN TỔNG (kjeldahl)
1. Mục tiêu:
Xác định hàm lượng Protein trong mẫu bột bắp.
2. Khái quát:
- Protein được cấu tạo từ nhiều nguyên tố như C, H, O, N, S, P… trong số các nguyên tố này, nitơ chiếm tỷ lệ tương đối cao (khoảng 15-17%) và tương đối ổn định trong thành phần của protein. Vì vậy về nguyên tắc, protein trong thực phẩm được định lượng bằng cách xác định nitơ tổng số và kết quả nhân với 6,25 (xem nitơ tổng số chiếm 16%).
- Bột bắp có trung bình 10,6% protein, protein chính của ngô là zein, một loại prolamin gần như không có ly sin và tryptophan. Nếu ǎn phối hợp ngô với đậu đỗ và các thức ǎn động vật thì giá trị protein ngô sẽ tǎng lên nhiều.
3. Vật liệu và phương pháp:
3.1. Thiết bị, dụng cụ, hóa chất và mẫu:
- Thiết bị, dụng cụ: tủ sấy 105oC, lò vô cơ hóa mẫu, máy phân tích đạm bán tự động, ống phân tích đạm tổng, bình hút ẩm, cố đựng mẩu để xách định trọng lượng không đổi.
- Hóa chất: Se:K2SO4:CuSO4 = 1:100:10, H2SO4 đđ, H2SO4 0,1N, NaOH 40%, Acid boric, methyl red, bromoresol green, ethanol, MgO.
- Mẫu vật: Bột bắp.
3.2. Phương pháp: - Dựa theo nguyên lý Kjeldahl
Khi đun sôi mẫu chứa N trong H2SO4 đậm đặc với sự chất xúc tác thì các hợp chất hữu cơ bị oxy hóa còn NH3 được giải phóng ra liên kết với H2SO4 tạo thành (NH4)2SO4.
Ta có thể xác định hàm lượng đạm này khi cho chúng tác dụng với sodium
hydroxide (NaOH), chúng sẽ được lôi cuốn bằng hơi nước và đi qua ống sinh hàn, ngưng tụ xuống bình tam giác chứa dung dich acid boric có chứa chất chỉ thị, tạo thành tetraborat amon.
Sau đó chuẩn độ dung dịch này bằng dung dịch chuẩn H2SO4 0,1N, NH3 được giải phóng và xác định được lượng Nitơ theo các phản ứng sau:
4. Tiến hành thí nghiệm: (ngẫu nhiên 3 lần lặp lại)
4.1. Vô cơ hóa mẫu:
- Cân 1gram bột bắp cho vào ống nghiệm đựng mẫu (ống Kjeldahl) của máy phân tích đạm.
- Thêm 5ml H2SO4 đậm đặc và một ít
bột xúc tác
(Se:K2SO4:CuSO4=1:100:10) vào ống Kjeldahl.
- Lắp ống vào hệ thống lò vô cơ hóa mẫu, mở máy và tiến hành vô cơ hóa mẫu.
- Việc vô cơ hoá mẫu hoàn tất khi thấy dung dịch trong ống vô cơ hoá
mẫu trong suốt không màu hoặc có màu xanh lơ của CuSO4.
- Để ống nghiệm và toàn bộ hệ thống nguội hoàn toàn, sau đó chuyển sang hệ thống máy chưng cất đạm.
4.2. Chưng cất đạm:
- Dùng 15ml thuốc thử Boric cho vào bình tam giác 250ml; đặt vào vị trí thu khí NH3 bay ra ( đầu thu mẫu ngập trong dung dịch acid Boric); chuyển mẫu (đã vô cơ hóa) vào bình chứa mẫu của hệ thống.
- Tiếp tục thêm từ từ 30ml NaOH 40% (m/v) vào; tiếp tục chưng cất để đuổi hết NH3 ra khỏi bình chứa mẫu (khoảng 15 phút từ lúc thuốc thử đổi màu).
- Định phân NH3 bằng dung dịch H2SO4 chuẩn 0,1N.
5. Kết quả và thảo luận:
5.1. Công thức tính:a. Mẫu rắn: a. Mẫu rắn:
b. Mẫu lỏng:
N: hàm lượng nitơ tổng số.
V: thể tích nguyên liệu đem phân tích.
Hình 5.1: hệ thống cơ hóa
m: khối lượng mẫu đem phân tích (g).
0,0014: số gam nitơ tương đương với 1ml H2SO4 0,1N Protein tổng số = Hàm lượng Nitơ tổng*6,25
6,25: hệ số đặc trưng cho protein
5.2.Kết quả thí nghiệm:
Bảng giá trị Nitơ tổng trong 3 lần lặp lại 1 gam mẫu bột bắp:
Mẫu Khối lượng mẫu (g) H2SO4 chuẩn độ (ml) Hàm lượng nitơ tổng số (%)
1 1,0006 4,9 0,69%
2 1,0019 7,8 1,09%
3 1,0008 2,5 0,35%
Nhận xét: Hàm lượng nitơ tổng trung bình là: 0,71%
Hàm lượng protein tổng số = 0,71*6,25= 4,4375%
Vậy hàm lượng protein tổng số trong mẫu bột bắp đem phân tích là 4,4375%.
Kết quả thu được ở các lần thực nghiệm có sự chênh lệch.
5.3. Giải thích:
- Mẫu bị dính thành ống, thành phễu,và tráng nước chưa sạch. - Lượng đạm còn đọng lại trong hệ thống.
- Trong nước vẫn có nguồn đạm.
- Sử dụng nhiều nước trong tráng rữa mẫu. - Hấp thụ chưa hết sản phẩm.
- Do chuẩn độ sai.
Thảo luận và kết luận: Rút kinh nghiệm và phương pháp tiến hành thí nghiệm cho
đúng quy cách để hạn chế sai số, hàm lượng đạm trong các loại lương thực hay trong cùng một loại được trồng ở các điều kiện khác nhau và trong các giai đoạn sinh trương khác nhau thì có hàm lượng khác nhau, do đó khó có thể cho một kết quả thí nghiệm chính xác.
BÀI 6: CHUẨN ĐỘ AMONIAC
1. Mục tiêu:
Xác định hàm lượng amoniac trong mẫu nước mắm
cá cơm Hồng Đài.