5.2.1 Các quy định về kiến trúc nhà ở
Các chỉ tiêu cơ bản:
Mật độ xây dựng : 30-80% Tầng cao : 2-4 tầng
Các yêu cầu về kiến trúc
Nhà ở phải có khoảng lùi tùy theo từng cấp đường, tuân thủ các điều kiện đã
được xác định của quy hoạch, nhằm đảm bảo mỹ quan chung. Ngoài ra còn phải tuân thủ theo Quy chuẩn, Quy phạm hiện hành nhà nước như Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam 01-2008.
Trong các nhóm nhà ở cần tổ chức giao thông nội bộ hợp lý và đảm bảo về phòng cháy chữa cháy.
Hình thức kiến trúc, màu sắc công trình, cây xanh sân vườn: hài hòa với công trình, phù hợp với chức năng sử dụng, đóng góp bộ mặt kiến trúc cảnh quan cho khu vực.
Các khoảng lùi xây dựng công trình (tùy theo diện tích, quy mô kích thước từng khu đất), tuân thủ theo Quy chuẩn xây dựng hiện hành và thiết kế đô thị riêng từng khu vực, nếu có.
5.2.2 Các quy định về kiến trúc công cộng
Các yêu cầu về quy hoạch kiến trúc: Mật độ xây dựng : tối đa 30 - 40% Tầng cao xây dựng :1-5 tầng Khoảng lùi : tối thiểu 3m
Việc thay đổi vị trí đất xây dựng công trình công cộng hoặc thay đổi chức năng khu đất phải được sự chấp thuận của các cấp có thẩm quyền.
Có hình thức kiến trúc và mặt đứng đa dạng, phong phú, phù hợp với tính chất của từng công trình công cộng.
Tầng cao, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất: thực hiện theo các chỉ tiêu đã nêu, mổi thay đổi, gia tăng các chỉ tiêu trên hoặc giảm quy mô diện tích đất phải được xem xét cụ thể và có ý kiến thỏa thuận của cơ quan quản lý.
Đối với công trình trường học, mẫu giáo: Đảm bảo bán kính phục vụ hợp lý
Cần được đảm bảo về vệ sinh và an ninh, môi trường sạch sẽ thông thoáng. Cổng trường cần có khoảng sân cần thiết cho việc tập trung đưa đón con của phụ huynh.
Đối với công trình thương mại dịch vụ:
Công trình cần đặt tại trung tâm hình học của khu ở, đảm bảo bán kính phục vụ trong khoảng 500m.
Khu trung tâm được mở rộng bằng cửa kính rộng, dễ gần, tổ hợp với lối vào, mặt đứng công trình đẹp
Tổ chức mái hài hòa với kiến trúc cảnh quan xung quanh.
Tổ chức cảnh quan cây xanh trong khuôn viên kết hợp với mặt đứng và không gian xung quanh.
Diện tích bãi đổ xe cần đảm bảo nhu cầu phục vụ.
5.2.1 Quy định về quản lý cây xanh công viên
Các chỉ tiêu cơ bản:
Mật độ xây dựng : tối đa 5% Tầng cao : tối đa 1 tầng Khoảng lùi : 3m
Đối với cây xanh dọc đường:
Được bố trí hai bên hè phố hoặc một bên nếu đường hẹp.
Cây được trồng trong các bồn hình vuông hay tròn có kích thước hoặc đường kính không lớn hơn 1.2m.
Chiều rộng của dãy cây bụi là 0.8-1.2m, trồng hoa hoặc cỏ là 1-1.5m, cây thân gỗ là 1.2-5m.
Cây trồng cách trụ điện 2m, cách miệng hố ga 2m, cách giao lộ 5m.
Cây xanh được trồng cách mạng lưới đường dây, đường ống kỹ thuật 1-2m. Các tuyến đường có vỉa hè từ 4,5-5m trồng các loại cây khi trưởng thành có độ cao tối đa 12m.
Cây xanh trồng dọc mạng lưới đường dây dẫn điện phải đảm bảo hành lang an toàn lưới điện theo quyết định của Nghị định 106 2005 NĐ-CP ngày 17/08/2005 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật điện lực về bảo vệ công trình lưới điện cao áp.
Các yêu cầu:
Chỉ xây dựng các công trình thể thao nhỏ, kiến trúc tiểu cảnh, trang trí, không xây dựng các công trình chức năng khác trên khu đất.
