Kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại Technoimport - Vũ Ngọc Dung (Trang 37 - 40)

- Tăng trưởng GDP năm 2007 đạt 8,44%, mức cao nhất trong 11 năm qua Mức tăng trưởng

3.2. Kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động.

Trong điều kiện hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm ăn có hiệu quả, kinh doanh có lãi. Muốn vậy thì một trong những vấn đề mà Công ty phải chú trọng đó là quản trị tốt vốn lưu động.

- Cần tăng cường thực hiện dự báo tình hình biến động của tỷ giá ngoại tệ trên thị trường để có những chính sách điều chỉnh phù hợp, ổn định kịp thời những tình huống xấu xảy ra,

nhanh chóng đưa ra những quyết định dự trữ ngoại tệ có hiệu quả.

- Cần hoạch định ngân sách tiền mặt để dự báo nhu cầu chi tiêu và nguồn thu tiền mặt trong ngắn hạn, tìm ra phương án kinh doanh nhằm tối đa hóa tốc độ vòng quay tiền nhất là khi Technoimport đang trên đường thực hiện lộ trình cổ phần hóa của Nhà nước đặt ra để trở thành doanh nghiệp hoạt động độc lập và hoàn toàn tự chủ trong hoạt động của mình từ việc huy động vốn đến đầu tư vốn vào phương án kinh doanh nào.

- Doanh nghiệp hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán, nên trì hoãn việc thanh toán, nên chi trong phạm vi thời gian mà các chi phí tài chính, tiền phạt hay sự xói mòn vị thế tín dụng thấp hơn những lợi nhuận do việc chậm thanh toán mang lại. Bên cạnh đó Technoimport nên tiếp tục phát huy lợi thế của việc thực hiện thanh toán bằng chuyển khoản, ngoại trừ một số khoản chi giá trị thanh toán thấp. Ngoài ra nên xây dựng hệ thống sec được đánh số thứ tự liên tục trước khi sử dụng. Để thuận tiện cho việc theo dõi tiền gửi ngân hàng Công ty nên mở tài khoản chuyên thu và chuyên chi.

- Phải xây dựng chính sách bán chịu và chính sách tín dụng đúng đắn đối với từng khách hàng. Khi bán chịu cho khách hàng phải xem xét kỹ khả năng thanh toán trên cơ sở hợp đồng kinh tế đã ký kết. Có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng, nếu vượt quá thời hạn thanh toán theo hợp đồng thì doanh nghiệp được thu lãi suất. Tăng cường việc tìm hiểu khả năng tài chính của khách hàng để đưa ra giới hạn giá trị tín dụng hợp lí, tránh rủi ro lớn nhất có thể. Bên cạnh đó cần phải kết hợp với các chính sách tín dụng khác như áp dụng (tăng) chiết khấu thanh toán nhanh, tăng lãi suất nợ quá hạn, chiết khấu thanh toán theo khối lượng,..sao cho phù hợp với hoạt động của Công ty.Ngoài ra Công ty nên thực hiện suất chiết khấu. Tức là một hoá đơn bán hàng có mệnh giá là T đồng, tỉ lệ chiết khấu tại thời điểm là K/tháng. Nếu khách hàng thanh toán trước thời hạn sẽ chỉ phải trả theo tỉ lệ chiết khấu thanh toán nhanh Ko(thường bằng lãi suất Ngân hàng) với Ko < K

- Công ty cần phải sớm có biện pháp phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết “món nợ” do bị truy thu thuế với cơ quan Hải Quan triệt để, xoá bỏ rào cản trong việc xuất nhập khẩu hàng hoá vốn là vấn đề quan trọng nhất đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu như Technoimport.

- Xúc tiến thực tiện lộ trình cổ phần hoá do Nhà Nước đặt ra cùng với sự cải thiện về cơ cấu tổ chức, Công ty nên tuyển thêm những nhân viên mới, trẻ trung, có nhiệt huyết và bắt kịp với tốc độ phát triển của nhu cầu thị trường, đồng thời lập thêm các phòng ban có khả năng dự báo dài hạn, phòng tránh rủi ro cho Công ty như việc dự báo sự thay đổi tỷ giá ngoại tê, dự báo về ngân sách tiền mặt cho những kỳ kinh doanh tiếp theo đảm bảo trang trải những chi phí chung, trả lương cho nhân viên hay sử dụng khi cần thiết, và dự báo nhu cầu về hàng hoá, khách hàng để đẩy mạnh đường lối xuất nhập khẩu tự doanh vốn tạo ra một khoản lợi nhuận lớn hơn rất nhiều so với đảm nhận vai trò xuất nhập khẩu uỷ thác, đồng thời cũng là xu thế phát triển chung của hầu hết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong giai đoạn nay…

- Có những chính sách thu hút, không ngừng xây dựng các mối quan hệ với các khách hàng mới khẳng định thế mạnh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Công ty cũng phải có biện pháp tiếp cận các thị trường mới, tìm hiểu tiềm năng của các nhà cung cấp để kí kết những hợp đồng mua bán cần thiết với giá cả phải chăng mà vẫn có chất lượng cao

- Đa dạng hoá các mặt hàng, mở rộng quy mô hoạt động và phương thức kinh doanh, không nên chỉ gò bó trong hoạt động xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ truyền thống. Một điểm yếu của Technoimport là Công ty chỉ xuất nhập khẩu hàng hoá từ các doanh nghiệp sản xuất khác mà không có sản phẩm hàng hoá của riêng mình, chính vì vậy Công ty nên đầu tư góp vốn vào các doanh nghiệp sản xuất có tiềm năng xuất khẩu lớn để dành được độc quyền xuất khẩu hàng hóa thu lợi nhuận qua việc thực hiện quá trình xuất khẩu hàng cộng với khoản lợi tức có được tính trên trên lượng vốn góp. Việc này chi nhánh trong Thành Phố Hồ Chí Minh đã thực hiện liên kết với Công ty cao su Thống Nhất, mà kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này ra thị trường quốc tế lại liên tục tăng cao trong các năm qua, hoạt động này đã đóng góp một khoản lợi nhuận rất lớn trong tổng lợi nhuận của Technoimport chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại Technoimport - Vũ Ngọc Dung (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w