Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất

Một phần của tài liệu quy hoạch chi tiết 1 500 khu du lịch làng hoa vùng nổi, thành phố sa đéc, đồng tháp (Trang 28)

4.2.1. Xác định khu chức năng

Khu vực quy hoạch được phân chia bao gồm 6 chức năng sử dụng đất trong khu vực nghiên cứu để được đảm bảo và phù hợp với cơ cấu chức năng của một khu du lịch làng nghề. Cụ thể như sau:

Khu trung tâm:

Công viên được bố trí ngay trung tâm, tạo nên một không gian mở rộng lớn trong khu vực. Đồng thời, kết nối với mảng xanh ven rạch để khai thác yếu tố cảnh quan và tạo điểm nhấn riêng cho khu du lịch.

Khu lưu trú:

Khu Du lịch canh nông – vui chơi:

Không gian tổ chức các hoạt động du lịch nông nghiệp cho du khách là trang trại, cánh đồng hoa , vườn cây đến cả những ao hồ tự nhiên.Tại đây du khách được trải nghiệm mô hình lưu trú homestay mang đậm chất văn hóa miền Tây Nam Bộ. Công viên cây xanh – cảnh quan:

Không gian tổ chức các hoạt động vui chơi ngoài trời, nghỉ mát, picnic và đi dạo quanh bờ hồ tham quan bằng xuồng di chuyển.

Công viên cảnh quan trung tâm với những mảng xanh thiết kê mềm mại uốn lượn theo con sông tạo điểm nhấn trung tâm cho khu du lịch.

Khu phụ trợ: Đất giao thông:

Trục đường chính và các đường phân khu vực được thiết kế dành đủ tiêu chuẩn dành cho các loại phương tiện di chuyển trong khu du lịch.

Tạo các làn xe đạp và tuyến đi bộ kết nối xuyên suốt trong các không gian mở. Khu dự trữ phát triển:

4.2.2. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất

Từ phương án chọn (hình 4.2), lập bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất (hình 4.4) cho khu vực nghiên cứu.

Hình 4.4. Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất

Bảng thống kê sử dụng đất của khu quy hoạch (bảng 4.3) được thể hiện cụ thể như sau:

4.3. Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan

Hình 4.6. Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan

Cảnh quan sông nước được khai thác tối đa, đặc biệt là những ruộng hoa lớn được trồng trên giàn, một cảnh sắc riêng biệt đậm chất làng nghề truyền thống của người dân địa phương.

Khu trung tâm với những công trình trọng điểm như Khối đón tiếp, Trung tâm hội nghị và triển lãm, Khối Nhà hàng và dịch vụ ăn uống làm điểm nhấn cho đồ án. Các công trình vật liệu địa phương, phong cách và hình khối đậm nét vùng quê Nam Bộ nhằm tạo sự gợi nhớ và tôn vinh nét giá trị xanh tại khu Du lịch.

Các mảng xanh được khai thác, bố trí rõ ràng. Mang đến một mảng xanh lớn hài hòa bố cục, giúp sự thưởng ngoạn của du khách được đến gần với thiên nhiên.

Chương 5. Hệ thống quản lý

5.1. Quản lý hệ thống hạ tầng giao thông

Ba loại hình giao thông chủ yếu trong khu du lịch:

Xe điện: phục vụ cho nhóm du khách muốn đi trải nghiệm cùng nhau, hay muốn di chuyển nhanh chóng giữa các điểm vui chơi trong khu du lịch.

Xe đạp: phục vụ cho những du khách thích thú với sự trải nghiệm vận động trong khu sinh thái, muốn khám phá từng địa điểm chân thật và sâu sắc nhất.

Xuồng: phục vụ cho đối tượng du khách thích trải nghiệm với hình thức di chuyển trên sông, cảm giác lênh đênh mới lạ và được ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên đôi bờ sông rạch.

Đây là những loại hình vốn gần gủi với miền quê, đặc biệt là sẽ giúp cho sự trải nghiệm của du khách thêm trọn vẹn, hòa nhập cùng cuộc sống thiên nhiên sống động nhất. Do hạn chế giao thông cơ giới nên đường giao thông được thiết kế đơn giản nhưng kiên cố và đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân và khách du lịch. Bãi đổ xe gồm bãi đ xe chính để phục vụ nhu cầu gửi xe của khách du lịch tại cổng đón.

