II. Phần Làm văn Câu 1 (2 điểm)
DÀN Ý CHUNG
DÀN Ý CHUNG
1. Mở bài:
+ Dẫn vào đoạn thơ: dùng lí luận, cảm xúc, hoặc 1 đoạn thơ khác dẫn vào nội dung của đoạn thơ đang cảm nhận, nêu nội dung khái quát của đoạn thơ.
+ Trích đoạn thơ: “Câu đầu …….
Câu cuối”
đoạn thơ là minh chứng cho….(ý nâng cao của đề yêu cầu) 2. Thân bài:
2.1. Giới thiệu tác giả: khái quát về vị trí, tài năng, cuộc đời, phong cách, nhận định về tác giả (viết 5-10 dòng).
2.2. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm: Năm sáng tác, in trong tập nào, hoàn cảnh xã hội như thế nào? câu nhận định cho bài thơ. (5-7 dòng)
2.3. Cảm nhận nội dung đoạn thơ: HS tiến hành theo thứ tự các bước:
+ Dẫn vào câu thơ (nếu là đoạn giữa thì vừa khái quát đoạn trên, vừa dẫn vào): + Trích 2 câu thơ vào (xuống dòng, trích thơ vào giữa, trích đầy đủ, không trích tắt).
+ Phân tích chi tiết hai câu thơ : phân tích từ nghệ thuật, cảm nhận vẻ đẹp hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu, cảm xúc thơ. Mỗi câu thơ phân tích thành 1 hoặc 2 đoạn văn, mỗi đoạn văn tập trung một ý.
+ HS phân tích lần lượt cho đến hết đoạn thơ. Trong quá trình phân tích HS mở rộng, liên hệ, so sánh để làm rõ sự độc đáo của đoạn thơ đang làm.
2.3. Tổng hợp, đánh giá nghệ thuật của đoạn thơ ( viết ngắn 8-10 dòng). 2.4. Nhận xét, bình luận ý nâng cao (nếu có).
+ Nêu khái niệm, hoặc giải thích ý kiến.
+ Biểu hiện trong tác phẩm về nội dung và nghệ thuật. + Dùng lí luận để đánh giá nâng cao.
3. Kết bài:
Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ. Nêu cảm xúc của bản thân về đoạn thơ, bài thơ. Mở ra suy nghĩ liên tưởng cho độc giả (có thể dung lí luận về thơ để kết bài).
*Hoạt động 3: Luyện tập.
- Ví dụ GV giao nhiệm vụ cho HS lập dàn ý cho đề bài sau:
Câu 2 (5.0 điểm – thang điểm trong đề thi THPT quốc gia)
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau trong đoạn trích “Đất Nước” (trích trường ca “Mặt đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm: “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh Những người dân nào đã góp tên ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sống ta…”
(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, trang 120) - GV khi sửa dàn ý nên sửa chi tiết như sau:
Đáp án – thang điểm theo cấu trúc đề thi THPT quốc gia
Tạo lập văn bản Điểm
2 Cảm nhận đoạn thơ trong đoạn trích "Đất Nước" (Trích trong trường ca "Mặt đường khát vọng") của Nguyễn Khoa Điềm.
5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Cảm nhận đoạn thơ trong đoạn trích "Đất Nước" (Trích trong
trường ca "Mặt đường khát vọng") của Nguyễn Khoa Điềm. 0,5 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách , nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng , đảm bảo các yêu cầu sau:
3,5