Bố trí đủ các hệ thống: cấp thoát nước, chiếu sang, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Trồng cây bóng mát, có rễ sâu, không làm hổng nền đường, chống được gió bão, không giòn gẫy, không trồng cây dễ có sâu bọ, thu hút nhiều côn trùng. Không trồng cây ẩm thấp, cây có lá độc, không trồng cây ăn trái.
Trồng cây theo dạng kết hợp: tuyến điểm, dãi.
Đảm bảo có đường liên tục trong công viên, cây xanh trên đường liên tục có chức năng định hướng, cây thân cao, tán rộng.
Trung tâm thể dục thể thao cần bố trí các loại hình phù hợp với các độ tuổi khác nhau.
Các sân được bố trí theo hướng Bắc- Nam, lệch tối đa 15o để không bị chói nắng khi luyện tập.
Khi xây dựng phải lập hồ sơ theo quy định.
5.3. Quản lý hạ tầng kỹ thuật
Các tuyến đưởng trong khu vực phải đảm bảo mặt cắt đã quy định. Bảo đảm bán kính quay xe, góc vạt, tầm nhìn theo quy chuẩn xây dựng.
Đối với các hệ thống đi ngầm phải đảm bảo khoảng cách theo đúng quy chuẩn.
Không gian ngầm phải đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, kết nối tương thích, đồng bộ giữa công trình ngầm và công trình trên mặt đất.
Các hệ thống chiếu sáng, thông tin liên lạc, cây xanh ven đường, cũng phải thực hiện theo quy chuẩn.
Chỉ giới đường đỏ:
Theo hồ sơ giao thông chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng đối với các tuyến đường đều trùng với lộ giới.
Chỉ giới xây dựng :
Theo hồ sơ quy hoạch thì mọi lô đất trong khu vực đều được quy định chỉ giới xây dựng công trình lùi vô so với chỉ giới đường đỏ như:
Khu vực xây dựng nhà chung cư cao tầng, thương mại chỉ giới xây dựng lùi vô tối thiểu 10m so với chỉ giới đường đỏ.
Khu vực xây dựng nhà biệt thự chỉ giới xây dựng lùi vô tối thiểu 3m so với chỉ giới đường đỏ.
Khu vực xây dựng công trình công cộng chỉ giới xây dựng lùi vô tối thiểu 6m so với chỉ giới đường đỏ.
Khu vực công viên cây xanh chủ yếu là các công trình nhỏ do đó chỉ giới xây dựng lùi vô khoảng 2m so với chỉ giới đường đỏ.
Phần cấp điện:
Nguồn điện được cấp từ trạm điện quốc gia ( 220 110 22KV Bình Chánh). Mạng điện:
Các trạm biến áp được xây dựng đảm bảo khoảng cách ly phía ngoài trạm đến các công trình ≥ 1m.
Dây điện chôn ngầm phải tuân thủ theo thiết kế từ khoảng cách, vật liệu, móng công trình phải cách hào kỹ thuật > 1m.
Chủ sở hữu công trình phải liên hệ với đơn vị chức năng hoạt động điện lực, viễn thông để được hợp đồng cung cấp điện; thông tin liên lạc. Nghiêm cấm hành vi tự ý đấu nối với hệ thống điện, thông tin liên lạc trong khu vực.
Chủ đầu tư dự án phối hợp với cơ quan quản lý điện đảm bảo cung cấp hệ thống diện, chiếu sáng theo bản đồ quy hoạch cấp điện khu đô thị.
5.4. Đánh giá tác động môi trường
5.3.1. Đánh giá các tác động đến môi trường của dự án giai đoạn xây dựng
Đánh giá tác động tới môi trường không khí.
Việc đào đắp để lấy diện tích xây dựng sẽ làm mất đi lớp cỏ và một số loài thực vật được coi có tác dụng ngăn xói mòn và phát sinh bụi. Tuy nhiên, khu vực này ít dân cư sinh sống nên tác động do bụi chủ yếu ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân viên làm việc tại công trường và môi trường không khí, nước tại khu vực.
Nguồn khí thải chứa các chất HC, SO2, NOx phát sinh từ thiết bị thi công cơ giới tại công trường như máy trộn bêtông, máy đào, máy xúc, máy đóng cọc...gây tiếng ồn rung và gây các tác động tiêu cực tới môi trường không khí xung quanh, ảnh hưởng tới sức khoẻ của công nhân viên làm việc tại công trường.
