IV. Tái bản vật chất di truyền của virus
Phân loại virus theo cách tạo ra phân tử mRNA
Loại I: dsDNA
- Điển hình như thực khuẩn thể T4 và lamda - Có bộ gen giống với bộ gen của vật chủ
-> có thể sử dụng nhiều loại enzyme của vật chủ trong nhân bản DNA, phiên mã và dịch mã
- Các con đường tổng hợp vật chất di truyền: +) dsDNA → mRNA → protein
+) dsDNA → dsDNA
Loại VII: dsDNA có vùng ssDNA
- Điển hình là hepadnavirus, đặc biệt là hepatitis B virus (HBV)
- Con đường tổng hợp vật chất di truyền:
+) ds/ssDNA → dsDNA (hoàn thiện dsDNA) → mRNA (pregenome) → protein, ezyme
+) ds/ssDNA → dsDNA → mRNA (pregenome) → (-) ssDNA → ds/ssDNA
Loại II: ssDNA (+/-)
- Điển hình là parovirus
- Con đường tổng hợp vật chất di truyền: (+) ssDNA:
+) ssDNA → dsDNA → mRNA → protein +) ssDNA → dsDNA → ssDNA
(-) ssDNA:
+) ssDNA → mRNA → protein +) ssDNA → dsDNA → ssDNA
Loại III: dsRNA
- Điển hình là rotavirus, đối tượng xâm nhiễm của loại virus này chủ yếu là nấm, vi khuẩn, thực vật và động vật.
- Tế bào của vật chủ không sử dụng dsRNA trong bất cứ quá trình nào và có các cơ chế phân hủy dsRNA nếu phát hiện ra trong tế bào.
→ Genome của virus phải được bảo vệ cũng như virus phải tự cung cấp enzyme cho các quá trình tổng hợp vật chất di truyền..
- Con đường tổng hợp vật chất di truyền: +) dsRNA → mRNA → protein
Loại IV: (+) ssRNA
- Điển hình là poliovirus
- Con đường tổng hợp vật chất di truyền: +) (+) ssRNA → protein
+) (+) ssRNA → (-) ssRNA → (+) RNA
Loại V: (-) ssRNA
- Điển hình là Ebola virus, virus cúm
- Con đường tổng hợp vật chất di truyền: +) (-) ssRNA → (+) ssRNA (mRNA) → protein +) (-) ssRNA → (+) ssRNA → (-) ssRNA