Thuyết trình sơ đồ công nghệ.

Một phần của tài liệu Mẫu báo cáo thực tập sản xuất (Trang 30 - 33)

1. Nước thải cửa lò +13 lưu lượng 80m3 /h được bơm lên cùng với thải từ giếng +41 lưu lượng 220m3/h đưa trực tiếp vào Bể trung hòa. Tại đây dung dịch sữa vôi Ca(OH)2 được bơm vào và hòa trộn với nước thải để trung hòa axit H2SO4 có trong nước thải, nâng độ pH đạt tiêu chuẩn môi trường, đồng thời không khí từ bơm sục khí được sục vào Bể trung hòa tạo điều kiện Oxy hóa phần lớn Fe, một phần Mn và trợ giúp quá trình hòa trộn sữa vôi

- Vôi bột đóng trong bao được vận chuyển bằng ô tô đến Nhà vận hành. Tại đây vôi bột được đưa thủ công vào thùng pha chế thành dung dịch sữa vôi nồng độ 5% - 10%

- Dung dịch sữa vôi được bơm định lượng bơm từ thùng pha chế đến bể trung hòa. Tín hiệu phản hồi từ đầu đo pH tại cửa ra bể Trung hòa sẽ điều chỉnh bơm định lượng cấp lượng sữa vôi vừa đủ đảm bảo độ pH của nước sau trung hòa nằm trong giới hạn cho phép (pH = 5,5 – 9 tùy theo ngưỡng đặt; thông thường đạt pH = 7 để hạn chế lượng vôi sữa sử dụng).

2. Từ bể trung hòa nước thải chảy trực tiếp sang bể keo tụ, tại đây dung dịch keo tụ PAC, PAM được bơm vào và hòa trộn với nước thải bằng xục khí sau đó tự chảy vào bể lắng thứ cấp

- Chất keo tụ PAC, PAM dạng bột pha chế tại nhà vận hành thành dung dịch nồng độ 0,1%. Dung dịch keo tụ được bơm định lượng bơm từ thùng pha chế đến bể keo tụ, trước hết cho PAC vào để giảm độ nhớt, tăng khả năng hút giữa các hạt có kích thước nhỏ tạo thành các hạt có kích thước lớn hơn, sau đó cho tiếp PAM để tăng khả năng hội tụ của các hạt khi tiếp xúc với nhau tạo thành thể keo tụ lớn tăng tốc độ lắng đọng.

- Dung dịch keo tụ được khuấy trộn đều với nước thải bằng máy khuấy cơ học có tác dụng phân lưu, phân lưu ngược dòng, trộn xoáy tăng tốc độ kết bong và lắng đọng.

Hình 3.3 Khu vực bổ sung vôi bột và chất keo tụ

3. Tại bể lắng, cặn lơ lửng kết thành bông có kích thước lớn, phần lớn lắng đọng xuống đáy bể. Tại đáy bể lắng lắp đặt các ống hút bùn nối với máy bơm bùn. Bơm bùn định kỳ hoạt động hút bùn đẩy lên bể chứa bùn rồi chuyển dần sang máy ép bùn. Nước từ bể lắng thứ cấp được bơm vào bình lọc áp lực và xử lý mangan. Bùn từ bể lắng thô cửa lò +13 đặt các bơm bùn chìm thu về bể chứa bùn để bơm dần vào máy ép bùn xử lý.

Hình 3.4 máy ép bùn

4. Tại Bình lọc áp lực và xử lý mangan, nước lọc qua lớp cát sỏi hoạt tính có phủ mangan oxit làm tác nhân để oxy hóa và lọc giữ lại mangan cũng như lượng cặn còn lại. Định kỳ mỗi ca 2 lần bơm rửa ngược 15ph/ lần để làm sạch lớp lọc, nước từ quá trình rửa ngược được dẫn ngược về bể keo tụ. Nước sạch được dẫn từ bể nước sạch. Vật liệu lọc và xử lý mangan sau 2 năm sử dụng bị bào mòn mất lớp mangan oxit sẽ được thay thế mới.

5. Trạm xử lý nước thải được điều khiển bằng hình thức bán tự động

Một phần của tài liệu Mẫu báo cáo thực tập sản xuất (Trang 30 - 33)