Ngoài ra hoạt động vận chuyển, tập kết nguyên vật liệu, thiết bị cũng ảnh hưởng đến mối trường không khí. Quá trình vận chuyển và tập kết nguyên vật liệu trong giai đoạn xây dựng thường chỉ gây ra tác động cục bộ trong phạm vi khu vực dự án, và khu vực dân cư ở hai bên đường xe vận chuyển do lượng bụi phát sinh trong quá trình thực hiện. Hoạt động bốc dỡ và tập kết nguyên vật liệu có thể gây bụi tạm thời trong khu vực dự án ảnh hưởng đến công nhân trong khu vực dự án
Đánh giá tác động tới môi trường nước.
Ô nhiễm nguồn nước tại khu vực thiết kế bị ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt của công nhân tại công trường. Nguồn nước thải này với đặc trưng giàu chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng nên có khả năng gây ô nhiễm các nguồn nước
ngầm và nước sông rạch ở khu vực. Tuy nhiên, trong giai đoạn xây dựng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh không lớn vì vậy mức độ gây tác động ít và có thể sử dụng các biện pháp giảm thiểu để hạn chế tới mức tối đa.
Lượng nước mưa chảy tràn trên khu vực dự án cũng là một tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Khi lượng mưa tập trung lớn thì nguồn nước mưa chảy tràn cuốn theo đất cát, lá cây, vi sinh vật... có thể gây các tác động nhất định đến chất lượng môi trường nước như làm tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng, giảm khả năng quang hợp của tảo, tăng mức độ lắng đọng trầm tích và có thể ảnh hưởng đến đời sống sinh vật dưới nước.
Đánh giá tác động do chất thải rắn.
Quá trình thi công các hạng mục công trình của dự án làm phát sinh một số các loại chất thải rắn như:cành và lá cây từ quá trình phá bỏ thảm thực vật, vật liệu xây dựng rơi vãi như xi măng, gạch, cát, đá, gỗ... ;lượng rác thải sinh hoạt từ công nhân. Lượng chất thải rắn này có thể gây các tác động tiêu cực tới môi trường do quá trình phân hủy các chất hữu cơ gây mùi hôi thối và sự cuốn trôi bởi nước mưa chảy tràn xuống sông rạch tự nhiên giảm chất lượng môi trường nước cũng như ảnh hưởng đến đời sống các thủy sinh vật.
Ngoài ra, lượng chất thải nguy hại như pin, giẻ lau dính dầu mỡ, nhớt thải… từ quá trình duy tu bảo dưỡng phương tiện, máy móc, thiết bị có thể gây các tác động tiêu cực tới môi trường nếu không thu gom, lưu chứa và xử lý theo đúng quy định. Tuy nhiên, lượng chất thải này ít và không thường xuyên nên tác động của chúng có thể kiểm soát.
5.3.2. Đánh giá các tác động đến môi trường của dự án trong giai đoạn hoạt động động
Đánh giá tác động tới môi trường không khí.
Khi khu dân cư được xây dựng hoàn thiện sẽ tăng lượng cư dân của khu vực làm cho khí thải của hoạt động giao thông gia tăng .Một số khí thải từ các phương tiện giao thông ra vào khu du lịch như SO2, NOx, CO, HC, bụi thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân và công nhân viên, gây chóng
mặt, các bệnh về hô hấp…Bên cạnh đó, tiếng ồn, rung của động cơ, máy móc cũng gây tác động không nhỏ tới sức khỏe và tinh thần nếu như không có các biện pháp giảm thiểu.
Mặt khác, việc sử dụng các loại máy điều hoà có khả năng làm rò rỉ môi chất làm lạnh freon – là một trong những tác nhân tác động đáng kể tới tầng ozon và làm tăng hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng đến điều kiện vi khí hậu của khu vực.
Đánh giá tác động do các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
Lượng nước thải sinh hoạt thải ra từ hoạt động xả thải của dân cư ở đây gây ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường tự nhiên nêu không được xử lý đúng cách Vì vậy, nguồn nước thải này cần được xử lý các bước tiếp theo tại trạm xử lý nhằm đạt chuẩn cho phép trước khi xả thải ra môi trường.
Đánh giá tác động do chất thải rắn.