Hình 5.1. Mô hình xe điện

Hình 5.2. Mô hình xe đạp đi tham quan trong KDL

Nguồn : Những lợi ích của việc du lịch bằng xe đạp, 2015

Quy hoạch mạng lưới giao thông

Hình 5.4. Mặt cắt đường giao thông

5.2. Quản lý các khu chức năng 5.2.1. Quản lý khu trung tâm 5.2.1. Quản lý khu trung tâm

Khu Trung tâm Đón tiếp và Điều hành Khu Triển lãm và Bảo tàng

Khu Nhà hàng – Dịch vụ Khu Vui chơi trong nhà Khu Văn hóa tâm linh

Khu Trưng bày sản phẩm nông nghiệp – Đặc sản Khu Công viên cảnh quan

Cảnh quan khu trung tâm với việc tận dụng mặt nước làm đặc sắc cảnh quan.

Các công trình sử dụng chủ yếu vật liệu truyền thống, hình khối và kiến trúc hòa hợp với cảnh quan vùng quê, làm bật lên nét thôn quê, thân thiện môi trường và mang tính đặc trưng.

Hình 5.6. hu Trung tâm đón tiếp

Nguồn : Teo Spengler, 2017

Hình 5.7. Khu Trung tâm Triển lãm và Bảo tàng nông nghiệp

Hình 5.8. Khu Nhà hàng – Dịch vụ

Nguồn : Nhà hàng ẩm thực dân gian Nam Bộ Lúa Nếp, 2017

Hình 5.9. Khu Vui chơi giải trí trong nhà

Hình 5.10. hu Văn hóa tâm linh

Hình 5.11. hu Trưng bày sản phẩm nông nghiệp

Hình 5.12. Khu Công viên cảnh quan

Nguồn : Archdaily, 2015

5.2.2. Quản lý khu homestay và khu lưu trú

Khu homestay

Giữ lại vị trí nhà theo hiện trạng nhưng sắp xếp lại lô đất, kết hợp vừa ở vừa sản xuất.

Lồng ghép giữa cây xanh nông nghiệp và cây xanh thông thường.

Áp dụng mô hình nghỉ dưỡng kết hợp với trải nghiệm lối sống địa phương tại khu lưu trú homestay.

Kiến trúc:

Tôn trọng kiến trúc hiện trạng.

Cải tạo những căn nhà bán kiên cố, hòa nhập phù hợp với mô hình homestay.

Ưu tiên hàng rào xây dựng bằng cách trồng cây hoặc rào tre, nứa…đưa cảm giác gần gũi với tự nhiên.

Mở rộng, sửa chữa nhà ở có dấu hiệu xuống cấp để có thể tiếp đón khách ở homestay.

Hình 5.13. Nhà ở hiện trạng

Hình 5.14. Nâng cấp, sửa chữa và mở rộng nhà cửa để phục vụ khách du lịch

Nhà ở xây dựng mới: Tầng cao từ 1-2 tầng,

Mật độ xây dựng 15 -40% tùy thuộc vào mục đích của m i ngôi nhà.

Thiết kế kiên cố, kiến trúc đảm bảo hài hòa với kiến trúc hiện trạng, mang đậm nét kiến trúc miền quê và chủ yếu tận dụng các vật liệu địa phương : tre , nứa , g , mái lá, ngói đất nung,…

Khoảng lùi >= 5m.

Đảm bảo nhà xen lẫn đất vườn.

Hòa hợp với cảnh quan thiên nhiên trong khu du lịch.

Hình 5.15. Quản lý vật liệu công trình

Hình 5.16. Quản lý nhà ở mới

Khu lưu trú

Có 2 loại thiết kế riêng biệt dành cho khu lưu trú. Tất cả bungalow đều được xây dựng mới.

Hình 5.18. Các loại hình bungalow lưu trú, nghỉ dưỡng

Tầng cao từ 1-2 tầng, mật độ xây dựng 30-40%.

Bao gồm 25 căn bungalow dạng hình tròn, 45 bungalow dạng chữ nhật. Sức chứa toàn khu lưu trú lên đến gần 300 ch / ngày đêm.

Thiết kế kiên cố, kiến trúc đảm bảo hài hòa với điều kiện tự nhiên, mang đậm nét kiến trúc miền quê và chủ yếu tận dụng các vật liệu địa phương: tre, nứa , g , mái lá,..

Kết hợp sinh hoạt truyền thống với hoạt động du lịch.

5.2.3. Quản lý khu sản xuất

Hình 5.19. Quản lý khu sản xuất

Nguồn : Mùa thu hoạch hoa cúc mâm xôi, 2016

Hệ thống cây xanh có đặc tính cây ngắn ngày và được thiết kế trên giàn cố định, bên dưới là bề mặt nước (theo mô hình trồng hoa truyền thống tại Sa đéc).

