5. Kết cấu của báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.2.2 Phương pháp đào tạo
Kết hợp giữa học lý thuyết, E-learning và thực hành tại mặt đất. Bên cạnh đó, có nhiều giáo trình bằng Tiếng Anh và một số môn học khuyến khích các giảng viên đứng lớp giảng dạy bằng Tiếng Anh để các học viên nâng cao trình độ ngoại ngữ, làm quen dần với môi trường làm việc quốc tế và chuyên nghiệp. Các học viên còn được kiến tập trực tiếp để tự mình trao dồi thêm kĩ năng, kinh nghiệm cho bản thân.
2.2.3 Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo
Hiện nay tại TTHLB có tổng số là 107 giáo viên, trong đó số giáo viên bay cơ hữu là 6 người, giáo viên bay ký phụ lục hợp đồng là 83 người và có 24 người là giáo viên trung tâm điều hành khai thác.
Tiêu chuẩn để trở thành giáo viên nhân viên điều hành, khai thác bay: - Trình độ: tốt nghiệp đại học
- Kinh nghiệm tích lũy: có thâm niên làm việc với chuyên môn bộ môn giảng dạy tối thiểu là 5 năm
- Có bằng nhân viên điều hành khai thác bay do Cục HKVN cấp. - Trình độ tiếng anh: đại học ngoại ngữ hoặc TOEIC 600 điểm trở lên.
Đối với huấn luyện cơ bản: giáo viên cần tham dự và đạt yêu cầu khóa huấn luyện kỹ năng và phương pháp giảng dạy dành cho giáo viên.
Đối với giáo viên phụ trách về các hệ thống tài liệu khai thác bay: VAR, chứng chỉ AOC, AIP và các tài liệu khai thác
Đối với giáo viên phụ trách về tính năng máy bay: các giới hạn khai thác, giới hạn trọng tải, cân bằng trọng tải,tính toán trọng tải và nguyên tắc cân bằng trọng tải, các yếu tố ảnh hưởng đến cất hạ cánh.
Đối với giáo viên phụ trách về dẫn đường hàng không và lập kế hoạch bay: phương thức dẫn đường, phương thức khai thác, lập kế hoạch bay không lưu, phương thức liên lạc.
Đối với huấn luyện định kỳ: giáo viên phải tham gia khóa huấn luyện định kỳ chuyên môn bộ môn mình đám nhiệm 3 năm/ lần và tham gia khóa huấn luyện định kỳ về kỹ năng và phương pháp giảng dạy dành cho giáo viên 5 năm/ lần.
2.2.4 Cơ sở vật chất hỗ trợ công tác đào tạo
Cơ sở vật chất phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hàng ngày đều được TTHLB trang bị đầy đủ, thuận tiện và duy trì cơ sở vật chất cũng như môi trường làm việc phù hợp với các yêu cầu của hệ thống an toàn chất lượng như:
o Tòa nhà chính của TTHLB khu E có:
- Văn phòng làm việc (phòng tổ chức hành chính, phòng quản lý đào tạo, phòng kỹ thuật, khoa huấn luyện chuyên ngành, khoa huấn luyện phi công,..)
- Phòng học chuyên dụng và các tiện nghi khác được sử dụng trong khóa học (phòng học ANHK, phòng học HNH, phòng học ATB, phòng học lý thuyết A321, phòng mô hình bếp, phòng học trang điểm,...)
- Hội trường, thư viện
- Trang thiết bị phục vụ huấn luyện đào tạo (FTD A320, Slide raft A350, CEET A320, Door trainer ATR 72,...)
- Hệ thống tin học, phương tiện di chuyển, kho lưu trữ bảo quản và phương tiện thông tin liên lạc nội bộ,.v.v...
o Tòa nhà SIM: gồm khu vực SIM, hồ bơi tạo sóng, khu vực đặt các thiết bị huấn luyện thực hành (Cửa huấn luyện, cầu trượt....). Thiết bị huấn luyện bay mô phỏng hợp tác khai thác giữa VNA và AACEVN (FFS A320, FFS A350, FFS B787,...).
o Tòa nhà D: khu ký túc xá cho học viên phi công, tiếp viên.
Chương 3: NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN
3.1 Nhận xét về công tác đào tạo nhân viên điều hành khai thác bay tạiTrung tâm huấn luyện bay Trung tâm huấn luyện bay
3.1.1 Ưu điểm
Yếu tố giảng viên:
- Giảng viên ở TTHLB là những người giàu kinh nghiệm, làm việc tại các hãng hàng không sân bay, nên họ có luồng kiến thức rất thực tế, rất mới mẽ, không gây nhàm chán như học suôn lý thuyết.
- Đội ngủ giảng viên ở đây có trình độ, kiến thức chuyên môn cao, được tuyển dụng và đào tạo rất khắc khe, đảm bảo được tiêu chuẩn giảng dạy cả về kiến thức tiếng anh lẫn tiếng việt.
