B. NỘI DUNG
2.2.3. Tình hình xét xử tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản tại Tòa án Nhân dân
Cơ số tội phạm ở bảng 2.1 thể hiện số bị cáo phạm tội Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trên số dân, con số này càng lớn thì mức độ tội phạm này năm đó càng cao. Qua phân tích có thể thấy năm 2019 có mức độ tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản thấp nhất, cứ 100.000 người thì chỉ có 0,86 người phạm tội này. Năm 2018 có mức độ phạm tội này cao nhất, nếu có 100.000 người thì có 6,14 người phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018 thì mức độ tội phạm hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản tăng với các cơ số tội phạm lần lượt là 1,84; 3,63; 6,14. Mặc dù có sự giảm mạnh về mức độ tội phạm giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2019 nhưng thực tế tình hình tội phạm hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp, tinh vi hơn với vụ án Mai Xuân Tú cùng đồng bọn đập phá quán Dê Nghĩa (Đường Đỗ Bá, quận Ngũ Hành Sơn) xảy ra hồi cuối năm 2019 từng được lên mặt báo. Có thể thấy các vụ phạm tội Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản có xu hướng phát triển có tính đồng phạm, có tổ chức hay theo băng nhóm có nguy cơ gia tăng gây mất an ninh trật tự nghiêm trọng, gây hoang mang cho người dân cũng như du khách trên địa bàn, đồng thời gây ra hậu quả lớn về mặt kinh tế.
2.2.3. Tình hình xét xử tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản tại Tòa án Nhândânquận Ngũ Hành Sơn dânquận Ngũ Hành Sơn
Bảng 2.3. Hình phạt được áp dụng với bị cáo phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏngtài sản trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn từ năm 2016 đến năm 2019
Năm Tổng số
bị cáo bị xét xử
Hình phạt
Phạt tiền Cải tạo không giam giữ Tù từ 6 tháng đến 3 năm Tù từ 3 đến 7 năm Tù trên 7 năm 2016 2 0 0 2 0 0 2017 4 0 1 3 0 0 2018 7 1 1 3 2 0 2019 1 0 0 1 0 0 Tổng cộng 14 1 2 9 2 0
Nguồn: Tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn
Trong 04 năm từ năm 2016 đến năm 2019, Tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn đã xét xử 14 bị cáo về tội Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Trong đó mức án chủ yếu là phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, chiếm tỷ lệ 64,3%, hình phạt cải tạo không giam giữ và phạt tù từ 3 năm đến 7 năm cùng chiếm tỷ lệ 14,3%. Không có mức phạt tù trên 7 năm. Đặc biệt, BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) áp dụng hình thức phạt tiền là
hình phạt chính cho cấu thành tội phạm cơ bản ở Khoản 1 Điều 178 bên cạnh 2 hình phạt chính đã có trước đây là cải tạo không giam giữ và phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Năm 2018, từ khi BLHS 2015 có hiệu lực, Tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn đã áp dụng hình phạt tiền trong thực tiễn xét xử.
Về tính chất, mức độ phạm Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản:
Bảng 2.4. Bảng tính chất, mức độ tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trên địabàn quận Ngũ Hành Sơn
Năm Số bị cáo
đã bị xét xử Ít nghiêm Tính chất
trọng Nghiêmtrọng Rất nghiêmtrọng Đặc biệtnghiêm trọng 2016 2 2 0 0 0 2017 4 4 0 0 0 2018 7 5 2 0 0 2019 1 1 0 0 0 Tổng 14 12 2 0 0
Nguồn: Tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn
Qua bảng 2.4 có thể thấy số lượng lẫn mức độ của tội phạm này trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn đều không lớn. Các vụ án đa số ở mức độ ít nghiêm trọng, các bị cáo bị truy tố theo Khoản 1 Điều 178 BLHS 2015 (hoặc Khoản 1 Điều 143 BLHS 1999 đối với các vụ án xét xử năm 2016, 2017). Nhưng cũng không thể vì vậy mà có cái nhìn chủ quan đối với tình hình tội phạm Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, bởi tội phạm này hiện nay vẫn có nguy cơ gây mất trật tự an toàn xã hội cao.
