Các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng cà phê

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm (Trang 35)

3. Giải pháp nâng cao chất lượng cà phê

3.1.2.Các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng cà phê

3.1.2.1. Về giống

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cà phê nói riêng. Giống là yếu tố hàng đầu trong việc tăng năng suất và chất lượng cây trồng. Nếu đầu tư thâm canh đảm bảo quy trình kỹ thuật nhưng nguồn giống không tốt sẽ mang lại hiệu quả không cao. Các Công ty trồng cây giống cà phê vối thực sinh. Nguồn gốc giống chủ yếu là tự sản xuất và lấy từ các nông trường, xí nghiệp có trồng cà phê. Giống được chọn lọc không kỹ, đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến vườn cây không đồng đều, năng suất thấp, chất lượng không cao. Vấn đề để chọn được một giống cà phê tốt, thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu, cho năng suất cao đang là một vấn đề nan giải mà các nhà nghiên cứu đã thực hiện chuyển đổi gen tích hợp những loại gen tốt để nhân giống tạo ra một loại giống phù hợp. Nhiều loại giống đã được tạo ra bằng phương pháp cấy mô - Hệ thống nuôi cấy mô lý tưởng để sử dụng trong giao thức chuyển đổi cây trồng sẽ cung cấp sự tái sinh hiệu quả của các giống cây hoặc loài. Một số kỹ thuật khác , chẳng hạn như

phát sinh phôi soma, nuôi cấy mô phân sinh và nách, khởi phát chồi phiêu lưu, androgenesis và nuôi cấy protoplast, đã được báo cáo để tái sinh và nhân giống cây bằng cách sử dụng các loại mô và cà phê khác nhau. Kết quả tạo ra những gống cây có tác dụng kháng côn trồng, hạn chế được hiện tượng sâu đục quả. Ngoài ra còn có những giống cây điều chỉnh được đặc tính sinh lý và hàm lượng caffeine trong quả cà phê. Tính đồng nhất trong quá trình chín của trái cây có liên quan quyết định đến chất lượng trong cà phê và do đó có giá trị của sản phẩm. Màu đỏ và quả anh đào là giai đoạn chín lý tưởng, có thể tạo ra đặc tính cảm quan tốt nhất cho cà phê. Sự hiện diện của trái cây xanh và trái cây quá chín làm thay đổi độ axit, vị đắng và do đó sẽ làm tăng chất lượng. Hơn

nữa có thể tạo ra các giống cây chịu thuốc diệt cỏ, cây cà phê chịu thuốc diệt cỏ có thể tạo điều kiện cho các hoạt động canh tác bằng cách cho phép kiểm soát cỏ dại thích hợp trong các đồn điền cà phê. Kiểm soát cỏ dại rất được khuyến khích trong các đồn điền cà phê, vì chúng có thể gây thiệt hại năng suất lên tới 20%, chủ yếu là do cạnh tranh dinh dưỡng và nước với cây trồng. Ngày nay, nông dân ở các vùng trồng cà phê khác nhau trên thế giới đã ngày càng thay thế mật độ thấp bằng chế độ trồng mật độ cao. Trồng trọt thường hạn chế trồng cà phê mật độ cao, vì khoảng cách cây rộng là cần thiết để cho phép tiếp cận cây trồng; điều này cũng tốn kém về lao động và có thể dẫn đến thiệt hại đáng kể về cây trồng [15,16].

3.1.2.2. Sử dụng phân bón

Cà phê là cây có nhu cầu dinh dưỡng cao, đòi hỏi phải bón phân cân đối hợp lý để cho năng suất cao, ổn định và hạn chế hiện tượng ra trái cách năm. Trong các chi phí đầu tư thì phân bón, nước tưới chiếm một tỷ lệ tương đối lớn và quyết định đến hiệu quả sản xuất. Vì vậy, phân bón là một phần đầu tư bắt buộc trong sản xuất cà phê. Theo Lương Đức Loan và Lê Hồng Lịch, 1997 các yếu tố đạm, lân, kali là những yếu tố phân bón quan trọng nhất đối với cây cà phê, trong đó đạm ảnh hưởng trực tiếp đến số cành hữu hiệu; Lân tham gia kích thích phát triển mầm hoa, hình thành các đốt trên cành; Kali cần thiết cho sự tạo quả và cải thiện chất lượng sản phẩm. Sự thiếu hụt một hoặc vài yếu tố dinh dưỡng nào đó, tùy theo mức độ nhất định sẽ ảnh đến sự sinh trưởng, phát triển và khả năng cho năng suất, chất lượng của cây cà phê. Theo Tôn Nữ Tuấn Nam, 2003 sử dụng phân bón lá NUCAFE 3 lần/năm hạn chế tỷ lệ cây bị rụt ngọn, lá non nhỏ do thiếu kẽm và tăng năng suất cà phê. Bón qua lá có hiệu lực nhanh và cây sử dụng được dinh dưỡng nhiều hơn bón vào đất, nâng cao hệ số sử dụng phân bón. Trong phân bón lá chuyên dùng cho cà phê có bổ sung các nguyên tố đa, trung và vi lượng giúp cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, tăng năng suất cây trồng và tăng kích cỡ nhân cà phê, tăng chất lượng cà phê. Tuy nhiên, bón phân khoáng cho cà phê pahir tùy thuộc vào độ tuổi của vườn cây để bín nhiều hay ít. Sau khi trồng, cây bén rễ. bắt đầu ra lá non bón phân ure

