Những khó khăn từ quá trình triển khai, thực thi chiến lược của

Một phần của tài liệu Chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh: Phân tích, đánh giá chiến lược kinh doanh của Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone (Trang 30)

CỦA VINAPHONE

So với Viettel và Mobifone thì Vinaphone là mạng di động ra đời đầu tiên. Tuy được lợi thế là người đi trước nhưng các mạng di động sau này đã biết “đi tắt đón đầu”, xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông trên cơ sở những công nghệ sẵn có. Vì vậy mặc dù đã xây dựng được một lực lượng khách hàng đầu tiên nhưng do chưa xác định rõ đâu là khách hàng mục tiêu để có những chính sách chăm sóc phù hợp nên Vinaphone dễ mất những khách hàng tiềm năng ban đầu đó.

Trong quá trình triển khai, thực thi chiến lược đã vạch ra Vinaphone đã gặp không ít khó khăn. Do càng ngày sự cạnh tranh giữa các mạng viễn thông lớn diễn ra càng gay gắt, đặc biệt trong các cuộc chạy đua về giảm giá cước, khuyến mãi thẻ nạp khiến thị trường dịch vụ viễn thông gần như bão hòa, đến mức một thời gian dài Bộ Bưu chính viễn thông còn ra quyết định cấm khuyến mại 100% giá trị thẻ nạp. Ngoài ra chất lượng dịch vụ cũng phải được đặt lên hàng đầu, dịch vụ cung cấp không những phong phú, đa dạng cho khách hàng nhiều sự lựa chọn, mà chất lượng dịch vụ tốt sẽ thu hút nhiều đối tượng. Khách hàng mục tiêu của

29

Vinaphone chính là những doanh nhân sử dụng dịch vụ di động từ những ngày còn sơ khai, do khi đó chỉ có Vinaphone là độc quyền, Vinaphone nên có những chính sách ưu đãi tốt hơn để tri ân những khách hàng đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của mình trong một thời gian dài, đồng thời khai thác tối đa khách hàng thực tế và tiềm năng.

5.4. MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG CHIẾN LƯỢC HIỆN TẠI CỦA VINAPHONE

Công tác xây dựng chiến lược thị trường của công ty đã có nhiều chuyển biến, đóng góp một phần quan trọng vào đổi mới cơ chế quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty trong thời gian qua. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu bước đầu, công tác xây dựng chiến lược của công ty còn bộc lộ nhiều hạn chế:

Trong việc phân tích các tác động của môi trường kinh doanh đến hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty chủ yếu dựa vào các thông tin có được từ con đường chính thức như chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, chiến lược của ngành, chưa chủ động tìm kiếm các thông tin riêng, các thông tin từ con đường không chính thức, các thông tin thể hiện sự thay đổi về chất của các đối thủ cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, của các sản phẩm thay thế nên chất lượng của công tác dự báo chưa cao. Phần lớn các yếu tố mà công ty đưa ra mới chỉ là tổng hợp, thống kê chưa chỉ ra được ảnh hưởng tác động của nó tới hoạt động của mình. Ví dụ như: Trong phân tích con người công ty mới nêu lên được đội ngũ cán bộ chuyên sâu về công nghệ hiện đại còn thiếu, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhưng đội ngũ kỹ thuật ở bộ phận nào? hay toàn bộ đội ngũ kỹ thuật? Công tác đào tạo nào chưa đáp ứng? Thì chưa làm được rõ.

Với đặc thù là một doanh nghiệp có vốn Nhà nước, là một trong những doanh nghiệp xương sống của tập đoàn, cùng với nhiệm vụ chính trị to lớn của mình địa bàn hoạt động trải dài trên toàn quốc, tuy nhiên công tác phân tích và lựa chọn thị trường mục tiêu chưa được công ty quan tâm đầu tư. Cụ thể, trong công tác phân đoạn thị trường công ty dựa vào 2 tiêu chí để phân đoạn thị trường là địa lý và đối tượng sử dụng. Phân chia theo yếu tố địa lý có các đoạn: thị trường vùng đồng bằng, thành phố, khu kinh tế phát triển và thị trường các tỉnh miền núi, trung

du, vùng nông thôn. Việc phân chia như vậy không thể hiện sựđồng nhất giữa các thị trường về thu nhập, khả năng chi tiêu, thói quen tiêu dùng… Ví dụ như trong đoạn thị trường thành phố thì các thành phố trực thuộc TW, thành phố trực thuộc tỉnh, hai loại thành phố này khác hẳn nhau về mức sống, thu nhập, khả năng tiêu dùng… Do việc phân đoạn thị trường không rõ ràng nên công tác lựa chọn thị trường và định vị sản phẩm cũng không có được sự chọn lựa chính xác.