Ví dụ 1: Bản án số 06/2020/HSST ngày 26/02/2020 của TAND quận Ngũ Hành Sơn, nội dung vụ án như sau: Khoảng 21 giờ 30 phút ngày 13/10/2019, Lê Thế D cùng Trần Huỳnh Thu T, Lê Đức P, Nguyễn Thị Kiều T và một số đối tượng (chưa rõ nhân thân, lai lịch) hát karaoke tại phòng 203 – Karaoke Siêu Sao (địa chỉ đường C, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) do bà Trần Thị Thanh L làm chủ. Đến khoảng 00 giờ 15 phút ngày 14/10/2019, bà Nguyễn Thị Kiều T bật tắt đèn trong phòng liên tục nên ông Huỳnh Như N (nhân viên quán) nhắc nhở thì hai bên xảy ra mâu thuẫn nên nhóm của D tính tiền ra về. Do còn bực tức nên trước khi ra khỏi phòng D cầm 01 micro hiệu Prosound ném vào màn hình cảm ứng để chọn bài hát, rồi xuống lấy xe đi về trước. Khi nhân viên quán kiểm tra phòng phát hiện tài sản bị hư hỏng nên yêu cầu nhím D bồi thường nhưng nhóm của D không đồng ý và chỉ tính tiền hát karaoke rồi ra về.
Theo Bản kết luận giám định tài sản số: 73/KLĐG – HĐĐGTS của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự quận Ngũ Hành Sơn kết luận: 01 màn hình cảm ứng máy tính bảng, màu trắng mất giá trị sử dụng 90%, giá trị thiệt hại làm 5.580.000 đồng; 01 micro cầm tay hiệu Prosound mất giá trị sử dụng 30%, giá trị thiệt hại là 480.000 đồng. Tổng giá trị tài sản thiệt hại là 6.060.000 đồng.
Với nội dung vụ án, tại bản cáo trạng số: 14/CT – VKS – NHS ngày 21/01/2020 của Viện kiểm sát nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng thì bị cáo Lê Thế D bị truy tố về tội: “Cố ý làm hư hỏng tài sản” theo khoản 1 Điều 178 Bộ Luật Hình sự. Đồng thời bị cáo được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm tại các điểm b, i, s khoản 1 Điều 51 như người phạm tội đã bồi thường thiệt hại (bị cáo D đã bồi thường cho bà L số tiền 7.000.000 đồng), phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải.Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân quận Ngũ Hành Sơn đề nghị Hội đồng xét xử xử phạt Lê Thế D từ 06 đến 09 tháng tù. Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn tuyên bố bị cáo Lê Thế D phạm tội “Cố ý làm hư hỏng tài sản” căn cứ khoản 1 Điều 178, điểm b, i, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự xử phạt bị cáo Lê Thế D 09 tháng tù. Về dân sự, bị cáo Lê Thế D đã bồi thường số tiền 7.000.000 đồng, bà L đã nhận tiền và không có yêu cầu gì thêm nên Hội đồng xét xử không xem xét.10
Ví dụ 2: Bản án số 30/2018/HSST ngày 19/9/2018 của TAND quận Ngũ Hành Sơn, nội dung vụ án như sau: Khoảng 15 giờ ngày 30/3/2018, tại quán game M (Số 175 đường V, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) do ông Trần Thái S làm chủ, do mâu thuẫn trong việc đổi tiền chơi game với bà Trần Thị Thảo T (nhân viên quán game), Hồ Thăng V đã dùng 01 chiếc ghế bằng kim loại đập vào màn hình 01 máy game bắn cá của quán làm hư hỏng máy rồi bỏ đi. Nhận được tin báo, lúc 15 giờ 20 phút cùng ngày, Công an phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng tiến hành lập biên bản sự việc và chuyển cho Cơ quan CSĐT quận Ngũ Hành Sơn xử lý theo quy định của pháp luật. Theo Kết luận số 20 ngày 24/4/2018 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng, thiệt hại của màn hình máy game trên là7.200.000 đồng. Bên cạnh đó, bị cáo Hồ Thăng V trước đây đã bị xử phạt 8 năm tù về các tội“Hủy hoại tài sản”, “Gây rối trật tự công cộng” và “Cố ý gây thương tích” vào năm 2001. Đến nay, V vẫn chưa chấp hành xong nghĩa vụ bồi thường trong các bản án. Năm 2007, V tiếp tục bị xử phạt 