Hệ thống điện tự dùng một chiều: 1 Giới thiệu hệ thống tự dùng DC :

Một phần của tài liệu chuyên đề về nhà máy điện (Trang 29 - 35)

- Kết cấu và bố trí thiết bị hệ thống điện tự dùng 220VDC nhà máy thủy điện Đrây H’Linh 1 được mô tả trên sơ đồ hệ thống tự dùng 220VDC kèm theo.

- Nguồn cung cấp cho hệ thống điện một chiều được lấy từ:

+ Hai hệ thống ắc quy 220V/200Ah, mỗi hệ thống gồm 116 bình, đầu ra của hệ thống ắc quy được dẫn đến các tủ phân phối GSHV1 và GSHV2.

+ Thiết bị chỉnh lưu PMI PRDAT 22060 và OGU 542 làm việc ở chế độ phụ nạp dùng để cung cấp điện một chiều cho hệ thống điều khiển và nạp điện cho ắc quy. Thiết bị chỉnh lưu OGU 542 bao gồm một bộ chỉnh lưu chính và một bộ chỉnh lưu phụ và các thiết bị đóng cắt chuyển đổi được ký hiệu như sau:

* Chỉnh lưu chính: OGU 542. * Chỉnh lưu phụ: OGU 544. - Các ký hiệu qui ước trong tủ: + Thanh cái tủ GSHV 1: A 1 + Thanh cái tủ GSHV 2: A 2

+ Hai cầu dao cấp nguồn từ A 1: A 1.1 và A 1.2 + Hai cầu dao cấp nguồn từ A 2: A 2.1 và A 2.2 + Thanh cái tủ GSLV1: B 1

+ Thanh cái tủ GSLV2: B 2

+ Cầu dao cấp nguồn Từ B1: B1.2

+ Cầu dao cấp nguồn Từ B2: B2.1 và B2.2.

- Hai tủ phân phối điện một chiều ký hiệu GSHV1 và GSHV2 lấy điện từ bộ chỉnh lưu và ắc quy đến. Hai tủ phân phối được đấu nối liên kết với nhau để đảm bảo việc cung cấp điện một chiều được liên tục.

- Hai tủ phân phối điện một chiều chiếu sáng sự cố: GSLV1 và GSLV2 để cung cấp điện chiếu sáng cho toàn bộ nhà máy khi sự cố mất điện tự dùng nhà máy. Hai tủ phân phối này cũng được đấu nối liên kết với nhau.

- Hai tủ phân phối và điều khiển GSHV1 và GSHV2 cấp nguồn một chiều cho các tủ sau đây trong nhà máy:

+ Các tủ tự động và điều khiển DE1, DE2, DE3, DT1, DT2, DT3 qua các khóa chuyển mạch ở các ngăn DE1.2, DE2.2 và DE3.2.

+ Các tủ tự động và mạch điều khiển chung: DE4 và DT4 qua khóa chuyển mạch ở ngăn DE 4.2.

+ Các tủ 6KV: VM1, VM2 và VM3 qua các khóa chuyển mạch bố trí ở các hộp cạnh tủ.

+ Các tủ kích từ RB1, RB2 và RB3 qua khóa chuyển mạch bố trí cạnh tủ. + Các tủ tự động và điều khiển DE5, DT5 qua khóa chuyển mạch trong tủ DT5. - Hệ thống ắc quy được lắp đặt ở phòng ắc quy cao trình 292,5m được dẫn đến các tủ phân phối GSBA1, GSBA2.

- Hệ thống các tủ chỉnh lưu OGU được lắp đặt trong phòng tại cao trình 292,5m.

II.2. Vận hành hệ thống tự dùng DC :

- Hệ thống chỉnh lưu vận hành ở chế độ liên tục, trình tự đưa hệ thống vào vận hành:

• Đối với bộ chỉnh lưu OGU 542, 544:

+ Bật khóa (41) trong tủ OGU 544 về vị trí “I’’.

+ Bật khóa chuyển mạch (133) ở tủ OGU 542 về vị trí “Vận hành”. • Đối với bộ chỉnh lưu PMI PRDAT 22060:

+ Đóng áp tô mát M1, M2, M3 trong tủ PMI PRDAT 22060.

