Tình hình thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về việc kiểm sát chia

Một phần của tài liệu các quy định của pháp luật và thực tiễn kiểm sát việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại viện kiểm sát nhân dân quận hải châu, tp đà nẵng (Trang 27 - 43)

6. Bố cục đề tài

2.2Tình hình thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về việc kiểm sát chia

về việc kiểm sát chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn

2.2.1 Giới thiệu về Viện kiểm sát nhân dân Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng

Hải Châu, là quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng, là trung tâm hành chính, hầu hết các cơ quan Đảng và Nhà nước của địa phương và Trung ương đều đóng trên địa bàn quận. Hệ thống hạ tầng cơ sở phát triển mạnh, đồng thời, là trung tâm thương mại, dịch vụ của thành phố, tập trung đông dân cư và các cơ quan, văn phòng của hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Quận Hải Châu có tầm quan trọng đặc biệt trong sự phát triển của thành phố Đà Nẵng về tất cả mọi mặt. Diện tích: 24km2, tổng dân số 208.281 người, mật độ 8.650 người/km2, gồm có 13 phường (Niên giám thống kê năm 2013).

Ngày 06.11.1996, Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn việc tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành hai đơn vị hành chính: Tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Ngày 27.01.1997, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quyết định số 44/TCCB, quyết định thành lập Viện Kiểm sát nhân dân quận Hải Châu cùng các quận, huyện khác của thành phố Đà Nẵng.

Hiện tại, tổng số cán bộ, công chức của đơn vị là 21 đồng chí, trong đó có 01 đồng chí Viện trưởng, 03 đồng chí Phó Viện trưởng và 17 đồng chí Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Chuyên viên với trình độ nghiệp vụ cao.

Đến nay, do có nhiều cống hiến cho Ngành và địa phương nên tập thể và một số cá nhân của đơn vị đã đạt được nhiều danh hiệu cao quý do Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, UBDN thành phố Đà Nẵng tặng thưởng, điển hình:

- Năm 2001: Thủ tướng tặng Bằng khen cho đơn vị do “Đã có nhiều thành tích trong công tác từ năm 1998 đến năm 2000, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”.

- Năm 2009, 2011, 2014: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao khen tặng danh hiệu “Cờ thi đua Ngành kiểm sát nhân dân” (dẫn đầu khối quận, huyện).

- Năm 2012, 2014: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tặng “Bằng khen cho tập thể có thành tích xuất sắc” và Cờ thi đua cho “Đơn vị thi đua xuất sắc năm 2014”.

Nhìn chung, nhờ sự quan tâm sâu sắc, chỉ đạo kịp thời của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng; Quận Hải Châu; tập thể lãnh đạo và cán bộ đơn vị đoàn kết, thống nhất cao, thường xuyên rèn luyện, trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức chính trị nên đơn vị hoạt động ổn định, hiệu quả công tác cao, không có trường hợp nào oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm. 13

2.2.2 Tình trạng các vụ chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn Quận Hải Châu nói riêng từ năm 2018 đến tháng 3/2020

Theo cuộc điều tra do Bộ VH-TT&DL, phối hợp với Tổng cục Thống kê, với sự hỗ trợ của UNICEF cho thấy, số vụ ly hôn đang tăng nhanh. Nếu năm 2000 chỉ có 51.361 vụ ly hôn thì năm 2005 đã tăng lên 65.929 vụ. Thống kê cho thấy, ở Việt Nam hiện có khoảng trung bình 60.000 vụ/năm, tương đương 0,75 vụ/1.000 dân. Tỷ lệ ly hôn so với kết hôn 25%, có nghĩa trong 4 đôi đi đăng ký kết hôn thì 1 đôi ra tòa.14 Những con số biết nói trên thực sự như một lời cảnh tỉnh và báo động đối với các cặp đôi trẻ hiện nay khi việc quyết định kết hôn được xem là quá dễ dàng trong khi điều này dẫn đến những hậu quả và hệ lụy cực kì nghiêm trọng.