18 tháng tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản”. Hội đồng xét xử đã tuyên bị cáo Hồ Thăng V phạm tội “Cố ý làm hư hỏng tài sản”, căn cứ Khoản 1 Điều 178, điểm h khoản 1 Điều 52 về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đó là tình tiết “Tái phạm”, điểm b, s khoản 1 Điều 51 về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đó là người phạm tội bồi thường thiệt hại (Hồ Thăng V đã thỏa thuận bồi thường cho ông Trần Thái S số tiền 7.200.000 đồng) và bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Bị cáo bị xử phạt 15 tháng tù về tội danh này.11
Các vụ án về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản xảy ra trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn trong thời gian vừa qua đa số có mức độ ít nghiêm trọng, rất ít vụ án có mức độ nghiêm trọng, không có vụ án nào có mức độ rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Do đó, trong thực tiễn xét xử, các bị cáo đa số bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 178. Các tình tiết giảm nhẹ thường là các tình tiết tại điểm b, điểm s khoản 1 Điều 51 như bồi thường thiệt hại cho chủ tài sản bị xâm hại và thành khẩn
10 Tòa án nhân dân tối cao, Trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án
https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta468678t1cvn/chi-tiet-ban-an
11 Tòa án nhân dân tối cao, Trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án
khai báo, ăn năn hối cải trong quá trình điều tra, xét xử. Động cơ gây án thường là những mâu thuẫn không đáng có trong cuộc sống, nhưng chỉ vì giây phút không kiềm chế được sự nóng giận, hay cũng có thể do bản chất kẻ phạm tội có tính côn đồ, coi thường pháp luật, từng có tiền án… Ngoài ra, việc bồi thường thiệt hại thường do 2 bên tự thỏa thuận, ít có tranh chấp về vấn đề này.
2.3. Những tồn tại, hạn chế khi áp dụng các quy định pháp luật về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trong BLHS trong xét xử tại Tòa án Nhân dân quận Ngũ Hành Sơn và nguyên nhân của nó
2.3.1. Những tồn tại, hạn chế khi áp dụng các quy định pháp luật về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trong BLHS trong xét xử tại Tòa án Nhân dân quận Ngũ Hành Sơn
Hoạt động xét xử các vụ án về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của Tòa án cũng còn có những hạn chế như sau:
- Thứ nhất , việc định tội danh còn thiếu thống nhất. Định tội danh là một khâu quan trọng trong việc giải quyết vụ án hình sự. “Việc định tội danh sai sẽ dẫn đến hậu quả rất lớn, đặc biệt là không đảm bảo được tính có căn cứ của hình phạt được tuyên, xét xử không đúng người đúng tội, không đúng pháp luật.”12
Từ thực tiễn xét xử cho thấy, các cơ quan tiến hành tố tụng còn gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc định tội danh. Những vướng mắc này thường phát sinh đối với những vụ án mà hành vi phạm tội của bị can, bị cáo có nhiều yếu tố khác nhau của các tội khác nhau. Đối với những vụ án thuộc trường hợp này, đòi hỏi những người tham gia tố tụng có trình độ lý luận vững chắc, từ đó đánh giá, phân tích, tổng hợp các yếu tố của vụ án, áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật một cách chính xác.
Ví dụ như vụ án sau: Do mâu thuẫn từ trước, nên ông A đã chạy theo sau xe ô tô của anh B. Khi anh B đậu xe bên lề đường để đi vào một cửa hàng thì A chạy tới dùng một đoạn sắt mang theo đập bể hoàn toàn 2 gương chiếu hậu của xe anh B. Theo kết quả giám định, giá trị thiệt hại tài sản là 3 triệu đồng.