Khi khu dân cư hình thành sẽ thu hút người dân đến làm việc và sinh sống vì vậy lượng chất thải sinh hoạt thải ra môi trường ngày càng nhiều trong đó chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt như túi nylon, lon nước, hộp nhựa, chai thủy tinh, đồ ăn thừa, phế phẩm từ nhà bếp…và một số loại chất thải rắn khác từ văn phòng như giấy, vỏ nhựa…Quá trình phân hủy các chất hữu cơ có trong rác sinh hoạt làm phát sinh khí thải như NH3, CH4… khi không được thu gom và xử lý thường xuyên sẽ tạo ra mùi hôi thối khó chịu, tác động tiêu cực tới chất lượng không khí khu vực xung quanh, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sinh sống và làm việc trong khu đô thị sinh thái. Các thành phần trơ trong rác sinh hoạt gồm giấy các loại, nylon, nhựa, kim loại, thủy tinh,… có thể gây mất mỹ quan khu vực.
Bên cạnh lượng chất thải sinh hoạt thì chất thải nguy hại cũng ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên rất nhiều như dầu thải, giẻ lau dính dầu mỡ, pin, acquy thải, bóng đèn neon hỏng, bao bì chứa thuốc BVTV và phân bón trong quá trình chăm sóc cây trồng, chất thải y tế …tuy nhiên số lượng loại này là không lớn và không thường xuyên.
5.3.3. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường của dự án
Ô nhiễm không khí
Trong giai đoạn san nền cần phun nước giảm thiểu bụi vào các ngày nắng nóng, gió mạnh tại những khu vực phát sinh ra nhiều bụi. Thực hiện che chắn xung quanh công trường nhằm giảm thiểu tác động bụi, khí thải đến môi trường không khí trong khu vực dự án và xung quanh. San nền theo hình thức cuốn chiếu từng khu vực và tận dụng địa hình tự nhiên để thiết kế xây dựng công trình sao cho giảm thiểu việc đào đắp. Ngoài ra cần trang bị đầy đủ trang thiết bị, bảo hộ lao động cho công nhân làm việc tại công trường và chấp hành theo đúng quy định về an toàn lao động….
Đối với các xe vận chuyển vật liệu thì dùng bạt che phủ kín các thùng xe trong quá trình vận chuyển nhằm giảm thiểu lượng bụi phát tán cũng như lượng vật liệu bị rơi vãi trên đường. Bố trí hợp lý thời gian, tuyến đường, và tốc độ vận chuyển của các xe này.
Ô nhiễm môi trường nước
Việc san lấp mặt bằng khu vực dự án hạn chế tối đa việc gây đục nước của sông Riềng bằng biện pháp đắp chắn xung quanh sau đó mới đổ đất
Xây dựng các công trình xử lý nước thải tạm thời dưới dạng bể tự hoại kiểu thấm hoặc nhà vệ sinh tự hoại di động;
Chất thải rắn
Bố trí đặt các thùng rác để thu gom rác thải tại các lán trại của công nhân cũng như tại các khu vực làm việc tránh tình trạng công nhân vất rác bừa bãi. Lượng rác thải phát sinh từ sinh hoạt của công nhân có thể đào hố và đốt tại
công trường hoặc thu gom và hợp đồng với đơn vị vận chuyển tới bãi rác quy định của huyện.
Xây dựng nội quy làm việc tại công trường tránh các tình trạng gây rối mật trật tự đồng thời thực hiện công tác bảo vệ môi trường ở nơi làm việc, nghiêm cấm mọi hành vi vất rác và phóng uế bừa bãi.
5.5. Phương thức quản lý kiểm soát phát triển
Đô thị phát triển bền vững thường phải được quan tâm trong suốt quá trình triển khai xây dựng và hoạt động. Do đó, công tác quy hoạch đô thị phải được coi là một quá trình và công tác quản lý đô thị phải được lưu ý đặc biệt, khi mà quy mô đô thị ngày càng tăng. Hiện nay, công tác quản lý đô thị mới thực sự được đặt đúng vị trí và tầm quan trọng của nó trong phát triển đô thị. Một loạt các Luật, Nghị định và các Văn bản dưới luật, v.v... được ban hành đã phần nào đưa công tác quy hoạch và quản lý đô thị từng bước nâng cao và có hiệu quả
Chương 6. Đánh giá và kiến nghị
6.1. Đánh giá
Phong Phú là một khu dân cư mới, với tiêu chí đặt ra là xây dựng hiện đại, đồng bộ và phù hợp với định hướng quy hoạch chung của huyện Bình Chánh và đồ án quy hoạch phân khu KDC xã Phong Phú – Huyện Phong Phú