Tân Việt cách mạng Đảng:

Một phần của tài liệu Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản từ cuối thế kỷ xix đến đầu thế kỷ xx (Trang 27 - 30)

* Hoàn cảnh ra đời: Phong trào yêu nước dân chủ đầu những năm 20 của thế kỉ

XX phát triển mạnh mẽ.

- Ngày 14 tháng 7 năm 1925, một số tù chính trị cũ ở Trung kỳ như Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên,... một số giáo viên như Trần Mộng Bạch, Trần Phú, Hà Huy Tập... và một số nhóm sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội như Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai... đã lập ra Hội Phục Việt sau đổi tên thành Hội Hưng Nam. Đến năm 1926 đổi thành Việt Nam Cách mạng Đảng. Đến tháng 7 năm 1927 lại đổi thành Việt Nam Cách mạng Đồng chí Hội. Hội đã nhiều lần họp bàn với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhưng thất bại. Ngày 14 tháng 7 năm 1928, Hội họp đại hội tại Huế quyết định lấy tên là Tân Việt Cách mệnh Đảng.

- Thành phần xã hội của tân việt chủ yếu là tiểu tư sản, gồm thanh niên trí thức, học sinh, giáo viên, tiểu thương, công chức. Về sau, tân việt đã chú ý kết nạp các thành phần công, nông, nhưng thành viên là trí thức tiểu tư sản vẫn chhiếm đa số. Năm 1928, noi theo hội việt nam cách mạng thanh niên, tân việt cũng thực hiện “vô sản hoá”, đưa các đảng viên về nhà máy, hầm mỏ, bến cảng... Để vừa tự cải tạo mình, vừa xây dựng cơ sở đảng. Nắm quyền lãng đạo tổng bộ tân việt chủ yếu là giáo giới, sinh viên trí thức (trần mộng bạch, đào duy anh, tôn quang phiệt, phan kiêm huy, ngô đức diễn).

* Hoạt động của tân việt cách mạng đảng:

- Hệ thống tổ chức của Tân Việt có 6 cấp: Tổng bộ, Kì bộ, Liên tỉnh bộ, Tỉnh bộ, đại tổ và Tiểu tổ (3 người là một Tiểu tổ, 3 tiểu tổ hợp thành một Đại tổ). Tân Việt có 3 Kì bộ, 10 Liên tỉnh bộ, và có cơ sở hầu hết ở 3 Kì, nhưng địa bàn chính hoạt động của Tân Việt là ở Trung Kì, chủ yếu ở Ngệ An và Hà Tĩnh.

- Khi mới thành lập, là một tổ chức yêu nước, chưa có lập trường giai cấp rõ rệt. - Do ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt cử người sang dự các lớp huấn luyện và vận động hợp nhất với Hội Việt Nam Cách nạng Thanh niên.

- Giữa năm 1929 nội bộ Tân Việt đã phân hoá thành hai khuynh hướng: Khuynh hướng cải lương (đứng trên lập trường quốc gia tư sản). và khuynh hướng vô sản.

- Những đảng viên tích cực nhất của Tân Việt đã họp lại, chuẩn bị thành lập một đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

* Kết quả của Tân Việt cách mạng Đảng:

Đến tháng 9 năm 1929, một số đảng viên dưới ảnh hưởng tư tưởng cộng sản của đảng tân việt tuyên bố thành lập đông dương cộng sản liên đoàn, hình thành nhiều chi bộ ở trung kỳ, nam kỳ và cả ở bắc kỳ. Theo kế hoạch đông dương cộng sản liên đoàn chính thức họp đại hội ngày 1 tháng 1 năm 1930, song do nhiều đại biểu trên đường đi bị pháp bắt, nên đại hội không thể tiến hành được. Tuy vậy, với tuyên đạt tháng 9/1929, đông dương cộng sản liên đoàn vẫn chính thức ra đời, hoạt động, lãnh đạo quần chúng

đấu tranh. Ngày 24 tháng 2năm 1930, đông dương cộng sản liên đoàn đã gia nhập đảng cộng sản việt nam.

Một phần của tài liệu Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản từ cuối thế kỷ xix đến đầu thế kỷ xx (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w