4. Hệ thống các ví dụ, các bài tập cụ thể cùng lời giải minh họa cho chuyên đề
4.7. Dạng đề so sánh trong tác phẩm văn xuôi
Mức độ Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng Vận dụng cao
Cộng
Nghị luận về hai nhân vật, hai chi tiết… trong một hoặc hai tác phẩm văn học - Nhận diện được vấn đề nghị luận - Hiểu được các bình diện của vấn đề. Vận dụng các thao tác lập luận, kiến thức về tác phẩm để tạo lập văn bản.. Phân biệt được sự giống và khác nhau của vấn đề nghị luận Số điểm: Tỉ lệ: 1,0 20% 1,0 20% 2,0 40% 1,0 20% 5,0 100%
Đề 1. Trong tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao), sau đêm gặp gỡ thị Nở, sáng mai ra, Chí Phèo nghe thấy Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! (Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2001, tr.149).
Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), vào đêm tình mùa xuân Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. (Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2001, tr.7).
Cảm nhận của anh/chị về hai chi tiết nghệ thuật đó. Gợi ý làm bài
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Trích dẫn hai chi tiết đưa ra trong đề bài.
II. Thân bài
1. Chi tiết trong truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao)
a. Nội dung
- Là sự cảm nhận của Chí Phèo về những âm thanh giản dị của đời thường và hướng về thế giới bên ngoài với khát khao hòa nhập sau những năm dài sống triền miên trong những cơn say.
- Thể hiện sự thức tỉnh trong tâm hồn một con người từng bị coi là quỷ dữ. - Góp phần thể hiện sinh động tư tưởng nhân đạo của Nam Cao.
b. Nghệ thuật
- Chi tiết được viết bằng ngôn ngữ trần thuật nửa trực tiếp, vừa là lời của người kể chuyện, vừa là cảm nhận của nhân vật, giúp khắc học rõ nét tính cách và diễn biến tâm lí nhân vật.
2. Chi tiết trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ( Tô Hoài)
a. Nội dung
- Tiếng sáo mang ý nghĩa tả thực, gợi một nét phong tục trong đời sống sinh hoạt của đồng bào vùng cao vào mùa xuân.
- Chi tiết cho thấy Mị đã không còn chai sạn, vô cảm trong tâm hồn, đã biết lắng nghe và cảm nhận những âm thanh của cuộc sống.
- Thiết tha bổi hổi vừa miêu tả cung bậc của tiếng sáo, vừa diễn tả tâm trạng của người nghe sáo, thể hiện Mị đã biết sống lại với ước mơ và khát khao đã mất của đời mình.
- Góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của Tô Hoài. b. Nghệ thuật
- Sử dụng từ láy có khả năng biểu đạt sâu sắc thế giới nội tâm của nhân vật.
- Ngôn ngữ trần thuật ở ngôi thứ 3 nhưng có sự đồng cảm sâu sắc giữa nhà văn và nhân vật, tạo một tình huống nghệ thuật mang ý nghĩa tư tưởng: tiếng sáo trở thành biểu tượng của khát vọng tình yêu, khát vọng hạnh phúc.
3. Điểm tương đồng và khác biệt
- Tương đồng: Cả hai chi tiết đều miêu tả sự tác động của âm thanh đời sống tới sự hồi sinh, thức tỉnh của những tâm hồn. Những chi tiết đó đều thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc và chứng tỏ biệt tài sử dụng chi tiết của các nhà văn.
- Khác biệt:
+ Chi tiết tiếng sáo gợi tả nét đẹp phong tục vùng cao được Tô Hoài tô đậm trong tác phẩm, trở thành nỗi ám ảnh, góp phần thức tỉnh tâm hồn Mị.
+ Chi tiết tiếng chim hót được xuất hiện thoáng qua, nhưng cũng biểu hiện sự hồi sinh trong tâm hồn Chí Phèo.
III. Kết bài
- Khái quát lại vấn đề, khẳng định vị trí, ý nghĩa của hai chi tiết trên đối với tác phẩm.