25g/cây, rải đều vào đất dưới tán và cuốc vùi xuống đất, không được để phân dính bám lên lá. Từ năm thứ nhất trở đi lượng phâ cần bón cho 1 cây như sau:

Ure (g) Lân (g) KCl (g)

Năm thứ nhất 80 135 40

Năm thứ hai 100 225 50

Năm thứ ba 175 225 125

Từ năm thứ 3 trỏ

đi, mỗi năm 175 335 210

Bảng 7: Lượng phân bón cần dùng cho mỗi năm

Phân lân bón cùng với phân hữu cớ cùng một lần, còn phân ure và kali chia làm ba lần bón, vào tháng 2-3 bón 30%, tháng 8-9 bón 40%, còn lịa bón vào tháng 10-11. Nếu cây chỉ cho 2-3 lạng quả, cần bổ sung thêm 15-25 gram phân bón kali để tăng độ mẩy của quả và chống sâu bệnh, ảnh hưởng đến hiệu suất và chất lượng cà phê [16].

3.1.2.3. Lượng nước tưới

Ở những vùng trồng cà phê có mùa khô hạn kéo dài trên 3-4 tháng thì việc tưới nước mang ý nghĩa quyết định đến khả năng sinh trưởng và năng suất cà phê. Tưới nước có tác dụng duy trì sinh trưởng của cây cà phê, đồng thời là điều kiện để cây ra hoa. Trong giai đoạn nở hoa, cây cần 1 lượng nước lớn hơn nhiều so với các giai đoạn khác, vì lúc này quá trình hô hấp xảy ra rất mạnh. Thiếu nước trầm trọng trong giai đoạn này có thể khiến cho hoa khô thậm chí chết cành. Lượng nước cần phải tưới cho mỗi cây ở những màu khô khoảng 20-40 lít/cây và có thể từ 2-3 lần để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây nuôi hoa, phát triển cho đến khi đậu trái. Ở những nơi có điều kiện nên tháo nước tưới tràn, luôn kết hợp với xới xáo, ủ gốc cây để giữu ẩm cho cây, giúp cây tăng trưởng nhanh, không bị chết và cho chất lượng tốt hơn [16].

3.1.2.4. Tạo hình cho cây

Với kỹ thuật thâm canh, cây cà phê trong quá trình sinh trưởng phải được sửa cành tạo hình hằng năm mới đảm bảo năng suất cao. Có thể coi là một trong những kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và duy trì mức ổn định của cây cà phê. Theo đặc tính của cây cà phê có ưu thế ngọn nên chất dinh dưỡng có xu hướng tập trung lên cao, những cành ở phía trên sẽ nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn những cành phía dưới. Vì vậy làm cho những cành bên dưới thiếu ánh sáng tán dù, năng suất của cây sẽ kém. Do đó người ta có xu hướng để cây phát triển theo hướng tự do chiều cao. Khi cây cao khoảng 1 m thì sẽ tiến hành hãm ngọn tùy theo từng loại giống mà cố định chiều cao của cây, bổ sung chất dinh dưỡng cho cây phân bố đều, tăng sự ssinh trưởng của cành cây. Thường xuyên tỉa cành trước và sau thu hoạch loại bỏ những cành già, sâu đục tránh

hiện tượng lây lan. Đồng thời tăng cường bức xạ ánh sáng đến các tầng càng phía dưới, tăng khả năng quang hợp và phát triển của lá. Tránh hiện tượng thiếu ánh sáng, quá trình quang hợp xảy ra kém héo lá, chết cành, hoặc năng suất thấp, quả cho không đạt chất lượng [16].