Việc xây dựng chính sách phân phối để nhằm thúc đẩy hơn nữa công tác lưu thông tiêu thụ sản phẩm, làm cho sản phẩm đến tay người tiêu dùng thuận lợi và nhanh nhất. Tuy nhiên, trong chính sách phân phối của công ty mới chỉ thấy được các loại hình kênh phân phối, các trung tâm đầu mối trên toàn quốc mà chưa nêu bật được nên tập trung ưu tiên phát triển kênh nào hay là phát triển cả các kênh; chính sách khuyến khích, ưu đãi cho mỗi kênh là như thế nào để hàng hoá lưu thông được nhanh hơn.

Các hoạt động quảng cáo, khuyến mại, tài trợ trong chính sách xúc tiến hỗn hợp của công ty trong thời gian qua được thực hiện tương đối nhiều, tuy nhiên các hoạt động này được thực hiện vẫn thiếu tính bài bản chuyên nghiệp chưa có sự phối hợp đồng bộ với nhau và với các hoạt động thị trường khác. Việc lập kế hoạch cho các hoạt động xúc tiến hỗn hợp trong năm thì hầu như không có, chỉ đơn thuần là quảng cáo khuyến mại vào những dịp lễ tết… trong năm thường thực hiện ít, đến cuối năm hoạt động dồn dập nên hiệu quả chưa cao. Phương thức thực hiện quảng cáo thiếu tính chuyên nghiệp, thông điệp quảng cáo thiếu rõ ràng và sức lôi cuốn gây ấn tượng quảng cáo thấp. Ngân sách sử dụng cho quảng cáo chưa đáp ứng được nhu cầu thúc đẩy phát triển dịch vụ, phân bổ ngân sách cho các hoạt động xúc tiến chưa hợp lý.

Tuy đã có những chủ trương trong công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển, cải cách chếđộ tiền lương và khen thưởng để thu hút những người có trình độ và để khuyến khích người lao động phát huy tài năng nhưng thực trạng nguồn nhân lực của công ty vẫn còn tồn tại một số vấn đề như: công tác cơ cấu và bố trí lao động còn chưa hợp lý, đồng đều; một số bộ phận cán bộ, công nhân viên còn ỷ lại chưa có ý thức và trách nhiệm trong công việc; còn một số bất cập trong việc đào tạo và

31

phát triển nguồn nhân lực. Đây là yếu tố cản trở lớn trong quá trình phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông của công ty.

Quy trình dịch vụ viễn thông của công ty đã bộc lộ một số nhược điểm sau thời gian hoạt động. Mặc dù áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại nhưng chất lượng mạng lưới trong thời gian qua không đảm bảo do công tác nghiên cứu thị trường không theo kịp sự phát triển, làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng dịch vụ và hình ảnh của nhà cung cấp.

Mặc dù đã có chủ trương của công ty trong công tác chăm sóc khách hàng mà cụ thể là quy định nghiệp vụ chăm sóc khách hàng và quy định xử lý thư góp ý của khách hàng nhưng công ty vẫn không tránh khỏi những khiếu nại, phàn nàn của khách hàng về công tác phục vụ, về chất lượng dịch vụ. Ý thức và kỹ năng của đội ngũ chăm sóc khách hàng tuy thường xuyên được nâng cao nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu do một số bộ phận nhân viên (thậm chí cả cấp quản lý) không nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác phục vụ khách hàng.

CHƯƠNG VI

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VINAPHONE TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

6.1. CƠ SỞĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC MỚI CHO VINAPHONE

Từ những phân tích, nhận định về vị trí cạnh tranh, môi trường vĩ mô, vị trí ngành, điểm mạnh - điểm yếu và phân tích những hạn chế xuất hiện trong quá trình triển khai chiến lược kinh doanh của Vinaphone, tôi đề xuất chiến lược của Vinaphone đến năm 2015

6.2. ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC MỚI CHO VINAPHONE THEO MÔ HÌNH DELTA VÀ BẢN ĐỒ CHIẾN LƯỢC BẢN ĐỒ CHIẾN LƯỢC

6.2.1. Xây dựng chiến lược qua mô hình Delta Project

6.2.1.1. Xác định tam giác định v

Như trên đã nêu, Công ty dịch vụ viễn thông Vinaphone lấy khách hàng làm cốt lõi trong chiến lược hiện nay đã rõ ràng và để khẳng định chiến lược đã chọn là đúng đắn đối với công ty, tôi vẫn xin đề xuất tam giác định vị xác định lấy khách hàng làm trung tâm bằng cách có cách kênh truyền thông phản hồi, “thỏa mãn nhu cầu khách hàng” tạo sự khác biệt trong các sản phẩm dịch vụ, để làm được vậy toàn Công ty Vinaphone từ lãnh đạo cấp cao đến cán bộ nhân viên trong công ty luôn có sự cam kết khách hàng luôn là vị trí trung tâm.

