bộ, mâu thuẫn giữa mục tiêu của các chính sách vẫn thường xảy ra.
Bên cạnh đó, NHNN cũng không nắm được các khoản thu chi lớn của ngân sách nhà nước, nên bị động trong việc kiểm soát cung tiền trước tác động của các dòng tiền trong khu vực Chính phủ.
Thứ ba, việc điều hành CSLS của NHNN còn mang nặng tính hành chính. Trong thời gian vừa qua, mặc dù đóng vai trò là một trong những công cụ quan trọng trong việc bình ổn và định hướng thị trường trong điều kiện kinh tế bất ổn nhưng công cụ LSCB đi đôi với cơ chế trần lãi suất vẫn là công cụ can thiệp trực tiếp đối với lãi suất kinh doanh của NHTM. Chính vì vậy mà nó không tránh khỏi những hạn chế nhất định.
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả của chính sách lãi suất trong thời gian tới
3.1. Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa chính sách lãi suất với các chính sách kinh tế vĩ mô khác: kinh tế vĩ mô khác:
Hiện nay việc thực hiện CSLS nói riêng, CSTT nói chung còn tồn tại nhiều mâu thuẫn và thiếu đồng bộ với chính sách tài khóa gây cản trở lớn cho việc thực hiện mục tiêu chung của các chính sách kinh tế vĩ mô là thúc đẩy tăng trường kinh tế và kiềm chế lạm phát. Tình trạng CSLS thì thắt chặt trong khi chính sách tài khóa lại nới lỏng như đã từng xảy ra không những làm tính hiệu quả của công tác điều hành mà thậm chí còn gây nên những hiệu ứng tiêu cực đối với nền kinh tế. Các giải pháp thực thi chính sách tài khóa nếu được cân nhắc và phối hợp kịp thời với CSTT nói chung, CSLS nói riêng thì các mục tiêu chính sách tài khóa đạt được sẽ là bước đệm tạo điều kiện hỗ trợ tích cực cho việc thực thi CSLS.
3.2. Đảm bảo điều hành chính sách lãi suất linh hoạt và kịp thời:
Trong quá trình điều hành CSLS, lãi suất phải được điều hành một cách linh hoạt, kịp thời, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến tăng trưởng và tăng cường các tác động nhằm kiềm chế lạm phát. Muốn vậy, NHNN cần có những quyết định nhanh
nhạy, sử dụng các công cụ một cách linh hoạt, hạn chế các biện pháp trực tiếp gây sốc nền kinh tế.
Bên cạnh đó, cần phải xây dựng NHTW mạnh có tính độc lập cao so với chính phủ. Thực tế cho thấy NHNN Việt Nam có mức độ độc lập thấp và chịu sự can thiệp hành chính toàn diện của Chính phủ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của NHNN, nhất là trong việc thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định TTTT thời gian qua. Vì vậy, nâng cao tính độc lập của NHNN là một trong những điều kiện tiên quyết để tạo tiền đề căn bản trong hiệu quả hoạt động và là nền tảng quan trọng bảo đảm trước hết NHNN thực sự là NHTW và sau đó là tiến tới một NHTW hiện đại. Để làm được điều này, cần đổi mới cơ chế tổ chức và cách thức hoạt động NHNN.