3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp
thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Rễ giữ cho cây được mọc trên đất, Rễ hút nước và muối khoáng hòa tan. Không phải tất cả các loại cây đều có cùng một loại rễ. Bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - Nhận biết và phân biệt được hai loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm. - Phân biệt được cấu tạo và chức năng các miền của rễ.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp
thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
- GV yêu cầu nhóm HS đặt mẫu vật lên bàn.
- GV yêu cầu nhóm HS chia rễ cây thành 2 nhóm, hoàn thành bài tập mục SGK tr.29 trong phiếu. - GV lưu ý giúp đỡ nhóm HS nhận biết tên cây, giải đáp thắc mắc cho từng nhóm.
- GV hướng dẫn ghi phiếu học tập (chưa sửa bài tập).
- GV tiếp tục yêu cầu HS làm bài tập 2. Đồng thời GV treo tranh câm hình 9.1 tr.29 SGK để HS quan sát. - GV chữa bài tập 2-> chọn một nhóm hoàn chỉnh nhất nhất để nhắc lại cho cả lớp cùng nghe.
- GV cho các nhóm đối chiếu các đặc điểm của rễ với tên cây trong nhóm A, B của bài tập 1 đã phù hợp chưa, nếu chưa thì chuyển các cây của nhóm cho đúng.
- GV gợi ý bài tập 3 dựa vào đặc
điểm có thể gọi tên rễ.
(Nếu HS gọi nhóm A là rễ thẳng thì GV có thể chỉnh lại là rễ cọc).
- GV hỏi: Đặc điểm của rễ cọc và
rễ chùm?
- HS đặt tất cả cây có rễ của nhóm lên bàn.
- Kiểm tra quan sát thật kĩ nhìn những rễ giống nhau đặt vào 1 nhóm -> trao đổi
thống nhất tên cây của từng nhóm ghi phiếu học tập ở bài tập 1.
Bài tập : HS quan sát kĩ rễ của các cây ở nhóm A chú ý kích thước của rễ, cách mọc trong đất, hết hợp với tranh (có một rễ to, nhiều rễ nhỏ)
ghi lại vào phiếu, tương tư như thế với rễ cây nhóm B. - HS đại diện của 1 2 nhóm trình bày nhóm khác nghe và nhận xét bổ sung.
- HS làm bài tập 2. Đại diện nhóm trình bài ý kiến của nhóm.
- HS đối chiếu với kết quả đúng để sửa chữa nếu cần.
- HS làm bài tập 3 từng nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét thống nhất tên của rễ cây ở 2 nhóm là Rễ cọc và Rễ chùm.
- HS nhìn vào phiếu đã chữa của nhóm đọc to cho cả lớp cùng nghe.
- HS trả lời đạt:
+ Rễ cọc: có một rễ cái to khỏe, đâm thẳng, nhiều rễ con mọc xiên, từ rễ con mọc nhiều rễ nhỏ hơn.
- Có 2 loại rễ chính:
+ Rễ cọc: có một rễ cái to khỏe, đâm xâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên, từ rễ con mọc nhiều rễ bé hơn nữa. + Rễ chùm: gồm nhiều rễ to dài gần bằng nhau, mọc tỏa ra từ gốc thân thành một chùm.
- GV nhận xét, cho HS ghi bài. - GV cho HS xem mẫu vật rễ cọc, rễ chùm -> hoàn thành bài tập SGK tr 30.
- GV có thể cho điểm nhóm nào học tốt hay nhóm trung bình có tiến bộ để khuyến khích.
+ Rễ chùm: gồm nhiều rễ to dài gần bằng nhau, mọc tỏa từ gốc thân thành chùm.
- HS ghi bài vào vở
- HS hoạt động cá nhân: Quan sát rễ cây của GV kết hợp với hình 9.2 tr.30 SGKhoàn thành 2 câu hỏi ở dưới hình.
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm A B
1 Tên cây: - Cây rau cải, cây mít, cây đậu. - Cây hành, cỏ dại, ngô. 2 Đặc điểm
chung của rễ:
- Có một rễ cái to khỏe đâm thẳng, nhiều rễ con mọc xiên, từ rễ con mọc nhiều rễ nhỏ hơn.