- Ở chế độ vận hành bình thường hệ thống tự dùng 220VDC vận hành như sau: + Tủ sạc PMI PRDAT 22060 cung cấp nguồn cho thanh cái một chiều GSHV1 thông qua các cầu dao A1.1 đóng và A1.2 cắt. Đồng thời tủ sạc PMI PRDAT 22060 cũng phụ nạp cho hệ thống ắc qui OGB 541 (từ bình số1 đến bình số 106).

+ Tủ sạc OGU 542 cung cấp nguồn cho thanh cái một chiều GSHV2, GSLV2 thông qua các cầu dao A2.1, B2.1 đóng và A2.2, B2.2 cắt. Đồng thời tủ sạc cũng phụ nạp cho hệ thống ắc qui OGB 542 (từ bình số1 đến bình số106) thông qua bộ điốt V2.

+ Tủ sạc OGU 544 nạp điện cho hệ thống ắc qui OGB 542 từ bình số 107 đến bình số 116, các bình ắc qui này dùng để dự phòng.

- Khi sự cố mất điện xoay chiều hai hệ thống ắc quy sẽ tự động đưa vào làm việc để cấp điện cho chiếu sáng sự cố nhà máy. Mỗi hệ thống ắcquy có thể cung cấp cho cả nhà máy trong thời gian ít nhất là 30 phút. Khi có điện xoay chiều 02 hệ thống chỉnh lưu được tự động đưa vào làm việc trở lại.

- Khi một trong hai hệ thống chỉnh lưu bị sự cố ngừng hoạt động, hệ thống ắc qui đấu nối song song với nó tự đưa vào làm việc. Nếu hệ thống bị sự cố cần phải sửa chữa, cần phải chuyển tải qua hệ thống còn lại đảm bảo cho ắc qui không bị phóng kiệt, việc chuyển tải thực hiện trên các tủ GSHV1 và GSHV2.

• Trình tự thao tác như sau (ví dụ khi tủ sạc PMI PRDAT 22060 bị sự cố): + Đóng A 2.2.

+ Cắt khóa A 1.1 và đóng A 1.2.

Lưu ý: thao tác nhanh, dứt khoát. Tuyệt đối không được thao tác nhầm để 2 hệ thống ắc quy làm việc song song với nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khi 1 trong 2 hệ thống điện một chiều bị chạm đất phải chuyển toàn bộ phụ tải qua hệ thống còn lại để xử lý sự cố.

- Khi bị sự cố mất pha và điện áp một chiều giảm thấp ở hệ thống chỉnh lưu, cần kiểm tra các cầu chì nguồn xoay chiều tại tủ chỉnh lưu hoặc các áp tô mát ở các tủ AE 1 hoặc AE 2.

- Các sự cố còn lại trong tủ chỉnh lưu nếu xảy ra, phải ngừng hoạt động tủ chỉnh lưu và báo cáo cấp trên để có biện pháp xử lý.

III.2. Các yêu cầu chung và lưu ý trong vận hành hệ thống tự dùng DC : *Các lưu ý trong vận hành hệ thống tự dùng DC

- Không cho phép vận hành song song 02 hệ thống chỉnh lưu, cũng như 2 hệ thống ắc qui.

- Không được phép hoặc chuyển nguồn cho các tủ DE1, DE2, DE3 khi các tổ máy H1, H2, H3 đang vận hành.

- Việc thao tác cô lập chỉnh lưu và ắc qui thanh cái GSHV1 hoặc GSHV2 được đóng liên kết qua A 1.2 và A 2.2 chỉ thực hiện khi các tổ máy có tủ DE nối vào thanh cái đó đã ngừng hẳn.

- Phải phân bố phụ tải giữa hai hệ thống chỉnh lưu làm việc bình thường không bị ngừng do bảo vệ dòng điện cực tiểu tác động. Khi bảo vệ tác động phải phân bố lại phụ tải bằng các cầu dao đảo ở các tủ, sau đó, đưa bộ chỉnh lưu vào làm việc bình thường trở lại.

- Trong quá trình vận hành, nhân viên vận hành không được phép thao tác điều chỉnh các thông số bên trong tủ chỉnh lưu, trên các bảng điều khiển. Công việc này do cán bộ kỹ thuật có chuyên môn thực hiện.

* Các yêu cầu chung về vận hành ắc quy

1. Việc vận hành, kiểm tra ắc quy và việc thay đổi chế độ làm việc phóng, nạp ắc quy đều phải tiến hành theo đúng quy trình vận hành.

2. Việc theo dõi vận hành ắc quy do nhân viên vận hành trong ca đảm nhiệm. Các nhân viên vận hành ắc quy phải được học tập kỹ lưỡng Quy trình vận hành ắc quy trước khi làm việc.

3. Nhiệm vụ của nhân viên vận hành ắc quy là kiểm tra các thông số kỹ thuật vận hành của ắc quy, kiểm tra tình trạng làm việc đồng thời tiến hành sửa chữa ắc quy trong phạm vi được phân công. Nhân viên vận hành có trách nhiệm ghi chép các thông số vận hành ắc quy, các chế độ làm việc của ắc quy vào sổ vận hành ắc quy.

Mỗi ca một lần, nhân viên vận hành phải kiểm tra hệ thống ắc quy theo nội dung sau:

- Kiểm tra và ghi sổ các thông số: điện áp, dòng điện của hệ thống điện một chiều, dòng phụ nạp ở tất cả các bình ắc quy.

- Kiểm tra chế độ làm việc thiết bị nạp.

- Kiểm tra tình trạng các bình ắc quy: Các chỗ tiếp xúc không bị oxy hoá, các tủ chứa các bình ắc quy phải sạch sẽ khô ráo. Hệ thống thông gió, sấy và chiếu sáng của các tủ ắc quy phải làm việc tốt.

Trường hợp phát hiện có hư hỏng nghiêm trọng mà nhân viên vận hành không xử lý được thì phải báo cáo ngay cho lãnh đạo Xí nghiệp để có biện pháp sửa chữa kịp thời và ghi đầy đủ vào sổ nhật ký vận hành, sổ vận hành ắc quy, sổ theo dõi tình trạng làm việc ắc quy.

4. Nhân viên vận hành kiểm tra hệ thống ắc quy và hệ thống tự dùng DC mỗi tuần một lần vào thứ 4. Nội dung kiểm tra như sau:

- Đo và ghi sổ điện áp hệ thống và điện áp của từng bình ắc quy để phát hiện các bình có điện áp giảm sút quá quy định.

- Kiểm tra điện trở cách điện của bộ ắc quy, điện trở không được nhỏ hơn 100k. - Kiểm tra tình trạng làm việc của thiết bị nạp, hệ thống thông gió, hệ thống chiếu sáng phòng ắc quy; tủ nạp và tủ ắc quy.

- Kiểm tra tình trạng các thanh nối, thanh cái, cần thiết thì bôi thêm mỡ Vadơlin trên vật dẫn.

- Kiểm tra các thiết bị và dụng cụ an toàn phục vụ cho công tác vận hành ắc quy như:

+ Đèn xách tay kiểu phòng nổ. + Nhiệt kế, đồng hồ vôn.

+ Găng tay, ủng cao su, kính bảo hộ.

- Ngày, tháng và kết quả kiểm tra phải ghi đầy đủ vào sổ theo dõi ắc quy

* Thông số kỹ thuật của ắc quy.

1. Kiểu : PHONENIC TS 22000

2. Loại : Axit – chì kín khí

3. Nhà chế tạo/Nước sản xuất : Tia sáng - Hải Phòng 4. Điện áp định mức của 1 bình : 2 V (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Điện áp thấp nhất : 1,8 V 6. Dung lượng bình ắc quy : 200Ah

7. Điện áp nạp

- Bình thường : 2,25-2,3 V - Tăng cao : 2,4-2,5 V 8. Dòng điện nạp tối da cho phép : 50 A 9. Số lượng bình : 116 bình

*Các trường hợp tách ắc quy ra khỏi vận hành.

- Vỏ bình bị nứt, các thẻ bình bị cong. - Ắc quy nóng quá mức cho phép. - Chất điện phân xấu.

*Các hiện tượng không bình thường và cách xử lý.

TT Hiện tượng Nguyên nhân Cách xử lý

1 Ắc quy không phóng điện - Các ngăn bình hết điện - Các thẻ bình bị chạm nhau

- Nạp điện - Thay mới

2 Ắc quy bị nóng Cường độ nạp lớn Bớt cường độ nạp

3 Ắc quy không giữ điện lâu

- Các thẻ bình bị chạm nhau - Các thẻ bình bị bám nhiều muối

- Nạp xã nhiều lần - Thay mới

4 Điện áp không tăng - Các thẻ bình bị bám nhiều muối - Nạp xã nhiều lần - Thay mới

Một phần của tài liệu chuyên đề về nhà máy điện (Trang 29 - 35)