CHÍNH PHỦ VÀ CÁC NHÀ KHOA HỌC VIỆT NAM CẦN LÀM GÌ ĐỂ NGĂN NGỪA VÀ ĐỐI PHÓ VỚI HIỂM HỌA NÀY

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Biến đổi khí hậu và du lịch sinh thái biển vũng tàu (Trang 29 - 34)

NGĂN NGỪA VÀ ĐỐI PHÓ VỚI HIỂM HỌA NÀY

Cần lưu ý rằng các hiện tượng như đã nêu trên xảy ra còn có tác động của nhiều yếu tố, như lượng nước và phù sa của các lưu vực sông; hoạt động nâng, hạ của kiến tạo địa chất hiện đại; tác động bất thuận chiều của các công trình nhân tạo, v.v... Vì vậy, càng rất cần được chú trọng nghiên cứu, xem xét. Việt Nam cần làm gì để ứng phó với hiểm họa đang được báo động ? Rất nhiều việc có tầm vóc và quy mô to lớn vừa trước mắt, vừa lâu dài cần được tính đến.

Trước hết, Việt Nam cần tham gia một cách chủ động và tích cực vào các chương trình do Liên hiệp quốc chủ trì về biến đổi khí hậu toàn cầu. Các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và quy hoạch, chiến lược phát triển cần được tổ chức và huy động tham gia một chương trình nghiên cứu cấp quốc gia. Nhà nước cần đầu tư thích đáng cho chương trình này. Chương trình cần được kết nối với các chương trình quốc tế và khu vực để có thể tiếp nhận thành quả nghiên cứu của các tổ chức nghiên cứu có uy tín trên thế giới, tiếp nhận sự viện trợ, giúp đỡ quốc tế. Mặt khác, thông qua việc nghiên cứu thực tế và thực tiễn, Việt Nam có thể đóng góp vào vấn đề đang được các tổ chức quốc tế bàn luận. Các vị lãnh đạo cao cấp nước ta cần dành thời gian, chủ động tham gia các hội nghị quốc tế do Liên hiệp quốc chủ trì về vấn đề này. Việc tham gia của chúng ta trong thời gian qua rõ ràng là còn thụ động. Tôi cho rằng các nhà khoa học Việt Nam có thể và cần được tổ chức tham gia nghiên cứu vấn đề hệ trọng này.

Việt Nam, một nước đang phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, nằm trong nhóm nước dễ bị tổn thương bởi các vấn đề môi trường do biến đổi khí hậu gây ra, như lũ lụt, hạn hán, bão ... Bên cạnh đó, với đường bờ biển dài, vấn đề mực

nước biển dâng cao có thể làm mất 12,2% diện tích của lãnh thổ và đe dọa tới chỗ sinh sống của 17 triệu người.

Chương trình quốc gia về biến động khí hậu toàn cầu tác động vào Việt Nam cần được tổ chức nghiên cứu, rà soát, kiểm định lại những kết quả nghiên cứu đã có từ trước tới nay, thực hiện một số đề tài nghiên cứu có mục tiêu hướng tới những kết luận khoa học tin cậy, dự báo được chiều hướng biến động cả trước mắt cũng như ở tầm trung hạn, dài hạn (được hiểu theo nghĩa tính bằng thập kỷ và thế kỷ). Các kết luận khoa học phải trở thành cơ sở cho việc hoạch định các quy hoạch, chiến lược và chính sách vì sự nghiệp phát triển bền vững cho tương lai đất nước, đặc biệt là quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật quốc gia, xây dựng các đô thị và vùng tập trung dân cư, các khu, cụm công nghiệp ... Trọng tâm của chương trình cần: tăng cường đầu tư, tổ chức các công tác điều tra cơ bản và mạng quan trắc sự biến đổi nhiệt độ, những biến động về quy luật vận động của khí quyển và thủy quyển và về vận động kiến tạo hiện tại ở Việt Nam, áp dụng những thiết bị và công nghệ tiên tiến hiện nay. Dự án VinaSat sắp tới cũng phải tính đến yêu cầu này. Tích cực tham gia Nghị định thư Montreal về giảm khí thải CFCs, Nghị định thư Kyoto về giảm khí thải CO2 và các khí thải gây hiệu ứng nhà kính, trước hết là phát huy kết quả và thúc đẩy mạnh mẽ việc thực hiện chương trình quốc gia đã được triển khai về phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, hạn chế tối đa tệ nạn cháy rừng, phục hồi nhanh chóng hệ sinh thái rừng ngập mặn đã bị tàn phá nặng nề. Đặc biệt, Việt Nam cần phải có một chiến lược đúng, đáp ứng nhu cầu gia tăng rất nhanh chóng về năng lượng, nhất là điện năng, phục vụ công nghiệp hóa đất nước. Nêu cao yêu cầu tiết kiệm năng lượng, hạn chế đến mức cần thiết việc sử dụng nguyên liệu hóa thạch (than, dầu mỏ, khí đốt), sớm có kế hoạch phát triển năng lượng sạch.

Một mặt, chúng ta chủ động, tích cực thực hiện phần trách nhiệm quốc gia của mình, mặt khác chúng ta cũng tích cực lên tiếng đòi các nước phát triển thực hiện cam kết thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc và các Hiệp định, Nghị định thư quốc tế về bảo vệ môi trường Trái đất vì sự sống còn của nhân loại. Tổng kết, rút ra các kinh nghiệm thành công và chưa thành công của cha ông ta trong nhiều thế kỷ qua, được đẩy mạnh trong thời cận hiện đại trong việc ứng phó với các loại “thiên tai”

thường xuyên xảy ra ở các vùng đồng bằng thấp, vùng ven biển; xây dựng mạng kênh mương rộng lớn phục vụ việc tưới và tiêu nước cho đồng bằng; gia cố hệ thống đê điều; xây dựng các công trình hồ thủy điện - thủy lợi điều tiết ở thượng nguồn; từng bước xây dựng tuyến đê biển từ Bắc vào Nam kết hợp xây dựng các cống điều tiết thoát lũ và ngăn mặn ở các cửa sông; xây dựng các công trình kè bờ chống sạt lở sông và biển; nạo vét dòng chảy cửa sông, luồng vào cảng; bơm thoát nước cưỡng bức đối với nạn úng, ngập sâu và ô nhiễm nặng tại các vùng đất thấp ở đồng bằng và ven biển. Đặc biệt, những hệ thống công trình có quy mô lớn, xây dựng bền vững lâu dài, như hệ thống công trình “chung sống với lũ” ở đồng bằng Cửu Long, tuyến đê biển Bắc-Nam, cần được hoạch định có căn cứ khoa học về tuyến, về nền móng, để những công việc được thực hiện ngày nay còn được tiếp nối thuận lợi cho nhiều thế hệ mai sau. Cần lưu ý rằng, các giải pháp như đã nêu trên không phải là không có những ý kiến khác nhau về mặt luận cứ khoa học.

Những công việc đã làm cho thấy không phải chúng ta không có những kinh nghiệm nhất định trong việc ứng phó với tai biến do nước biển dâng. Nhưng đó là việc biển dâng tiệm tiến. Vấn đề của báo động toàn cầu hiện nay là có nhiều khả năng biển sẽ dâng nhanh hơn và không loại trừ đột biến lớn, đưa đến hiểm họa hay thảm họa lớn cho nhân loại. Quả thật, nhận thức và suy nghĩ của chúng ta về vấn đề này còn quá ít. Để kết thúc, tôi thấy cũng cần nhắc đến những kinh nghiệm lịch sử của nhân loại đã được các nhà nghiên cứu thế giới đề cập từ lâu. Vì sao những nền văn minh rực rỡ của nhân loại, như các nền văn minh Lưỡng Hà, Ai Cập ở Trung Cận Đông - Bắc Phi, các nền văn minh Maya và Inca ở Trung và Nam Mỹ bị suy tàn, thậm chí biến mất một cách khó hiểu ? Nguyên nhân gốc rễ của các hiện tượng trên chắc chắn là hệ quả của sự biến đổi khí hậu lớn có tính toàn cầu, biểu hiện cụ thể ở từng khu vực, lãnh thổ. Cũng không phải không có lý khi gần đây xuất hiện các thông tin về việc Bộ Môi trường Nhật Bản cho biết sẽ cần hơn 64,5 tỷ USD để đối phó với mực nước biển dâng cao do băng tan ở hai cực. Phía Nhật Bản ước tính nếu mực nước biển tăng thêm 1 mét, 90% số bãi biển của nước này sẽ bị “nuốt chửng”, sản lượng lúa sẽ giảm 50% ... Các nguồn tin cũng cho biết Trung Quốc

đang xem xét việc xây dựng hệ thống đê kiên cố dọc suốt bờ biển, một kế hoạch được coi là xây dựng một “Vạn lý trường thành mới”.

Việt Nam là nước tham gia ký kết và tích cực thực hiện “Tuyên bố Thiên niên kỷ” của Liên hiệp quốc năm 2000, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường sống của hành tinh được nhấn mạnh. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X (tháng 4/2006) đặc biệt coi trọng yêu cầu phát triển nhanh, song phải bền vững, trong đó có yếu tố bảo vệ môi trường sinh thái; Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X mới đây về chiến lược biển dài hạn cũng nhấn mạnh vấn đề bảo vệ môi trường gắn liền với khai thác nguồn lợi của biển.

Rõ ràng vấn đề đặt ra vừa có yêu cầu bức xúc trước mắt, vừa có tầm quan trọng chiến lược lâu dài, cần có sự báo động và hành động trước khi quá muộn.

KẾT LUẬN

Hiệu ứng nóng lên đã ảnh hưởng tới các quần thể sinh vật sống trên toàn bộ địa cầu, đe dọa môi trường biển và ven bờ như các rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, các vùng cửa sông và các đụn cát ven biển. Các tác động từ các vực nước cùng với sự kết hợp khác nhau của nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự biến đổi khí hậu, do đó đã ảnh hưởng lớn tới cộng đồng dân cư trong các khu vực ven biển và hải đảo.

Các biến đổi khí hậu toàn cầu đang ảnh hưởng đến các cộng đồng và môi trường của chúng ta và sẽ tiếp tục ảnh hưởng trong vài thập kỷ tới. Nhiều minh chứng cho thấy rằng, các biến đổi này đang diễn ra bao gồm: tăng nhiệt độ, băng tan, mực nước biển dâng cao, mùa xuân xuất hiện sớm hơn, sự thay đổi về loài của động, thực vật. Trong vòng một vài thập kỷ, khí hậu nhiều nơi trên thế giới được dự đoán ấm lên đáng kể, khả năng rủi ro về hạn hán, cháy rừng, dịch bệnh và các tác động khác ở các vùng tăng cao. Các nhà hoạch định có một cơ hội – và một nhu cầu cấp thiết – để bắt đầu chuẩn bị từ ngày hôm nay cho các tác động từ biến đổi khí hậu, thậm chí khi họ vẫn tiếp tục công việc giảm khí thải nhà kính hiện tại và trong tương lai. Việc chờ đợi để xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho đến khi các tác động

được nhận ra trên toàn cầu dẫn đến những thiếu sót trong trang bị các kỹ năng cần thiết để đối phó với rủi ro và kiểm soát các hậu quả về mặt kinh tế và sinh thái, hoặc đón nhận những thuận lợi về các lợi ích tiềm năng. Tuy nhiên, việc chuẩn bị cho sự biến đổi khí hậu không phải chỉ nỗ lực mà có thể đáp ứng được tất cả. Các tác động do biến đổi khí hậu sẽ thay đổi từ vùng này đến vùng khác, chỉ khi sự kết hợp các vấn đề về thể chế, các công cụ pháp lý có hiệu lực cho các nhà hoạch định là đặc trưng cho từng vùng. Các cộng đồng khác nhau sẽ cần chuẩn bị hướng theo hoàn cảnh của họ. Các nhà hoạch định của chính phủ ở các cấp khác nhau phải đóng vai trò chủ động trong việc chuẩn bị để ứng phó với biến đổi khí hậu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Môi trường khí hậu thay đổi mối hiểm họa của tòan cầu

2. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Văn Thắng, 2008, Biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng, Hồ Chí Minh 26/6/2008.

3. Biến đổi khí hậu. Chủ biên: GS. TSKH. Nguyễn Đức Ngữ, NXB KHKT, HàNội, tháng 5/2008. Kết quả dự án “Nâng cao nhận thức và tăng cường nănglực cho địa phương trong việc thích ứng và giảm nhẹ BĐKH, góp phần thựchiện Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc và Nghị định thư Kyoto về biếnđổi khí hậu”. Mã số: VN/05/009. 4. www.thiennhien.net 5. www.unep.org 6. www.sinhhocvietnam.com/vn 7. www.monre.gov.vn 8. http://www.siwrr.org.vn/tv3_files/I.3-HanNinhThuan.pdf 9. www.vietbao.com 10.www.vnn.vn

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Biến đổi khí hậu và du lịch sinh thái biển vũng tàu (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w