6.2.1.2. Xác định v trí cnh tranh

Thị trường dịch vụ thông tin di động ngày càng khốc liệt nhưng Vinaphone phải xác định cho mình luôn ở vị trí các nhà cung cấp có dịch vụ tốt nhất trên thị trường di động Việt Nam.

6.2.1.3. Cơ cu ngành

Tập trung vào dịch vụ di động, mà chủ yếu vào mảng dịch vụ thoại vì đây là dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tiếp tục triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ roaming trong nước và quốc tế.

6.2.1.4. Các lĩnh vực kinh doanh

- Các dịch vụ di dộng cho thuê bao trả trước và trả sau -Đầu tư tài chính

33

6.2.1.5. Đổi mi, ci tiến V công ngh V công ngh

Đi thẳng vào công nghệ hiện đại, phát triển mạng di động thế hệ thứ 3, cho phép cung cấp các dịch vụ đa phương tiện di động cũng như dịch vụ tốc độ cao qua thuê bao di động.

Xu hướng liên mạng di động - Internet sẽ phát triển mạnh trong tương lai khi mà thị trường ngày càng nhiều người sử dụng điện thoại di động và Internet.

Giai đoạn 2011-2015 sẽ triển khai và phát triển công nghệ 3G, do đó các thiết bị thuộc công nghệ 3G sẽ từng bước thay thế thiết bị công nghệ 2G và 2G+. Phát triển mạnh di động nội vùng với các công nghệ IPAS, CDMA, GSM trên các khu vực có nhu cầu.

V phát trin mng lưới

Công ty tiếp tục chính sách mở rộng vùng phủ sóng và nâng cao chất lượng mạng. Các nhà cung cấp mới trong thời gian qua là bài học đắt giá về tầm quan trọng của chất lượng dịch vụ (S-Fone của SPT, EVN…), mặc dù được quảng cáo rầm rộ và chuyên nghiệp, chiến dịch khuyến mại lớn, giá cước rẻ hơn nhưng do vùng phủ sóng còn hạn chế nên phát triển chậm.

V dch v

Phát triển dịch vụ di động nhiều ứng dụng do công nghệ GPRS hỗ trợ: truyền số liệu, truy cập mạng nội bộ từ xa, truy cập trực tiếp internet qua GPRS, định vị thuê bao, đặc biệt là các dịch vụđi kèm trên nền mạng 3G.

Việc phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ phải đi đôi với các biện pháp nâng cao năng suất lao động, hạ chi phí, giá thành dịch vụ, phấn đấu các dịch vụ viễn thông trong đó có dịch vụ thông tin di động phải có giá cước thấp hơn hoặc tương đương so với các nước trong khu vực.

V giá cước

Công ty chủ trương tiếp tục điều chỉnh giá, cơ cấu giá theo cơ chế thị trường. Giai đoạn 2011-2015, cước di động giảm bình quân 5%/năm.

V th trường

Chú trọng đến những vùng thị trường quan trọng như các vùng kinh tế trọng điểm, các điểm du lịch, các khách hàng lớn, các dịch vụ trọng yếu có tỷ trọng doanh thu cao.., từng bước hướng tới các thị trường nông thôn. Phát triển nhanh các dịch vụ mới có tốc độ tăng trưởng cao trong đó có dịch vụ thông tin di động.

Vđịnh hướng kinh doanh

Công ty chủ trương phát triển các hình thức bán buôn lưu lượng, bán lại lưu lượng và chú trọng đến dịch vụ kết nối với các nhà khai thác khác.

V kênh phân phi

Công ty thực hiện chủ trương phát triển rộng khắp các kênh bán hàng, đa dạng hoá các hình thức bán hàng, tận dụng nguồn lực xã hội để bán hàng cho công ty.