Xung quanh vụ án trên có 2 quan điểm như sau:
+ Ý kiến thứ nhất cho rằng hành vi của A là hành vi hủy hoại tài sản, vì đối tượng xâm hại là A nhắm vào là 2 chiếc gương chiếu hậu. Do hai chiếc gương bị bể toàn bộ nên A phạm tội Hủy hoại tài sản với tài sản bị hủy hoại là hai chiếc gương chiếu hậu.
+ Ý kiến thứ hai cho rằng xe ô tô là một vật đồng bộ. Mà gương chiếu hậu là một phần của chiếc xe ô tô. Nếu gương chiếu hậu bị bể thì xe vẫn có thể lưu thông trên đường được. Vì vậy, A phạm tội Cố ý làm hư hỏng tài sản với tài sản là cả chiếc xe ô tô.
Do còn có nhiều quan điểm chưa thống nhất để xác định tội danh đối với trường hợp nêu trên và hiện chưa có văn bản hướng dẫn áp dụng nên việc xác định tội danh trong trường hợp trên còn gây nhiều tranh cãi.
Một ví dụ khác như sau: T và H rủ nhau đến nhà thờ A để trộm “Hòm công đức”. Cả hai đã dùng thanh sắt mang theo cậy phá một góc cửa sổ bằng gỗ lim (trị giá 4 triệu đồng), vào phòng thờ lấy “hòm công đức” được số tiền 2 triệu đồng.
Trong quá trình giải quyết vụ án, hiện có 2 quan điểm chưa thống nhất về việc xác định tội danh đối với T và H
+ Quan điểm thứ nhất: T và H chỉ phạm một tội Trộm cắp tài sản, hành vi của T và H đã đáp ứng đầy đủ cấu thành tội trộm cắp tài sản. Về hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản (cửa gỗ lim), hành vi đó chỉ có vai trò là thủ đoạn để thực hiện trộm cắp tài sản.
+ Quan điểm thứ hai: T và H đã phạm cả hai tội Trộm cắp tài sản và Cố ý làm hư hỏng tài sản. Cả hai đã có hành vi cố ý trực tiếp tác động (cậy, phá) lên tài sản và tài sản có giá trị 4 triệu đồng, đáp ứng đủ các yếu tố cấu thành tội phạm Cố ý làm hư hỏng tài sản.
Mặt khác nếu theo quan điểm thứ nhất, trường hợp T và H thực hiện hành vi trộm cắp tài sản mà trị giá tài sản chưa đến 2 triệu đồng, không đủ để cấu thành tội Trộm cắp tài sản, thì có truy cứu tội Cố ý làm hư hỏng tài sản không?
Trên đây là một số vụ án cụ thể với các quan điểm định tội khác nhau. Việc khác nhau trên một phần là do các quy định pháp luật chưa cụ thể, rõ ràng. Vì vậy, tác giả kiến nghị cần có hướng dẫn cụ thể cho các trường hợp như vậy.
- Thứ hai, việc áp dụng các tình tiết tăng nặng định khung chưa chính xác. Qua nghiên cứu cho thấy, việc áp dụng các tình tiết tăng nặng định khung không chính xác thường xảy ra đối với các tình tiết như “phạm tội có tổ chức”, “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”, “gây hậu quả nghiêm trọng”,…
Ví dụ qua vụ án như sau: Do mâu thuẫn từ trước, A và B rủ nhau qua nhà anh H đập phá đồ đạc lúc anh H không ở nhà cho bõ tức. Trong đó A chuẩn bị gậy sắt, còn B chuẩn bị đồ phá khóa. Khi đến nhà anh H, B phá khóa cửa rồi cả hai cùng vào nhà đập phá đồ đạc, gây thiệt hại là 4 triệu đồng.
Xung quanh vụ án này có 2 quan điểm đưa ra:
+ Quan điểm thứ nhất cho rằng: A và B chỉ phạm Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư