HS: Nêu lại các nội dung chính đã học Hoạt động 4: Vận dụng ( 5 phút)

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp giải bài toán quang hình môn vật lý lớp 9 (Trang 38 - 40)

Hoạt động 4: Vận dụng ( 5 phút)

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số tình huống thực tế liên quan

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Hàng ngày em chăm sóc và bảo vệ mắt như thế nào để không bị mắc các chứng bệnh về mắt. Trong hoạt động vui chơi và học tập cần chú ý điều gì để mắt không bị cận?

Tìm hiểu về bảng thị lực và tìm cách kiểm tra xem mắt của em có bị cận không?

Hãy nêu ra một số khó khăn đối với các bạn bị cận trong cuộc sống hàng ngày. Để tránh bị tật về mắt khi học tập và tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí em cần phải lưu ý những điều gì? Hàng ngày em đã làm gì để chăm sóc và bảo vệ mắt?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

HS: thảo luận theo nhóm về các yêu cầu trên. Có thể cho HS thử bảng thị lực.

Mỗi nhóm sắp xếp có HS bị cận thị để HS nêu ra những khó khăn khi bị cận thị trong cuộc sống hàng ngày.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS: Đứng tại chỗ trả lời câu hỏi của GV. - HS: Nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

-GV: Nhận xét hoạt động của HS. - HS: Bổ sung kiến thức cho các bạn.

- GV: Nhận xét về tinh thần làm việc, thái độ hợp tác của các thành viên trong nhóm

Dự kiến câu trả lời của học sinh

HS nếu khó khăn trong cuộc sống hàng ngày có thể như sau: - Không nhìn rõ vật ở xa nên lúc nào cũng phải đeo kính cận (kính phân kỳ)

- Vướng khi tham gia các hoạt động.

- Khi mồ hôi hoặc nước mưa rất khó nhìn...

HS có thể đưa ra một số cách chăm sóc và bảo vệ mắt:

- Có thời gian cho mắt nghỉ ngơi đúng cách. - Ánh sáng: Đủ ánh sáng cho vui chơi và học tập. - Đọc và viết đúng khoảng cách quy định. - Tư thế lúc ngồi học (cách sách và bàn khoảng 25cm).

- Xem ti vi, làm việc với máy tính không nên quá lâu.

- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A tốt cho mắt.

- Khám mắt định kỳ

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (2 phút)

- Mục tiêu: Tìm tòi mở rộng nội dung kiến thức đã học liên hệ thực tế để giải quyết các vấn đề mang tính thực tiễn hiện nay.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV: Yêu cầu HS tìm hiểu xem trong thực tế khi khám mắt tại các phòng khám người ta làm thế thế nào để biết mắt có bị cận hay không? + Thể thủy tinh của mắt là thấu kính hội tụ và cho ảnh thật ngược chiều với vật nằm trên màng

lưới của mắt, tại sao khi quan sát các vật mắt ta lại nhìn thấy các vật vẫn cùng chiều không bị đảo ngược.

+ Trong thực tế ngoài cách khắc phục các tật của mắt là đeo kính còn có cách nào khác không? Ngoài tật cận thị và tật viễn thị mắt còn có thể mắc các tật nào khác.

+ Một người khi còn trẻ bị cận thị khi về già bị tật mắt lão. Hỏi khi đó mắt người đó phải đeo kính gì để khắc phục

- GV: Cho cả lớp xem clip về tình trạng cận thị trong học đường hiện nay và yêu cầu HS về nhà + Chia lớp thành 4 nhóm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tìm hiểu thống kê số lượng người bị cận thị và mắt lão tại 4 khu vực dân cư.

+ So sánh tỉ lệ cận thị và mắt lão.

+ So sánh tỉ lệ cận thị và viễn thị giữa các khu vực.

+ Làm thành bài thuyết trình báo cáo vào tiết sau.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS: Tìm kiếm thông tin trong phần ”Có thể em chưa biết” SGK/ trang 132 để trả lời câu hỏi. - HS: Tìm kiếm thông tin làm bài thuyết trình theo nhóm để báo cáo vào giờ sau

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS: Đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi của GV. - GV: Yêu cầu học sinh thực hiện ở đầu buổi học sau

- HS: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả dưới dạng bài thuyết trình ở tiết sau

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV: Căn cứ vào kết quả của học sinh để nhận

xét đánh giá

Đáp án nội dung câu hỏi GV giao nhiệm vụ cho học sinh về

Nêu đặc điểm của mắt cận, mắt lão và nêu cách khắc phục. Giải thích tác dụng của kính cận, kính lão?

Nội dung Mắt cận Mắt lão

Đặc điểm Nhìn rõ các vật ở gần, không nhìn rõ các vật ở xa.

Nhìn rõ các vật ở xa, không nhìn rõ các vật ở gần.

Điểm cực viễn ở gần hơn so với mắt thường.

Điểm cực cận ở xa hơn so với mắt thường

Khắc phục Đeo thấu kính phân kì có tiêu điểm trùng vớiCv của mắt. Đeo thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ.

Tác dụng của kính cận và kính lão

Khi không đeo kính, vật nằm ngoài khoảng Cv

mắt không nhìn rõ. Khi không đeo kính, vật nằm trongkhoảng Cc mắt không nhìn rõ. Kính cận tạo ra ảnh ảo nằm gần mắt hơn điểm

Cv nên mắt nhìn thấy ảnh của vật. Kính lão tạo ra ảnh ảo nằm xa mắthơn điểm Cc nên mắt nhìn thấy ảnh đó.

* Rút kinh nghiệm bài học:

……… ………

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp giải bài toán quang hình môn vật lý lớp 9 (Trang 38 - 40)