Tạo điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng về trung tâm thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 36)

5. Kết cấu bài tiểu luận

4.4. Tạo điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp

Điều quan trọng nhất để thu hút nhà phân phối lấp đầy các trung tâm thương mại chính là mỗi chủ đầu tư phải có được nét đặc trưng của mình. Để được các doanh

nghiệp lựa chọn thuê gian, các TTTM cần có các chính sách ưu đãi dài hạn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam chẳng hạn như giảm giá thuê mua mặt bằng.

Như điển hình là trung tâm thương mại của ông với tổng chi phí xây dựng lên đến 27 triệu USD vào, cho thuê với giá 0 đồng.Trung tâm thương mại miễn phí này nằm ở Minh Khai, Hà Nội, đi vào hoạt động từ cuối năm 2014. Khi đó, ông Nguyễn Hữu Đường, Chủ tịch Hoà Bình Group, đơn vị xây dựng trung tâm thương mại này, đã gây sốc toàn thị trường khi tuyên bố dành nguyên sàn trung tâm thương mại để cho tiểu thương thuê với giá 0 đồng. Điều kiện đặt ra là các đơn vị kinh doanh phải bán hàng có nguồn gốc, xuất xứ Việt Nam và giá bán phải thấp hơn 30-50% so với giá bên ngoài.

Tỷ lệ lấp đầy 5 tầng của trung tâm thương mại ước tính khoảng 80%.Tại tầng 1, 2, 3, các gian hàng hầu hết đã được thuê để bán hàng thời trang, nội thất, làm văn phòng kinh doanh.Tầng 4 dành cho kinh doanh dịch vụ sự kiện, hội nghị, tiệc cưới... vẫn đang được hoàn thiện.Tầng 5 được dùng làm trung tâm Tiếng Anh, văn phòng làm việc. trung tâm vẫn thực hiện ưu đãi không thu tiền thuê mặt bằng. Khoản thu phí dịch vụ tại trung tâm thương mại này là 82.500 đồng/𝑚2/tháng được cho rằng rẻ hơn so với nhiều trung tâm thương mại khác.

Trước đó, năm 2013, dự án Hapulico đi vào hoạt động, khu trung tâm thương mại rộng 36.000 𝑚2. Thay vì mở các cửa hàng mua sắm, chủ đầu tư lại xây dựng một trung tâm kinh doanh dược phẩm.Đánh trúng nhu cầu một trung tâm giao dịch thuốc đang thiếu, ngay lập tức tỷ lệ lấp đầy đã tăng mạnh.

4.5. Sửa đổi và hoàn thiện hệ thống pháp lý

Quá nhiều trung tâm thương mại được xây dựng và mở ra liên tục trong một thời gian ngắn. TTTM cứ mọc lên nhiều nhưng nhu cầu của người dân lại không có nhu cầu mua sắm thì không giải quyết được đầu ra. Các nhà đầu tư cứ việc xây lên nhưng lại không giải quyết được đầu ra. Xu hướng xây toà nhà thì phải có TTTM đi

kèm nhưng TTTM ấy cho ai thuê thì còn chưa rõ. Với xu thế hiện đại ngày nay ở Việt Nam thì xu hướng người tiêu dùng vẫn đang còn trung thành với việc mua sắm truyền thông.

Theo những báo mới nhất của CBRE công bố ngày 6/1/2015, trong năm 2014, thị trường mặt bằng bán lẻ đã có 5 dự án đã gia nhập thị trường, cung cấp thêm 55.058 𝑚2 diện tích cho thuê, giúp tăng tổng diện tích cho thuê bán lẻ trên toàn thị trường TP.Hà Nội lên 625.000 𝑚2, với 18 trung tâm thương mại, 3 trung tâm thương mại tổng hợp, và 8 sảnh bán lẻ.

Vậy việc xây TTTM một cách tràn lan không có kế hoạch thì người dân thể đáp ứng nhu cầu mua sắm ở TTTM với một giá cả đắt hơn. Thay vì xây TTTM một cách tràn lan thì các nhà hoạch định chính sách nên thay đổi cách nghĩ và cách làm cần thiết phải có tầm dài hơn cùng với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch một cách nhất quán và bài bản.

KẾT LUẬN

Như vậy, chúng ta có thể thấy hiện nay TT TTTM dù vẫn tiếp tục tăng nhưng đã bớt “nóng” hơn so với giai đoạn trước. Hậu quả của việc hàng loạt nhà đầu tư dù chưa nhìn nhận được đầy đủ các vấn đề đã đầu tư cho xây dựng TTTM từ những năm trước dẫn tới có đầu vào mà đến nay vẫn chưa giải quyết được đầu ra, hay nói cách khác thị trường BĐS TTTM diễn ra tình trạng cung nhiều hơn cầu thêm gây ra dư thừa, lãng phí đặc biệt là mất giá. Nhiều nhà đầu tư đã phải áp dụng hình thức giảm giá bán, giá cho thuê, chuyển nhượng để thu hồi vốn hay thậm chí nhận thua lỗ; một số nhà đầu tư nhạy bén hơn với thị trường thì nhanh chóng áp dụng “cắt lãi” kịp thời. Vậy làm sao để cân bằng lại thị trường BĐS TTTM, kích cầu khách hàng mua bán, thuê mặt bằng,…trở thành vấn đề cần thiết hơn bao giờ hết của mỗi nhà đầu tư BĐS TTTM nói riêng và của cả thị trường BĐS TTTM nói chung.

Bài tiểu luận trên đây, nhóm chúng em đã mạnh dạn xin được đóng góp một số biện pháp giúp giải quyết trạng này. Nhóm chúng em hy vọng sẽ góp phần nào giúp các nhà đầu tư đưa ra được phương án giải quyết tốt nhất cũng như giúp Nhà nước xem xét, đưa ra các chính sách phù hợp với thị trường.

Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi sai sót, nhóm rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GV. ThS Lâm Thanh Huyền (2017), Slide Định giá tài sản.

2. TS. Nguyễn Minh Hoàng, ThS. Phạm Văn Bình, Giáo trình Định giá tài sản, NXB Tài chính, Hà Nội.

3. Web: http://moj.gov.vn/Pages/home.aspx

4. Ngọc Mai (2016), Xây nhiều trung tâm thương mại sẽ lãng phí, https://cafeland.vn/tin-tuc/xay-nhieu-trung-tam-thuong-mai-se-lang-phi- 63409.html, trích dẫn ngày 24.11.2016

5. Wikipedia,

https://vi.wikipedia.org/wiki/Trung_t%C3%A2m_th%C6%B0%C6%A1ng_ m%E1%BA%A1i_(Vi%E1%BB%87t_Nam).

6. Nhóm 8 (2013), Tiều luận thực trạng và xu hướng phát triển của loại hình kinh doanh siêu thị - trung tâm thương mại tại Việt Nam hiện nay, http://luanvan.net.vn/luan-van/tieu-luan-thuc-trang-va-xu-huong-phat-trien- cua-loai-hinh-kinh-doanh-sieu-thi-trung-tam-thuong-mai-tai-viet-nam-hien- nay-50038/, trích dẫn 05.11.2013

7. Minh Phương (2016), “Nở rộ” trung tâm thương mai: Liệu có ế ẩm, http://daidoanket.vn/tin-tuc/kinh-te/no-ro-trung-tam-thuong-mai-lieu-co-e- am-83491, trích dẫn 11.01.2016

Một phần của tài liệu Thực trạng về trung tâm thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)