III.TỪ PHÍA NHÀ NƯỚC.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế ở nước ta hiện nay (Trang 27 - 31)

Trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế thì vai trò định hướng của nhà nước cũng rất quan trọng. Để có thể đóng góp vào việc nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế, trước tiên Nhà Nước phải định hướng và xây dựng kế hoạch tổ chức sắp xếp, bố trí lại các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế sao cho giữa các cơ sở này có sự phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng trong việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế; đồng thời cũng phải bảo đảm sự cân đối giữa các vùng, miền. Từ

đó sẽ tạo được sức mạnh tổng hợp phục vụ cho công tác đào tạo và bồi dưỡng. Việc sắp xếp các cơ sở này phải được thực hiện theo hướng gọn nhẹ, tập trung, có sự quản lý chặt chế từ cơ sở tới trung ương. Nhà nước và các bộ ngành có liên quan phải thực hiện việc thu gọn các đầu mối đào tạo của các cơ quan, đơn vị có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ quản lý kinh tế để dễ cho việc quản lý và xây dựng kế hoạch sắp xếp các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng. Muốn việc sắp xếp, bố trí lại các cơ sở đào tạo được thực hiện tốt thì các cơ quan chức năng cần phải khẩn trương tiến hành các công việc sau:

- Nhà nước phải tiến hành rà soát lại một cách toàn diện về điều kiện, khả năng của từng cơ sở đào tạo, trong đó đặc biệt chú trọng tới các vấn đề: Mặt bằng của các cơ sở, hệ thống phòng học và các trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy, đội ngũ giáo viên...Trên cơ sở đó có thể tìm ra được những điểm yếu, điểm mạnh của từng cơ sở và có hướng xử lý sao cho hợp lý.

- Tiến hành kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo cán bộ quản lý kinh tế của từng cơ sở, từ đó xây dựng được kế hoạch sắp xếp cho phù hợp với tình hình hiện nay.

- Đồng thời cũng cần phải đưa ra các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất cho một trường tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế như: diện tích mặt bằng, số lượng phòng học, trang thiết bị giảng dạy, số lượng sinh viên trong một lớp... thì việc đào tạo mới đạt được hiệu quả cao. Qua đó có thể loại được những cơ sở đào tạo và bồi dưỡng không đủ điều kiện đào tạo và bồi dưỡng, có kế hoạch sáp nhập các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng nhỏ khiến cho chúng có thể tạo ra sức mạnh tổng hợp lớn hơn đối với việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế.

Nhà nước cần xây dựng một chính sách đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ giảng viên thông qua chính sách tiền lương và trả tiền thâm niên. Tăng hệ số lương và mức phụ cấp cho đội ngũ giáo viên nói chung và các giáo viên thực hiện việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế nói riêng, điều đó giúp họ đảm bảo được cuộc sống của bản thân và gia đình, từ đó họ mới có thể toàn tâm toàn ý với công việc giảng dạy. Đồng thời cũng phải tăng tốc độ tăng lương theo thời gian công tác và đưa ra mức lương cao hơn cho các học vị cao hơn nhằm khuyến khích mọi người phấn đấu đạt được học vị đó.

Nhà nước cần không ngừng hoàn thiện luật giáo dục vì đây là cơ sở pháp lý cho các trường trong việc tổ chức, quản lý việc giảng dạy của giáo viên và việc học tập, nghiên cứu của học viên. Đồng thời giúp cho mọi cơ quan, đoàn thể, tổ chức và mọi cá nhân trong xã hội có thể giúp đỡ và hỗ trợ các cơ sở đó cũng như dễ dàng hơn trong việc kiểm tra, giám sát việc dạy và học của các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng để từ đó phát hiện ra những sai lệch và có những biện pháp điều chỉnh kịp thời công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế. Nhờ vậy chúng ta có thể nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế lên rất nhiều.

