• Thuật ngữ dùng để chỉ các tổn thương thận ở bệnh nhân cao huyết áp ác tính.
• Cao huyết áp ác tính là tình trạng huyết áp tâm trương tăng trên 130mmHg, phù gai thị, tăng áp não, suy thận.
• Gặp ở 5% các trường hợp cao huyết áp hoặc xảy ra đ ột ngột trên bệnh nhân chưa hề bị cao huyết áp trước đó.
• Đại thể: kích thước thận thay đổi ít, bình thường hoặc chỉ hơi nhỏ đi, tùy theo thời gian bị cao huyết áp trước đó. Bề mặt vỏ thận có các chấm xuất huyết lốm đốm đỏ.
• Vi thể: các tiểu động mạch bị lắng đọng chất dạng fibrin và thấm nhập tế bào viêm cấp tính, gây hoại tử thành mạch (viêm tiểu động mạch hoại tử). Các tiểu động mạch lớn hơn có hình ảnh xơ hoá tiểu động mạch tăng sản giống như củ hành. Có thể có huyết khối trong lòng cầu thận hoặc trong các tiểu động mạch bị hoại tử.
• Lâm sàng: Bệnh nhân thấy nhức đầu, hoa mắt, buồn nôn và nôn, nhìn mờ, có ám điểm trước mắt, tiểu máu và tiểu đạm, có thể tử vong do urê máu tăng, xuất huyết não hoặc suy tim.
•
SỎI THẬN
• Sỏi thận có thể hình thành trong ống góp của thận hoặc ở các nơi khác trong đường niệu. Vị trí thường gặp nhất là ở đài- bể thận.
• Sỏi thận xảy ra ở nam nhiều hơn nữ;
• Kích thước thay đổi, từ rất nhỏ ( < 1mm) đến rất lớn (choán hết đài bể thận).
• Biến chứng thường gặp của sỏi thận là tiểu máu, nhiễm trùng tiểu ngược dòng, viêm mủ đài-bể thận, thận ứ nước, thận ứ mủ.
• Về thành phần hoá học của sỏi, đa số là sỏi oxalate calci và phosphat calci, chiếm 75% trường hợp; phần còn lại là sỏi urát, sỏi struvit, sỏi cystin.
• Nếu đã gây biến chứng, cần lấy sỏi ra bằng phẫu thuật hoặc siêu âm tán sỏi
U THẬN
I. U LÀNH
• U mỡ - cơ trơn – mạch máu
I. U ÁC