- Gồm nhiều rễ to dài gần bằng nhau, mọc tỏa từ gốc thân thành chùm.
3 Đặt tên rễ: - Rễ cọc - Rễ chùm.
- GV cho HS tự nghiên cứu tr.30 SGK. - GV treo tranh câm các miền của rễ -> gọi HS lên bảng điền vào tranh các miền của rễ. - GV hỏi:
1. Rễ có mấy miền?
Kể tên?
2. Chức năng chính
của các miền của rễ?
- GV nhận xét -> cho HS ghi bài.
- HS đọc nội dung trong khung, quan sát tranh và chú thích ghi nhớ
- 1 HS lên bảng xác định được các miền -> HS khác theo dõi nhận xét, sửa lỗi (nếu có).
- HS trả lời câu hỏi đạt: Rễ có 4 miền:
+ Miền trưởng thành: dẫn truyền.
+ Miền hút: hấp thụ nước và muối khoáng.
+ Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra. + Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ. - HS ghi bài vào vở.
2: Các miền của rễ Rễ có 4 miền chính Rễ có 4 miền chính + Miền trưởng thành: có các mạch dẫn dẫn truyền. + Miền hút: có các lông hút hấp thụ nước và muối khoáng. + Miền sinh trưởng: có các tết bào phân chia làm cho rễ dài ra. + Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm: Câu 1. Rễ cọc có đặc điểm nào sau đây ?
A. Bao gồm nhiều rễ cái lớn, từ rễ cái mọc ra nhiều rễ con đâm ngược lên trên mặt đất. B. Bao gồm một rễ cái lớn, từ rễ cái mọc ra nhiều rễ con đâm xiên xuống mặt đất. C. Bao gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau, mọc tỏa ra từ gốc thân tạo thành chùm. D. Bao gồm nhiều rễ con mọc nối tiếp nhau tạo thành chuỗi.
Câu 2. Rễ thực vật được phân chia làm mấy loại chính ?
A. 2 loại B. 3 loại C. 4 loại D. 5 loại
A. Rau dền B. Hành hoa C. Lúa D. Chuối
Câu 4. Trong số các cây dưới đây, có bao nhiêu cây có rễ chùm ? 1. Bưởi 2. Diếp cá 3. Dừa 4. Ngô 5. Bằng lăng
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
Câu 5. Nhóm nào dưới đây gồm hai loài thực vật có cùng dạng rễ ? A. Tỏi và rau ngót B. Bèo tấm và tre
C. Mít và riềng D. Mía và chanh
Câu 6. Cây nào dưới đây có cấu tạo cấu tạo rễ có nhiều sai khác với những cây còn lại ?
A. Bèo cái B. Bèo Nhật Bản C. Bèo tấm D. Đậu xanh
Câu 7. Người ta phân chia phần rễ cây mọc trong đất thành mấy miền chính ? A. 3 miền B. 4 miền C. 2 miền D. 5 miền
Câu 8. Cây nào dưới đây có rễ phụ ?
A. Tất cả các phương án đưa ra B. Si
C. Trầu không D. Ngô
Câu 9. Theo chiều từ rễ lên thân, các miền của rễ được sắp xếp theo trình tự như thế nào ?
A. Miền chóp rễ, miền sinh trưởng, miền hút, miền trưởng thành. B. Miền sinh trưởng, miền chóp rễ, miền hút, miền trưởng thành. C. Miền chóp rễ, miền hút, miền sinh trưởng, miền trưởng thành. D. Miền hút, miền chóp rễ, miền trưởng thành, miền sinh trưởng.
Câu 10. Trong cấu tạo của rễ, miền trưởng thành đảm nhiệm chức năng gì ? A. Hấp thụ nước và muối khoáng B. Che chở cho đầu rễ
C. Dẫn truyền D. Làm cho rễ dài ra
Đáp án
1. B 2. A 3. A 4. C 5. B
6. D 7. B 8. A 9. A 10. C
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập