V. DI TRUYỀN NGOÀI NST
2.Di truyền lạp thể
• Lạp thể có ở tế bào thực vật, nhiều loài
tảo và vi khuẩn quang hợp. Lạp thể chứa diệp lục, là cơ quan quang hợp của tế bào. Mỗi tế bào thực vật có khoảng 40 – 50 lạp thể, ở một số loài tảo tế bào chứa hàm trăm lạp thể.
• Lạp thể có khả năng phân chia và tự nhân
đôi độc lập với các thành phần khác của tế bào . Kích thước, hình dáng, hàm lượng diệp lục trong lạp thể khác nhau tùy theo loại tế bào thực vật. Lạp thể
được chia thành nhiều loại khác nhau tuy theo cấu trúc và chức năng như lục lạp, sắc lạp và bột lạp. Các loại lạp thể đều có hệ gen (cp DNA) tương đối giống nhau về thành phần và cấu trúc DNA.
• Hệ gen lạp thể (cpDNA) lớn hơn mtDNA khoảng 9 -10 lần. Cấu trúc phân tử DNA lạp thể thường có dạng xoắn kép, trần nối thành vòng. Phân tử cpDNA của tế bào thực vật bậc cao có kích thước từ 120 đến 160 kb, ở các loài tảo khác nhau cpDNA có kích thước từ 22 kb đến khoảng 300kb. Mỗi lục lạp thường có nhiều bản sao cpDNA.
• Chẳng hạn, trùng roi Euglena mỗi tế bào có 15 lục lạp, mỗi lục lạp có 40 bản sao cpbDNA, mỗi tế bào cây thuốc lá có khoảng 150 bản sao cpDNA.
Ví dụ: Khi cho cây ngô lá xanh bình thường thụ phấn với cây ngô lá xanh có đốm trắng thì thế hệ con đều lá xanh bình thường. Còn khi cây lá đốm thụ phấn với cây lá xanh bình thường thì thế hệ con xuất hiện một số cây lá xanh, một số đốm và một số hoàn toàn bạch tạng.