Riêng tại địa bàn quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn từ năm 2018 đến nay đã dã thụ lý khoảng 1.500 án Hôn nhân – Gia đình, trong đó khoảng 1.463 vụ đã được giải quyết. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát đã đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại án đồng thời đẩy mạnh việc tranh tụng nên hầu hết các vụ án đều được giải quyết trong thời hạn luật định, có căn cứ và đúng pháp luật. Cụ thể số liệu qua từng năm được thống kê trong bảng sau:

Năm 201 8 2019 2020 Số vụ việc thụ lý mới 692 610 138 Số vụ việc đã giải quyết 766 584 113 Tỷ lệ (%) 110. 7% 95.7% 81.8% Tỷ lệ vụ yêu cầu giải quyết chia tài sản (%)

24% 21.5% 18.6%

Bảng 1. Công tác giải quyết các vụ việc HN&GĐ tại quận Hải Châu

Theo tìm hiểu và nghiên cứu thực tế từ Viện kiểm sát nhân dân Quận Hải Châu, các tranh chấp về hôn nhân và gia đình chiếm tỷ lệ cao trong các vụ án mà ngành Tòa án nhân dân Quận thụ lý, giải quyết, riêng án hôn nhân và gia đình chiếm 45,5% tổng số án đã thụ lý. Công tác giải quyết các vụ việc HN&GĐ luôn đạt tỷ lệ cao (từ 81.8%) và đạt trung bình trong 3 năm qua (từ năm 2018-2020) là 96,1%.

Số vụ đã thụ lý Số vụ đã giải quyết Số vụ còn lại Cũ Mới Tổng thụ lý Chuyển hồ sơ Đình chỉ Công nhận sự thỏa thuận Xét xử Tổng giải quyết Đúng hạn Quá hạn Tạm đình chỉ 16 610 626 02 87 463 32 584 24 01 17

Bảng 2. Báo cáo số liệu vụ việc HN&GĐ năm 2019 của Viện kiểm sát nhân dân Quận Hải Châu

Qua số liệu từ bảng trên, ta thấy số vụ án giải quyết được chiếm 93.3% trong đó tỷ lệ công nhận hòa giải thành chiếm tỷ lệ cao khoảng 74%. Số vụ án đưa ra xét xử chiếm khoảng 5% trên tổng số đơn đã thụ lý, trong đó tranh chấp về chia tài sản khi ly hôn chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 3%.

Hơn nữa, qua khảo sát thực tế cho thấy, số lượng các vụ án chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 21%. Phần lớn việc ly hôn diễn ra ở những cặp vợ chồng còn trẻ tuổi với thời kì hôn nhân ngắn, không kéo dài do đó chưa có nhiều tài sản chung, hầu hết các trường hợp này các bên đều tự thỏa thuận và không yêu cầu chia tài sản chung. Tuy nhiên, vẫn có một số vụ phải qua hai lần giải quyết, phải bằng hai quyết định hoặc bản án của Tòa án cấp sơ thẩm mới giải quyết dứt điểm vụ án hôn nhân và gia đình, bởi khi đương sự làm đơn xin ly hôn, hoặc là do tự nguyện, hoặc là do ngại vụ án phức tạp, kéo dài nên đương sự thường yêu cầu giải quyết mối quan hệ hôn nhân và con chung trước, sau khi thỏa thuận không thành và nảy sinh tranh chấp thì mới yêu cầu chia tài sản chung.

Có thể thấy thực trạng về tình hình ly hôn ngày càng có xu hướng gia tăng mạnh trong những năm tiếp theo. Vậy đâu là nguyên nhân khiến tình hình quan hệ Hôn nhân - Gia đình đang ngày một tăng lên và trở nên xấu đi?

Theo tôi, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ly hôn gia tăng có thể chia theo từng chu kỳ của hôn nhân cùng với những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp xảy ra từ trước khi mối quan hệ hôn nhân được hình thành.

Theo Thẩm phán TAND huyện Đức Hòa - Nguyễn Thị Mộng Thúy, sau nhiều năm làm công tác xét xử, đối với các vụ việc hôn nhân - gia đình thì nguyên nhân dẫn đến ly hôn thường bắt đầu từ mâu thuẫn kinh tế và được chia làm 5 mốc thời gian15, tuy nhiên theo tôi thì có thể tóm gọn lại theo 3 mốc cụ thể:

15

Thứ nhất, kết hôn trong khoảng thời gian 1 năm, lý do ly hôn thường là “bất đồng quan điểm”, “tính tình không hợp”. Giai đoạn này các cặp vợ chồng ly hôn trong tự nguyện để tìm cuộc sống mới và “giải thoát” cho bản thân. Như vậy, nguyên nhân chính xuất phát từ quan niệm trong tình yêu và hôn nhân của giới trẻ ngày nay. Xã hội càng phát triển, nhân loại được tiếp cận với những cái mới, những nền văn hóa từ nhiều nguồn khác nhau, tốt có xấu có, đồng nghĩa với việc lối suy nghĩ và lối sống của thế hệ sau không còn giữ nét truyền thống như thế hệ đi trước. Hôn nhân đối với các bạn trẻ ngày nay không còn được xem như là một biểu tượng thiêng liêng, là kết quả của tình yêu vun đắp bởi hai người, thay vào đó 2 người đi đến hôn nhân là hệ quả của tình yêu cảm tính, mang tính thực dụng, vật chất, với thời gian tìm hiểu chưa đủ lâu, chưa đủ thấu hiểu nhau mà chỉ nhìn những điều lợi trước mắt, hoặc cũng có thể đó là kết quả của xu hướng tình dục hóa khi yêu. Nhìn chung, những cuộc hôn nhân chóng vánh này ảnh hưởng nhiều hơn về phía người vợ sau ly hôn với cái mác “1 đời chồng”, nếu không may giữa hai người có thêm con cái thì thường quyền nuôi con sẽ về phía người vợ, tài sản chung ngoài tài sản được tặng, cho khi kết hôn thì hầu như không có, cuộc sống của người vợ sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Thứ hai, thời gian kết hôn từ 1-4 năm, đây là khoảng thời gian rất khó khăn đối với các cặp vợ chồng trẻ, nhất là về điều kiện kinh tế khi chi phí sinh hoạt gia đình, nuôi dạy con cái tăng cao vượt quá khả năng chi trả hay các vấn đề khác phát sinh trong quan hệ gia đình như sự thiếu bình đẳng giữa vợ và chồng hay mâu thuẫn thế hệ như mẹ chồng – nàng dâu. Đây là kết quả của việc nam nữ thanh niên khi bước vào cuộc sống gia đình chưa được chuẩn bị những kiến thức, hiểu biết cần thiết. Đó là những tri thức về cách tổ chức cuộc sống cho gia đình mới, kế hoạch hoá gia đình, quản lý chi tiêu, chăm sóc và nuôi dạy con cái, các hành vi ứng xử giao tiếp trong gia đình, trách nhiệm của người làm cha làm mẹ đối với con cái… “Nhiều cặp vợ chồng thường cảm thấy hôn nhân không có màu hồng, những tật xấu của vợ hoặc chồng dần

bộc lộ khiến đối phương “vỡ mộng”, kéo theo nhiều mâu thuẫn khác dẫn đến ly hôn. Giai đoạn này, tỷ lệ ly hôn thường chiếm khoảng từ 70-80% và ở độ tuổi từ 20-25 tuổi.”

Thứ ba, là khi con cái đã bắt đầu trưởng thành, lúc này một trong 2 phía bắt đầu xuất hiện những tình cảm ngoài luồng, do đó dễ dàng dẫn đến ngoại tình rồi ly hôn. “Giai đoạn này ly hôn là do tổng hợp từ tất cả những mâu thuẫn trước đó, ấp ủ lâu ngày và chỉ cần một lý do để bùng phát” - Thẩm phán Nguyễn Thị Mộng Thúy cho biết. “Lúc này cuộc sống hôn nhân tưởng chừng viên mãn thì cũng là khoảng thời gian người phụ nữ bắt đầu bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, không còn nhu cầu về tình dục. Chính vì vậy, người đàn ông thường sẽ có tâm lý, xu hướng ngoại tình để bù đắp đời sống tình dục trong hôn nhân.” Trường hợp khác, khi mối quan hệ hôn nhân đã ổn định thì lại có sự tranh chấp trong tài sản chung giữa vợ và chồng, vợ và chồng sau nhiều năm kết hôn không còn giữ được “ngọn lửa tình yêu”, thêm vào đó là bất đồng trong việc quản lý tài sản chung, sẽ dễ dẫn đến ly hôn và đòi quyền chia tài sản, về con cái cũng đã đủ điều kiện và nhận thức để họ có thể đi đến quyết định ly hôn một cách dứt khoát. Vụ ly hôn “nghìn tỷ” của “vua cà phê” Trung Nguyên – Ông Đặng Lê Nguyên Vũ cùng vợ là Lê Hoàng Diệp Thảo là một ví dụ, ngoài việc không tìm được tiếng nói chung trong hôn nhân cũng như nuôi dạy con cái thì nguyên nhân chủ chốt dẫn đến cuộc hôn nhân tan vỡ cùng vụ kiện kéo dài ròng rã 4 năm trời là vì mâu thuẫn trong việc điều hành Tập đoàn Trung Nguyên, “đứa con chung” mà 2 vợ chồng đã cùng nhau gây dựng và phát triển sau 20 năm.