Mc tiêu chiếm lĩnh th trường thuê bao di động đến năm 2015

Mục tiêu của công ty đến cuối năm 2015 thị phần thuê bao điện thoại di động sẽ giữ ở mức 28 – 30%, mạng thông tin di động có khoảng 30,5 triệu thuê bao, tốc độ tăng trưởng thuê bao bình quân giai đoạn 2010 – 2015 đạt khoảng 20% giảm dần đến điểm bão hòa. Cụ thể như sau :

Bảng 3: Mục tiêu chiếm lĩnh thị trường thuê bao di động của Vinaphone đến năm 2015 Mục tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 TB trên mạng (nghìn TB) 23.039 25.344 27.132 29.045 30.500 Trong đó: TB trả trước (nghìn TB) 15.455 16.393 16.895 17.973 18.500 TB trả sau (nghìn TB) 7.584 8.950 10.237 11.072 12.000 Thị phần thuê bao (%) 30 30 30 30 30

(Nguồn: Kế hoạch phát triển 10 năm 2005-2015 của Vinaphone)

6.2.2. Xây dựng chiến lược qua Bản đồ chiến lược

6.2.2.1.V mt tài chính

- Tăng cường sử dụng tài sản - Cải thiện cấu trúc giá

35 - Nâng cao giá trị gia tăng cho khách hàng - Mở rộng đầu tư

6.2.2.2. V mt khách hàng

- Lựa chọn khách hàng mục tiêu để có chính sách chăm sóc phù hợp - Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ

- Giá cả cạnh tranh

- Phát triển chiến lược Marketing và phát triển thương hiệu

6.2.2.3. V mt ni b

- Xác định khách hàng mục tiêu là những doanh nhân hòa mạng từ những ngày còn sơ khai

- Phân loại khách hàng theo nhóm

- Các kế hoạch đóng góp xã hội và phát triển cộng đồng: ủng hộ trẻ em khuyết tật, những người bị chất độc màu da cam, tài trợ các cuộc thi tìm kiếm tài năng trẻ trong một số lĩnh vực

6.2.2.4. V kh năng hc hi và phát trin

- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc riêng, nâng cao năng lực và tầm nhìn đội ngũ lãnh đạo, đẩy mạnh khả năng làm việc theo nhóm của cán bộ, khả năng tương tác giữa các bộ phận, phòng ban với nhau.

6.3. CHIẾN LƯỢC QUA MÔ HÌNH DELTA VÀ BẢN ĐỒ CHIẾN LƯỢC

Hiệu quả hoạt động

Đã thực hiện liên kết với các hãng viễn thông nước ngoài

để nâng cao năng lực cạnh tranh

Cơ cấu ngành

Tập trung chủ yếu vào mảng dịch vụ thoại Tiếp tục triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ roaming trong nước và quốc tế Giải pháp toàn diện cho khách hàng Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi - Trở thành mạng di động hàng đầu Việt Nam

- Mang dịch vụ di động đến cho khách hàng dù bất cứ nơi đâu

- Giá trị cốt lõi: phục vụ khách hàng tốt nhất, thể hiện mọi cung bậc tình cảm để mang con người đến gần nhau hơn, vừa kinh doanh vừa phục vụđể thúc đẩy phát triển kinh tếxã hội

Xác định vị trí cạnh tranh

Là mạng di động dẫn đầu Việt Nam

Các lĩnh vực kinh doanh

- Dịch vụđiện thoại di động cho thuê bao trả trước và trả sau

- Đầu tư tài chính

Đổi mới, cải tiến

- Ứng dụng công nghệ hiện

đại, cho phép cung cấp các dịch vụ đa phương tiện, dịch vụ tốc độ cao qua thuê bao diđộng. - điều chỉnh giá, cơ cấu giá theo cơ chế thị trường Xác định khách hàng mục tiêu - xác định khách hàng mục tiêu và phân khúc rõ ràng 4 quan điểm khác nhau Tài chính, khách hàng, quy trình nội tại, học hỏi và phát triển Ma trận kết hợp và ma trận hình cột Thử nghiệm và phản hồi

37

6.3.2. Bản đồ chiến lược

Làm việc theo nhóm và khả năng tương tác tốt

BN ĐỒ CHIN LƯỢC

Nâng cao giá trị cổ đông Dài hạn

Chiến lược tăng trưởng Chiến lược năng suất

Cải thiện cấu trúc về giá

Xây dựng vănhóa Doanh nghiệp

Tăng trưởng sử dụng tài sản

Ban lãnh đạo chuyên nghiệp, có tầm nhìn

Mở rộng các cơ hội thu nhập phát triển đầu tư

Một phần của tài liệu Chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh: Phân tích, đánh giá chiến lược kinh doanh của Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)