Tái sử dụng tần số trong hệ thống GSM.

Một phần của tài liệu TAI LIEU HE THONG THONG TIN DI DONG GSM (Trang 33 - 34)

b. Quy trình chuyển giao cuộc gọi.

3.5.Tái sử dụng tần số trong hệ thống GSM.

Mục tiêu quan trọng khi thiết kế hệ thống cellular là nhằm đạt được dung lượng cao. Tuy nhiên, với tài nguyên tần số cho thông tin di động là giới hạn nên không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về số lượng kênh lưu lượng. Hệ thống cellular GSM đã đưa ra giải pháp mảng mẫu để sử dụng lại tần số ở một phạm vi khác có khoảng cách xác định theo tính toán để tránh nhiễu (gọi là khoảng cách sử dụng lại tần số D).

Sử dụng lại tần số là vấn đề cốt lõi của hệ thống cellular. Người dùng ở những cell xa nhau có thể dùng lại đồng thời một tần số như nhau. Việc sử dụng lại tần số làm tăng hiệu suất phổ rất nhiều, nhưng cũng có thể gây can nhiễu rất lớn. Can nhiễu này gọi là can nhiễu kênh chung.

3.5.1. Mảng mẫu.

Mảng mẫu là một tập hợp cell xác định có cấu trúc xác định mà ở đó toàn bộ tài nguyên tần số được phân chia và sử dụng hết trong mảng mẫu. Những cell trong cùng mảng mẫu sử dụng những nhóm tần số sóng vô tuyến khác nhau, vì vậy không có can nhiễu kênh chung giữa các cell trong cùng một mảng mẫu.

58

Để phủ sóng một diện tích lớn hơn mảng mẫu thì phải thiết lập lại mảng mẫu theo kiểu lát sàn nhà. Những cell tương ứng thuộc về những mảng mẫu khác nhau dùng chung một nhóm tần số sẽ gây can nhiễu kênh chung cho nhau. Số lượng cell K trong mỗi mảng mẫu được sử dụng làm tên gọi cho mảng mẫu.

Việc lựa chọn loại mảng mẫu nào để phủ sóng cho phù hợp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố thực tế, trong đó quan trọng nhất là mật độ thuê bao. Và chỉ sau khi chọn loại mảng mẫu phù hợp sẽ tiến hành tính can nhiễu kênh chung tương ứng với mảng mẫu đó.

Một phần của tài liệu TAI LIEU HE THONG THONG TIN DI DONG GSM (Trang 33 - 34)