2.2.3 Tình hình kiểm sát việc phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn

Theo số liệu từ bảng 1, có thể thấy công tác giải quyết các vụ việc HN&GĐ luôn đạt tỷ lệ cao (từ 81.8%) và đạt trung bình trong 3 năm qua (từ

năm 2018-2020) là 96,1%. Trong quá trình giải quyết án hôn nhân gia đình, Thẩm phán luôn đề cao tinh thần hòa giải, tạo mọi điều kiện để các cặp vợ chồng hòa giải thành. Kết quả, tỷ lệ công nhận hòa giải và hòa giải thành chiếm tỷ lệ cao, trung bình chiếm tỷ lệ 74% (bảng 2).

Trong quá trình thực tập và tìm hiểu thực tế cho thấy, số lượng các vụ án chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn chiếm tỷ lệ khoảng 21%, phần lớn các vụ án đều được thụ lý và giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chỉ có một số ít những vụ liên quan đến nhiều quyền lợi quan trọng của các đương sự trong vụ án, vụ án đưa ra xét xử nhiều lần nhưng vẫn không giải quyết dứt điểm và quá hạn như các vụ ly hôn liên quan đến tài sản là bất động sản, tài sản chung trong kinh doanh...

Quy trình tiếp nhận và lưu trữ bản án, hồ sơ từ Tòa án được thực hiện như sau:

 Lấy số công văn đến

 Nhập vào sổ thụ lý các vụ/việc HN & GĐ

 Nhập án trên trang web cổng thông tin điện tử của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Nhìn chung, quy trình được thực hiện đầy đủ và tức thì, báo cáo tuần và tháng được cập nhật và tổng hợp cuối mỗi kì. Tuy nhiên, bên cạnh đó quy trình kiểm sát cũng như lưu trữ hồ sơ còn tồn tại một vài điểm cần khắc phục như trong quá trình nhập án và vào sổ, thông tin liên quan đến vụ án được nhập còn sơ sài và thiếu sự tỉ mỉ và chi tiết. Ví dụ như tất cả các án HN & GĐ có yêu cầu ly hôn, yêu cầu quyền nuôi con hay yêu cầu chia tài sản chung đều được xem là án giải quyết yêu cầu ly hôn. Do đó, nếu cần thống kê số lượng vụ án có yêu cầu chia tài sản chung trong tổng số các vụ ly hôn thì sẽ gặp khó khăn vì chỉ có những con số chung bao quát mà không có con số chính xác cho từng loại yêu cầu của đương sự, ngoại trừ việc xem lại từng bản án. Điều này sẽ gây khó khăn trong trường hợp

yêu cầu của đương sự; hay thống kê, so sánh tình hình tổng quát các vụ việc đã xảy ra theo các năm.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CHIA TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN

3.1 Một số kiến nghị hoàn thiện Pháp luật Việt Nam về việc phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn

Qua phân tích, tìm hiểu, đánh giá thực trạng giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn, cũng như tìm ra bất cập, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Viện kiểm sát nhân dân Quận Hải Châu, tôi xin đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm cải thiện những khó khăn, bất cập còn tồn tại trong thực tiễn giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn như sau:

Thứ nhất, luật cần sửa đổi, bổ sung chi tiết hơn những điểm còn vướng mắc, chung chung trong các quy định hiện hành. Cụ thể:

- Về việc xác định công sức đóng góp và lỗi, các nhà làm luật có thể cân nhắc và xem xét về việc phân ra các trường hợp liên quan đến hoàn cảnh của vợ, chồng hoặc các nhóm lỗi mà một trong hai bên gây ra trong thời kỳ hôn nhân, từ đó đưa ra một mức tỷ lệ phù hợp mà một trong hai bên

Một phần của tài liệu các quy định của pháp luật và thực tiễn kiểm sát việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại viện kiểm sát nhân dân quận hải châu, tp đà nẵng (Trang 27 - 43)