V Những vấn đề còn tồn tại trong công tác thu hút đầu tư trên địa bàn

Một phần của tài liệu Cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về kinh tế và kết quả thu hút vốn đầu tư của tỉnh cao bằng trong các năm 2017 2018 2019 (Trang 30 - 31)

1. Khó khăn trong công tác thu hút đầu tư

Là tỉnh miền núi kinh tế còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng của Cao Bằng còn tương đối kém phát triển. Các khu công nghiệp, khu kinh tế dù đã được quy hoạch, phê duyệt nhưng tiến độ triển khai thực hiện còn chậm do thiếu vốn. Hiện nay, tỉnh Cao Bằng chủ yếu ưu tiên đầu tư tại khu kinh tế cửa khẩu như tại Tà Lùng, Trà Lĩnh, việc đầu tư nội địa trong tỉnh còn ít. Do vậy, việc thu hút gọi vốn đầu tư của Cao Bằng còn nhiều hạn chế.

Cũng do thiếu vốn, việc giải phóng mặt bằng, tạo mặt bằng sạch thu hút đầu tư còn nhiều hạn chế, nhiều dự án, các chủ đầu tư phải ứng trước tiền để thực hiện GPMB. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án đã được cấp phép đầu tư cấp chứng nhận đầu tư còn chậm, gặp nhiều khó khăn. Những điều này đã ảnh hưởng đến hoạt động thu hút đầu tư cũng như tiến độ thực hiện dự án của các nhà đầu tư.

Công tác phối hợp giữa các Sở ban ngành trong công tác vận động, thu hút đầu tư cũng như giải quyết các thủ tục hành chính cho nhà đầu tư vẫn còn hạn chế, một số lĩnh vực còn chưa xây dựng được danh mục dự án cụ thể thu hút đầu tư đã ảnh hưởng tới hiệu quả thu hút đầu tư của tỉnh trong thời gian qua.

2. Khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án

Khi thực hiện đầu tư, nhiều chủ đầu tư còn chưa nắm rõ được các quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường... nên trong quá trình triển khai thực hiện còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc.

Trong quá trình triển khai, nhiều dự án đầu tư còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt trong vấn đề về đất đai. Nhiều dự án không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai, việc sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án, công trình sản xuất, kinh doanh gặp nhiều vướng mắc gây chậm tiến độ thực hiện dự án.

Lĩnh vực khai thác chế biến khoảng sản: công tác chuẩn bị cho hoạt động khai thác khoáng sản chưa được quan tâm (thăm dò làm rõ trữ lượng, vị trí

phân bố, đặc điểm địa chất khoáng sản...) dẫn tới thiết kế khai thác, lựa chọn

công nghệ, thiết bị tuyển quặng chưa đạt hiệu quả cao; số lượng nhà máy còn nhiều dẫn tới phân tán về nguyên liệu không tập trung được năng lực tài chính,

31 thiết bị, công nghệ; các mỏ được cấp phép khai thác hầu hết trữ lượng mới ở cấp tài nguyên, chưa được chuẩn bị chi tiết về trữ lượng; thiết bị công nghệ khai thác lạc hậu, chậm được đầu tư nên dự án đi vào hoạt động có độ rủi ro cao, ảnh hưởng đến môi trường; giá thành khai thác, chế biến, giá tính thuế, phí, cấp quyền khai thác cao, giá sản phẩm hạ dẫn đến hoạt động kém hiệu quả. Ngoài ra, năng lực tài chính còn hạn chế, việc tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của chủ đầu tư còn gặp nhiều khó khăn, chưa có chiến lược tiếp cận thị trường một cách dài hơi, nhiều dự án chưa thực sự chú trọng vai trò của yếu tố khoa học công nghệ trong sản xuất, nhiều dự án còn sử dụng công nghệ lạc hậu, ảnh hưởng tới hiệu suất, hiệu quả hoạt động của dự án cũng là những yếu tố ảnh hưởng tới tình hình triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước cũng như nhiều thủ tục hành chính còn chồng chéo, gây khó khăn không nhỏ cho các nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện.

Một phần của tài liệu Cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về kinh tế và kết quả thu hút vốn đầu tư của tỉnh cao bằng trong các năm 2017 2018 2019 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)