Chọn màu liền kề (liên tục)

Một phần của tài liệu Ánh sáng và màu sắc trong TK nội thất mở rộng bàn luận các thủ pháp ánh sáng trong các dự án thiết kế nội thất hiện nay (Trang 29 - 38)

Từ bánh xe màu sắc, chọn ra các màu gần nhau để bài trí và thiết kế nội thất. Các màu này gọi là màu liền kề (hoặc tương tự Analogous).

Sử dụng kiều này khi bạn cần có nhiều màu phối hợp với nhau nhưng vẫn giữ cảm giác về một màu bạn yêu thích nào đó. Việc bố trí hợp lý sẽ tạo ra dòng chảy tự nhiên của màu sắc.

Màu sắc tương tự liên tục trong một thiết kế nội thất phòng khách.

Chọn màu theo cặp màu tương phản nhau

Các cặp màu tương phản (complementary) nhiều năng lượng bởi vì trong tự chúng đối chọi nhau, trong vòng tròn màu chúng đối xứng nhau; màu tương phản thì đi theo cặp màu nóng (đỏ,cam,vàng ...) và lạnh (xanh lá cây, lam, tím ...) có một sức căng tự nhiên của loại màu này. Dù bạn có chú tâm hay không nhưng trong não luôn tìm kiếm sự hài hòa của màu sắc, do vậy sự căng này của màu tương phản là bất thường với não và gây chú ý và bạn phải dừng lại để nhìn.

Chọn theo cặp màu tương phản bổ sung (màu kiểu T)

Kiểu chọn theo hình chữ T từ vòng tròn màu sắc, suy diễn từ cặp màu tương phản. Nó gồm một màu tương phản và hai màu bên cạnh màu tương phản kia (xem hình). Việc chọn màu kiểu này giúp cho đa dạng màu hơn và nhiều khi bạn không muốn nhận thấy sự rõ ràng của tương phản.

Chọn màu theo hình tam giác

Là cách tìm ra ba màu chủ đạo trên vòng tròn màu, ba màu chính là ba đỉnh của tam giác đều. Màu tam giác (triad) mô tả như hình vẽ. Bạn chọn kiểu này khi cần có nhiều màu để phối hợp.

Phòng ngủ trẻ em phối màu tam giác (vàng - xanh - đỏ)

Chọn màu theo hình vuông (chữ nhật)

Cách sử dụng tương tự như tam giác, khi cần sự đa dạng của màu sắc. Có hai kiểu chọn. Theo hình vuông và theo hình chữ nhật(tetrad) từ đó chọn ra bốn màu ở đỉnh. Mô tả cách chọn như sau:

Một phần của tài liệu Ánh sáng và màu sắc trong TK nội thất mở rộng bàn luận các thủ pháp ánh sáng trong các dự án thiết kế nội thất hiện nay (Trang 29 - 38)