M i loại hoa được bố trí gieo trồng phù hợp với thời tiết thổ nhưỡng và nhu cầu thị hiếu của thị trường.

Xây dựng chòi canh trên từng thửa đất để quản lý cây trồng, vườn tược.

Tiếp tục khai thác nguồn lợi nông nghiệp từ các loại cây hiện hữu, đồng thời khuyến khích sử dụng các giống cây trồng mới có năng suất cao hơn.

Đẩy mạnh loại hình sản xuất kết hợp du lịch canh nông trải nghiệm, nâng cao giá trị sản phẩm và hướng đầu ra dồi dào.

Hình 5.20. Các giống hoa màu phổ biến

Xây dựng kênh mương nội đồng vào khu đất để phục vụ nhu cầu tưới tiêu hoặc thoát nước trong mùa mưa, ngăn chặn ngập ún.

Hình 5.21. Xây dựng kênh mương nội đồng

Nguồn : Hệ thống đập xả lũ, 2009

5.3. Quản lý du lịch

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp thống kê thì có khoảng 300 ngàn lượt/ năm 2017, trong đó là 26 ngàn lượt khách quốc tế/ năm đến tham quan các địa điểm du lịch của thành phố Sa đéc m i năm. Các dịp lễ Tết và cuối tuần: 5 ngàn lượt khách. Dự kiến, khu du lịch sẽ đón tiếp từ 4000 – 5000 lượt khách/ tuần và có sức chứa tối đa là 2000 khách/ tuần.

Giao thông: Hạn chế xe cơ giới ra vào giờ cao điểm, hạn chế ảnh hưởng nhiều đến khu du lịch. Các loại hình khuyến khích sử dụng là: xe đạp, xe điện, xuồng…

Các loại hình dịch vụ cung cấp cho khách du lịch:

Homestay: Nhà dân hiện trạng được đề xuất cải tạo, mở rộng và trang bị những thứ thiết yếu để đón tiếp khách du lịch. Hướng dẫn khách tham gia các hoạt động sinh hoạt và sản xuất.

Hình 5.23. Khách du lịch ở homestay

Nguồn: Top những ngôi nhà homestay tại miền Tây, 2013

Du lịch canh nông: Ngoài tham quan, mua sắm những đặc sản nông nghiệp địa phương mà KDL còn mang đến một hình thức du lịch trải nghiệm. Giúp cho du khách biết được tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất và cùng nhau tham gia sản xuất với người dân bản địa; những khoảnh khắc đáng nhớ đặc trưng tại m i làng nghề địa phương.

Lưu trú, nghỉ dưỡng: Là nơi lưu trú ngắn hạn cho du khách tham quan; muốn tận hưởng không gian mới lạ của vùng làng quê thanh bình, bến thuyền – con sông; ao sen rộng lớn; cánh đồng hoa xa xa.

Hình 5.25. Mô phỏng khu lưu trú và nghỉ dưỡng

Nguồn: Mô hình nhà lưu trú tại ngoại ô Thái Lan, 2016

Tham quan: Khách du lịch có thể tham quan chiêm ngưỡng cảnh đẹp, công trình kiến trúc nghệ thuật trong khuôn viên KDL, thưởng thức các loại nông sản địa phương, tham quan khu nghiên cứu nông nghiệp hoặc tìm hiểu quá trình phát triển làng nghề tại Bảo tàng nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu long.

Hình 5.26. Tham quan khu trồng hoa

Công viên cảnh quan: Nơi tham quan; thưởng ngoạn những vườn hoa; cánh đồng hoa được bố trí sắp xếp nghệ thuật; không gian thư giãn và trong lành cho du khách dưới những công trình kiến trúc nghệ thuật.

Tổ chức cho thuê chòi và đồ dùng để câu ác giải trí, đồng thời các hoạt động vui chơi giải trí trong nhà. Cho thuê ch cấm trại, chèo thuyền …

Nơi tham quan; thưởng ngoạn những vườn hoa; cánh đồng hoa được bố trí sắp xếp nghệ thuật; không gian thư giãn và trong lành cho du khách dưới những công trình kiến trúc nghệ thuật.

