Có thể nói, sự tham gia của công ty mua bán nợ sẽ bổ sung thêm giải pháp thực hiện tái cơ cấu hệ thống NHTM. Có thể hình dung công ty mua bán nợ sẽ giúp giải quyết các vấn đề sau: Giúp các TCTD xử lý nhanh các tài sản xấu để thu hồi nguồn tiền. TCTD không phải dùng nguồn lực để theo đuổi các vụ thanh lý tài sản, bán nợ… như trước đây để tập trung cho hoạt động kinh doanh chính;
* Tách các tài sản xấu của các TCTD ra khỏi hệ thống ngân hàng và công ty mua bán nợ thực hiện các biện pháp tái cơ cấu dễ dàng hơn, ví dụ có thể thành lập các pháp nhân mới, thành lập các liên doanh để xử lý và khai thác tài sản. Đây là những nghiệp vụ mà TCTD không dễ dàng thực hiện do bị hạn chế về phạm vi hoạt động, theo đó, các TCTD chỉ tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh ngân hàng và không tập trung vào các lĩnh vực khác ngoài một số lĩnh vực rất hạn chế mà Luật Các TCTD chophép;
* Giữ vai trò điều tiết trong trường hợp thị trường có biến động;
* Bên cạnh NHNN là người cho vay cuối cùng, công ty mua bán nợ cũng có thể được coi là một định chế có thể mua lại tài sản của các TCTD trong trường hợp TCTD có nhu cầu bán để giải quyết nhu cầu thanh khoản hay thu hẹp hoạt động kinhdoanh;
* Thu hút các khoản đầu tư dài hạn của các tổ chức có nguồn vốn dài hạn, ví dụ từ các công ty bảo hiểm... do đặc thù hoạt động của công ty mua bán nợ là đầu tư vào các tài sản dài hạn. Ví dụ: - Công ty mua bán nợ xấu KamCo của Hàn Quốc