Yếu tố phương thức đào tạo:
- Phương pháp giảng dạy được sử dụng bằng công nghệ mới, hiện đại đảm bảo học viên có thể tiếp thu kiến thức dể dàng hơn, học mọi lúc và dể tìm hiểu.
- Phòng học được trang bị đầy đủ thiết bị tiện nghi, tạo không gian học thoải mái và chất lượng cho học viên được trải nghiệm trong giờ học
- Tài liệu, trang thiết bị dể hiểu và dể sử dụng, luôn được sửa mới và đầu tư thêm để đạt hiệu quả cao nhất trong công tác đào tạo.
- Nội dung các môn học không chỉ có các kiến thức lý thuyết mà còn có tính thực tiễn cao giúp cho các học viên có thể nắm được những kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ được vững vàng hơn
Yếu tố công tác tổ chức:
- TTHLB có cơ cấu tổ chức hoạt động hợp lý, đội ngũ nhân viên được tuyển chọn và đào tạo kỹ lưỡng theo năng lực chuyên môn, họ được bố trí làm việc theo các phòng ban, mỗi phòng có nhiệm vụ riêng nhằm giúp cho bộ máy của trung tâm hoạt động phối hợp một cách nhịp nhàng, đảm bảo tính chuyên nghiệp và hiệu quả.
3.1.2 Hạn chế Yếu tố giảng viên:
- Năm 2019 với sự ra đời của các hãng hàng không và cạnh tranh gây gắt, hãng cần bổ sung rất nhiều nguồn nhân lực, thế nên số lượng học viên ngày càng nhiều, thời gian đào tạo cần thực hiện nhanh chóng hơn. Nhưng giảng viên ở trung tâm hiện nay thì quá ít, chỉ có 24 giáo viên trung tâm điều hành khai thác, không đủ để đáp ứng theo yêu cầu của Cục HKVN.
- Phần lớn giáo viên là lực lượng kiểm nhiệm, phụ thuộc nên dẫn đến việc ra quyết định giờ giảng dạy, giờ đứng lớp chậm, trung tâm chúng ta thật sự chưa linh hoạt trong việc phân lịch huấn luyện, trong khi lịch huấn luyện có nhiều sự thay đổi. Điều đó làm cho chất lượng của các lớp học không được đúng thời hạn đề ra.
Yếu tố phương thức đào tạo:
- Mặc dù đã áp dụng phương pháp giảng dạy mới, hiện đại nhưng vẫn chưa hoàn toàn là tốt cho học viên có thể tự tìm hiểu để nắm bắt kiến thức sâu hơn.
- Trang thiết bị, phòng học,… có trang bị đầy đủ nhưng cũng chưa đủ chỉ tiêu với những phòng học chuyên dụng.
Yếu tố công tác tổ chức:
- Công tác phối hợp giữa các bộ phận, các văn phòng ban sắp xếp lịch học đôi khi còn chưa tốt nên giờ học của học viên thường xuyên bị thay đổi, bị rút ngắn hoặc đôi khi kéo dài hơn. Điều này làm cho lượng kiến thức của học viên không được tiếp thu một cách đảm bảo và liên tục.
3.1.3 Cơ hội
- TTHLB luôn nhận được sự quan tâm từ các cấp lãnh đạo TCT, nhận được sự hổ trợ của các ban chuyên môn và các đơn vị trong TCT.
- Thị trường hàng không ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhiều hãng hàng không ra đời và cạnh tranh nên cần rất nhiều nguồn nhân lực ( phi công, tiếp viên hàng không, nhân viên điều hành khai thác bay,…) và đây cũng là cơ hội cho TTHLB tăng thêm được nhu cầu đào tạo.
- Vietnam Airlines tham gia liên minh hàng không, điều đó giúp cho TTHLB của chúng ta có thể hợp tác với nước khác để mở rộng thị trường đào tạo hơn trước kia, giúp học viên có thể học tập và tiếp xúc trực tiếp với cái mới.
- Công nghệ 4.0 phát triển, giúp cho TTHLB có thể cải tiến hơn về mặt trang thiết bị chất lượng, đảm bảo yêu cầu.
3.1.4 Thách thức
- Các tổ chức đào tạo về hàng không xuất hiện ngày càng nhiều theo xu hướng phát triển của hàng không, dẫn đến sự cạnh tranh gây gắt trong việc cung cấp các dịch vụ huấn luyện đào tạo, nếu TTHLB không thay đổi nhanh hơn về việc cho ra những học viên chất lượng và chuyên nghiệp thì TTHLB sẽ có nguy cơ mất thị phần.
- Tốc độ phát triển 4.0 nhanh chóng, dẫn đến trang thiết bị của TTHLB đầu tư không đáp ứng theo kịp.