3.1.2.5. Ảnh hưởng của sâu bệnh

Nhóm yếu tố này còn lại là sâu bệnh hay dịch hại gồm côn trùng, nấm, nhện hại, tuyến trùng….Sâu bệnh phát sinh, phát triển gây hại theo những quy luật tương đôi phức tạp vì bản chất các loài sinh vật này trong quá trình sinh sống cũng phải chịu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh khác nhau, trong đó phải kể đến điều kiện khí hậu, nguồn thức ăn ( ở đây chính là cây cà phê) và tác động của con người, tức là biện pháp trồng trọt, bảo vệ thực vật. Ở Việt nam chúng ta hiện nay hai loài cà phê được trồng phổ biến là cà phê chè và cà phê vối, chúng bị phá nhiều sâu bệnh gây hại, do đó lamg giảm thiệt hại và chất lượng cà phê rất nhiều. Đặc biệt sâu bệnh sau khi phát sinh, nếu gặp điều kiện thuận lợi như nguồn thức ăn dồi dào, điều kiện thời tiết thích hợp, nhất là không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời hữu hiệu từ phía nguời trồng trọt, thì nó sẽ sinh sản, sinh trưởng rất nhanh và phát triển thành dịch hại, lây lan rộng gây hại rất lớn. Còn ngược lại nếu điều kiện không thuận lợi hoặc nguồn thức ăn cạn kiệt hoặc có những biện pháp phòng ngừa sâu bệnh hợp lý thì thì tác hại do sâu bệnh gây ra được giảm giảm đi với mức độ mong muốn, tránh sự bùng phát dịch hại trên vườn cà phê. Giảm tổn thất sản xuất và chất lượng cà phê [16].

3.1.3. Điều kiện chế biến, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch

3.1.3.1. Ảnh hưởng của quá trình thu hoạch đến chất lượng cà phê

Thu hoạch và chế biến cà phê là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất cà phê và cũng là giai đoạn quan trọng nhất quyết định chất lượng của cà phê nhân. Thu hoạch và chế biến không thể làm tăng chất lượng vốn có của cà phê đã được hình thành trong quá trình trồng trọt từ giống, phân bón, chăm sóc,... nhưng nếu thu hoạch đúng tầm chín và chế biến tốt thì chất lượng đñảm bảo, nếu thu hoạch không tốt và chế biến tồi thì chất lượng sản phẩm sẽ bị giảm sút và hư hỏng. Chất lượng quả thu hoạch xác định phần lớn chất lượng cà phê nhân sau này. Thường các quả chín đầy đủ luôn luôn cho chất lượng tốt nhất. Các loại quả xanh, quả chín nẫu, quả khô trên cây và rụng dưới đất thường cho chất lượng thấp. Giữ quả tươi trong một thời gian dài sau thu hoạch không kịp chế biến có thể dẫn tới giảm chất lượng cà phê nhân và cà phê tách

Kỹ thuật thu hái: Yêu cầu đầu tiên đối với việc thu hái cà phê là hái đúng tầm

quả xanh. Không để quả chín nẫu hay khô trên cây. Việc thu hái lựa các quả chín và hái từng quả một sẽ là một trong các yếu tố đảm bảo cà phê có chất lượng cao nhưng điều này đòi hỏi số lượng lao động thu hái lớn hơn nhiều do đó các Công ty áp dụng kiểu hái phổ biến là hái “tuốt cành”. Sản phẩm thu hoạch gồm hỗn hợp quả có độ chín khác nhau làm cho chất lượng quả kém và cà phê nhân thường không đồng ñều về màu sắc. Với cách hái này đã ảnh hưởng đáng kể đến sinh trưởng của cây cà phê do một số cành bị gãy, rụng lá, rụng nụ làm giảm năng suất vụ sau.

Tỷ lệ quả xanh: Khi hái quả quá xanh, sẽ làm giảm chất lượng cà phê nhân do

nhân bị xanh non, hạt nhăn làm tăng trị số lỗi trong mẫu cà phê so với thu hái chín. Bên cạnh đó còn bị giảm về sản lượng cà phê do nhân nhẹ hơn, hạt chưa tích luỹ đầy đủ chất khô. Nếu thu hoạch theo khuyến cáo của quy trình đạt > 90% quả chín thì không những tăng được chất lượng mà còn tăng sản lượng cà phê. Kết quả nghiên cứu của Chế Thị Đa, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy khi thu hái quả xanh với tỷ lệ 30% sản lượng bị giảm 5%, nếu thu hái xanh với tỷ lệ 50% sản lượng giảm trên 8% tính theo tỷ lệ quả tươi. Tác giả này cũng chỉ ra rằng các mẫu thu hái xanh có chất lượng cà phê nhân xô kém hơn hẳn các mẫu được thu với tỷ lệ chín cao hơn, điều này thể hiện số lỗi cao hơn [12].

3.1.3.2. Ảnh hưởng của quá trình chế biến, bảo quản đến chất lượng cà phê

Sau khi hái, trong vòng 24 tiếng phải đem đi chế biến ngay. Nếu không kịp nên trải cà phê ra phơi, không để ủ đống tránh hiện tượng cà phê bị mốc, lên men, ảnh hưởng đến chất lượng và thành phần dinh dưỡng của cà phê nhân. Độ dày lớp quả phơi theo quy trình là 5cm, phơi đảo đều để tránh hiện tượng quả cà phê bị lên men và phát sinh nấm mốc gây ảnh hưởng sức khoẻ khi sử dụng sản phẩm. Trong quá trình phơi quả nêntriển khai đảo từ 1-2 lần/ngày đảm bảo cho quả khô đều. Tuy nhiên, vào ban đêm nên cào tủ lại để tránh hiện tượng cà phê quả khô hút ẩm trong không khí làm ẩm trở lại. Thời gian phơi dài hay ngắn tuỳ thuộc vào thời tiết (nắng hoặc mưa). Đối với các nông trại cà phê hiện nay thời gian phơi quả thường từ 20-25 ngày. Độ ẩm kết thúc lúc phơi để đem vào bảo quả khá cao, đạt 14%. Nếu ẩm độ hạt cao khi đưa vào bảo quản cà phê dễ bị côn trùng hoặc nấm mốc và vi khuẩn tấn công làm giảm chất lượng. Theo khuyến cáo của quy trình độ ẩm khi đưa vào bảo quản phải đạt 12-13% để hạn chế sự hô hấp của hạt làm biến đổi chất lượng của hạt và hạn chế sự phá hại của côn trùng, nấm mốc [16] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng cà phê3.2.1. Giải pháp quản lý 3.2.1. Giải pháp quản lý

Tăng cường áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong việc canh tác cà phê như đảm bảo đầy đủ lượng nước tưới trong mùa khô; trong mùa mưa cần chú ý hạn chế tỷ lệ rụng quả cà phê bằng các biện pháp như bón phân hợp lý, hạn chế sự mất dinh dưỡng, gia tăng hệ số sử dụng phân bón, bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây cà phê vào giai đoạn mưa nhiều; áp dụng các giải pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM; thu hoạch, chế biến cà phê đảm bảo đúng theo quy trình.... Nâng cao năng lực sản xuất của người trồng cà phê thông qua các chương trình tập huấn, đào tạo và xây dựng mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.

3.2.2. Giải pháp về kỹ thuật

Giải pháp về giống: Sử dụng các giống cây lai tạo, tích hợp, các giống cho năng

suất cao, có kích thước hạt lớn, chín tập trung, có sức chống chịu tốt với dịch bệnh và thời tiết. Thay thế bằng hình thức cưa gốc, ghép cải tạo những cây không đạt yêu cầu (cây sum suê ít quả, cây quả nhỏ, cây khuyết tán nặng, cây bị rỉ sắt nặng,..) nhưng có bộ rễ khoẻ. Kỹ thuật nông học có thể được sử dụng, một mình hoặc theo cách bổ sung để giảm thiểu các sự kiện khí tượng cực đoan và đối mặt với thách thức của biến đổi khí hậu hoặc nóng lên toàn cầu đối với cây cà phê. Nghiên cứu khoa học cơ bản sử dụng quản lý cây cà phê khác nhau, nhân giống di truyền và các công cụ phân tử mới và tập trung vào chủ đề này rất được khuyến khích và tác động của các công nghệ nông học lên các hệ thống xử lý cà phê đặc biệt là ở vùng đất cận biên, là một thách thức sẽ được xử lý trong tương lai gần [15].

Giải pháp về canh tác: Tuân thủ các kỹ thuật canh tác bền vững.

- Dưới khía cạnh nông học, một số chiến lược có thể có về sự nóng lên toàn cầu trong cây cà phê có thể làm giảm tác động của nhiệt độ không thuận lợi là giảm thiểu nông học như hệ thống quản lý che nắng (trồng cây), trồng ở mật độ cao, đất trồng cây, tưới tiêu chính [15].

- Duy trì hệ thống cây che bóng hiện có trên vườn ñể ñảm bảo tính ổn ñịnh

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm (Trang 35)