Hình 5.27. Mô phỏng Công viên cảnh quan và chòi nghỉ

Ngoài ra, khách du lịch còn có thể trải ngiệm các hoạt động về tâm linh, tín ngưởng tại khu văn hóa tâm linh Chùa Phước Hòa. Tại đây, du khách có thể hành hương, tham quan công trình tôn giáo và chiêm bái; tìm hiểu về đạo Phật; sự kiện văn hóa tôn giáo và các khóa học về Phật giáo ngắn hạn diễn ra định kỳ hằng năm.

Hình 5.28. Mô phỏng ngày đầu năm đi lễ Chùa

Nguồn: Huỳnh Tín, 2016

Cuối cùng, nơi mà khách du lịch muốn dừng chân và trải nghiệm nhiều nhất đó là ruộng hoa lên tới hơn 12ha muôn màu khoe sắc. Nơi hội tụ tinh hoa làng nghề truyền thống, từ việc gieo trồng đến khâu chăm sóc và sản xuất thành phẩm.

Hình 5.29. Ruộng hoa Sa Đéc nở rộ ngày thu hoạch

Chương 6. ết luận và kiến nghị

6.1. Kết luận

Quy hoạch theo đúng định hướng phát triển của quy hoạch chung Thành phố Sa Đéc và của Chính phủ đến năm 2050 Sa Đéc trở thành trung tâm kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh và là thành phố hoa của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”.

Góp phần thay đổi bộ mặt phát triển kinh tế - du lịch tại Sa Đéc nói riêng và giải quyết được các vấn đề đặt ra trong đề án phát triển du lịch của Tỉnh nói chung. Bảo tồn làng nghề truyền thống và phát huy thế mạnh của vùng đất trù phú ven sông Tiền. Giá trị vật chất và tinh thần được tôn vinh trường tồn.

Nâng cao chất lượng đời sống của người dân địa phương, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp giá trị hơn từ nét truyền thống đã gắn bó với họ từ hàng thập kỷ qua. Tạo ra một không gian văn hóa sáng tạo, một nơi chốn thư giãn và vui chơi phục vụ cho người dân địa phương cũng như đối với du khách phương xa đến với Sa Đéc. Đặc biệt là du khách nước ngoài khi đến vui chơi và lưu trú nghỉ dưỡng tại khu du lịch.

Tạo dựng hình ảnh Sa đéc nhằm làm nổi bật các giá trị, các hình ảnh đặc trưng của địa phương, nâng cao ý thức, tình yêu quê hương và niềm tự hào bản sắc văn hóa địa phương của người dân.

Tiền đề cho việc xây dựng thương hiệu của tỉnh nhà, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư, xuất khẩu hàng hóa, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.

6.2. Kiến nghị

Chỉnh trang và làm mới hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng tại địa phương để tạo sự thu hút nhà đầu tư.

Lập kế hoạch đầu tư phát triển cho khu vực, kêu gọi vốn đầu tư từ bên ngoài để xây dựng phát triển, làm tiền đề căn bản cho phát triển đô thị.

Đưa ra các định hướng phát triển trọng tâm, cũng như chính sách h trợ, ưu đãi của địa phương đến với nhà đầu tư.

Đồ án cần được nghiên cứu phát triển thêm hoặc sử dụng để làm tài liệu tham khảo, làm cơ sở cho việc xây dựng phát triển địa phương.

Cần có sự phối hợp quản lý xây dựng giữa chủ đầu tư và chính quyền địa phương để đảm bảo việc sửa chữa xây dựng đồng bộ cho toàn khu vực.

Tài liệu tham khảo

[1]. Đặng Phương Trâm (2004), Giáo trình hướng dẫn kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh.

[2]. Zbigniew Bromberbek (2009), Eco resorts planning and design for the tropics. [3]. Bùi Thị Hải Yến (2014), Quy hoạch du lịch, NXBGD.

[4]. Hàn Tất Ngạn (2000), Kiến trúc cảnh quan. [5]. Hải Tuấn (2015), Khu du lịch Coco Beach Camp. [6]. Hồng Hạnh (2018), Khu du lịch sinh thái Ninh Bình. [7]. http://www.contemporist.com

[8]. http://www.nguyenshack.com/cantho/ [9]. http://www.zuarq.co/casa-calvo [10]. https://www.behance.net/gallery

[11]. Resort Planning Design Manual / Hướng Dẫn Quy Hoạch - Thiết Kế Resort. [12]. TCVN 7801 : 2008 - Quy hoạch phát triển khu du lịch - Tiêu chuẩn thiết kế.

Một phần của tài liệu quy hoạch chi tiết 1 500 khu du lịch làng hoa vùng nổi, thành phố sa đéc, đồng tháp (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)