3.2 Đề xuất
Từ thực trạng chung trong quy trình đào tạo nhân viên điều hành khai thác bay của TTHLB, cùng những nhận xét về ưu, nhược điểm, cơ hội và thách thức của trung tâm. Em xin đề ra những biện pháp đề xuất thiết thực, kịp thời nhằm nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo học viên tại đây:
- Do nguồn lực giảng viên tại trung tâm còn khá ít, TTHLB nên tăng quyền lợi cho các giảng viên giảng dạy với các đơn vị chủ quản bằng kết quả đánh giá để thu hút nguồn lực.
- Tận dụng mối quan hệ giữa các giáo viên để tuyển dụng thêm nguồn giảng viên đủ để giảng dạy trên lớp.
- Nên khuyến khích tạo điều kiện cho nguồn lực giảng viên được đi học hỏi giao lưu ở các nước tiên tiến để nâng cao trình độ, kiến thức giảng dạy, như vậy học viên cũng sẽ được tiếp thu kiến thức mới và thực tế hơn.
Yếu tố phương thức đào tạo:
- Tài liệu được phê chuẩn hiện nay chỉ có bộ giáo trình cơ bản và bài giảng huấn luyện định kỳ bằng E-learning, giáo trình cơ bản này được phê duyệt từ 2013 đến nay chưa có thay đổi và còn nhiều điểm chưa phù hợp. Do vậy TTHLB cần phải có kế hoạch cập nhật và biên soạn mới để đáp ứng VAR và IOSA, đáp ứng tiêu chuẩn đào tạo hơn. Còn các loại phương pháp giảng dạy khác cũng cần phải được bổ sung thêm tài liệu mới.
- Các phòng học chuyên dụng chưa đủ chỉ tiêu nên TTHLB cần đầu tư thêm các mô hình, các phòng học chuyên dụng sử dụng trên máy bay, các dụng cụ sơ cứu để học viên có thể thực hành.
- TTHLB muốn nâng cao hơn nữa chất lượng nghiệp vụ nhân viên điều hành khai thác, ngoài những phương pháp học lý thuyết, thực hành ở trung tâm thì trung tâm nên tạo điều kiện cho học viên được có cơ hội trải nghiệm thực tế để tích lũy, thực hành nhiều hơn nửa thay vì chỉ kiểm tra lý thuyết hoặc vấn đáp theo lối truyền thống.
Yếu tố công tác tổ chức:
- TTHLB nên tiếp tục phối hợp với ban tổ chức nhân lực trong công tác đảm bảo nhân lực, đặc biệt các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách, bố trí nguồn lực hợp lý để các bộ phận có thể kết hợp tốt và phát huy hết khả năng của mình.
- Để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo hơn thì TTHLB nên tiếp tục tuyển dụng và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng cho nguồn lực giảng viên. - TTHLB muốn nâng cao uy tín, chất lượng đào tạo hơn thì TTHLB nên chủ động trao đổi làm việc với các trung tâm đào tạo nước ngoài để học hỏi, giám sát chặt chẽ, nâng cao chất lượng cho công tác đào tạo học viên của mình.
- Để có thể tạo ra đội ngũ nhân viên điều hành khai thác chất lượng thì trong quá trình đào tạo cho họ, TTHLB nên thường xuyên cập nhật tài liệu, giáo trình cho các khóa huấn luyện.
- Để đảm bảo công tác đào tạo được chuyên nghiệp hơn, chất lượng hơn, các học viên dể tiếp thu hơn, thì TTHLB nên nâng cao công tác bảo trì, sửa chữa trang thiết bị, thay mới nếu đủ điều kiện cho các văn phòng ban, các lớp học .
- Bố trí sắp xếp lại đội ngũ lao động để họ có thể phát huy đúng với năng lực chuyên môn, phát huy thế mạnh của họ.
3.4 Kết luận
Trong cơ chế thị trường cạnh tranh như hiện nay, một hãng hàng không muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì có một cách duy nhất là lựa chọn cho mình một chiến lược hợp lý. Hãng cần phải xác định vị thế của mình trên thị trường hiện tại, các chiến lược phát triển trong tương lai, trong đó có chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Vì đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp là tài sản vô giá cho hãng hàng không, cũng như đội ngũ nhân viên điều hành khai thác vững mạnh, chất lượng là yếu tố góp phần làm nên sự phát triển của hãng, để được như vậy thì công tác đào tạo phải hết sức được chú trọng. Đề tài của bài báo cáo này đưa ra những thực trạng trong công tác đào tạo nhân viên điều hành khai thác của Trung tâm huấn luyện bay, đồng thời chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong công tác đào tạo và đưa ra những giải pháp có thể được áp dụng góp phần nâng cao chất lượng cho công tác đào tạo nhân viên điều hành khai thác bay tại Trung tâm.
Vì thời gian thực tập và tìm hiểu đề tài còn hạn chế, nên những vấn đề được đề cập đến có thể bị thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của Cô để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em cảm ơn Cô!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trần Kim Dung, Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống Kê, Hà Nội, 2006. [2]. Trung tâm huấn luyện bay (FTC), “Sổ tay đào tạo nghiệp vụ nhân viên hàng không”, 2019.