Nhà nước phải tiến hành xây dựng các dự án đầu tư hợp lý vào các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế nhằm mở rộng qui mô đào tạo và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng cho các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế. Trong quá trình lập kế hoạch Nhà nước phải quan tâm tới các vùng sâu, vùng xa, các vùng còn gặp nhiều khó khăn, các đối tượng dân tộc, các ngành và lĩnh vực kinh tế có công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế còn nhiều yếu kém; quan tâm đến việc đầu tư vào trường sở, hỗ trợ kinh phí cho những người đi học, hoàn thiện hệ thống giáo trình...

Nhà nước cần phải đưa ra định hướng, mục tiêu tổng thể nhu cầu về đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và cán bộ quản lý kinh tế nói riêng trong tương lai dựa trên những định hướng phát triển kinh tế của đất nước. Từ đó Nhà nước có thể xây dựng được một kế hoạch tổng thể về việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế phù hợp với tình hình hiện nay của đất nước, đảm bảo trong những năm tới chúng ta sẽ có một đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế đủ về số lượng và có chất lượng cao.

Nhà nước cũng cần phải xây dựng một hệ thống kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, khoa học và hợp lý đối với việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế để đảm bảo cho việc đào tạo và bồi dưỡng theo đúng mục tiêu và kế hoạch được đưa ra; đảm bảo đào tạo và bồi dưỡng cho đúng đối tượng cần được đào tạo và bồi dưỡng, tránh lãng phí về người và của. Tất cả các văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận đào tạo và bồi dưỡng cần được Nhà nước thể chế hoá để có sự thống nhất trong công tác đào tạo và bồi dưỡng, đồng thời cũng đem lại giá trị xã hội cho các văn bằng đó; nhờ vậy có thể chấm dứt sự đào tạo và bồi dưỡng chồng chéo không cần thiết.

Nhà nước cần tạo điều kiện môi trường thuận lợi nhằm thúc đẩy các quan hệ hợp tác quốc tế trong vấn đề đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế thông qua chính sách liên quan đến hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo. Nhà nước đưa ra các chính sách đãi ngộ hợp lý đối với các chuyên gia nước ngoài sang giúp nước ta trong công tác đào tạo và bồi dưỡng nói chung.

KẾT LUẬN

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu ở trên, chúng ta không thể phủ nhận vai trò rất quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta nói chung và của đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế nói riêng trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Tuy vậy công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế hiện nay vẫn chưa được Đảng, Nhà nước và các cấp lãnh đạo quan tâm một cách đúng mức làm chất lượng đào tạo và bồi dưỡng vẫn chưa được nâng cao. Do đó bây giờ chúng ta vẫn chưa có một đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế đủ về số lượng, giỏi về trình độ và năng lực chuyên môn xứng ngang tầm vơi sự phát triển của nền kinh tế và hoàn cảnh thế giới ngày nay. Để xảy ra thực trạng trên không chỉ do những hạn chế, khó khăn của các cơ sở thực hiện công tác đào tạo và bồi dưỡng mà còn do những hạn chế của các cơ quan Nhà nước, các cơ quan sử dụng cán bộ quản lý kinh tế. Vì vậy trách nhiệm giải quyết các vấn đề tồn tại nhằm

nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế là của cả hai phía: các cơ sở đào tạo và các cơ quan sử dụng cán bộ quản lý kinh tế. Giữa các cơ sở đào tạo và các cơ quan có nhu cầu sử dụng cán bộ quản lý kinh tế phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc tổ chức thực hiện đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế, cả hai đều phải đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng. Các cơ sở đào tạo cần đưa ra các chính sách nhằm thúc đẩy hơn nữa đầu tư về mọi mặt cho công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế. Các cơ quan đơn vị sử dụng cán bộ quản lý kinh tế cũng cần đưa ra các chính sách nhằm khuyến khích các cán bộ quản lý kinh tế tích cực hơn nữa trong việc học tập, trau dồi kiến thức về quản lý kinh tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế ở nước ta hiện nay (Trang 27 - 31)