Lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh nam trường

Một phần của tài liệu SKKN THPT: Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh nam trường THPT Trần Hưng Đạo (Trang 27 - 34)

5. Phạm vi nghiên cứu sáng kiến:

3.1. Lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh nam trường

tích chạy 100m cho học sinh nam trường THPT Trần Hưng Đạo.

3.1.1. Cơ sở khoa học của việc lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ.

Mục đích của việc lựa chọn các bài tập để phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh nam trường THPT Trần Hưng Đạo, giúp cho quá trình huấn luyện đạt hiệu quả, chất lượng cao hơn, học sinh thi đấu sẽ dành được thành tích tốt, đáp ứng được mục tiêu huấn luyện mà trường đã đề ra.

Trên cơ sở tổng hợp những cơ sở lý luận về vấn đề huấn luyện thể lực, bài tập phát triển tốc độ cũng như thực trạng điều kiện về việc tiến hành công tác huấn luyện, giảng dạy ở Trường THPT Trần Hưng Đạovà trình độ của học sinh của trường, sáng kiến lựa chọn bài tập theo trình tự sau:

1- Hệ thống hóa các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ qua các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước.

2 - Phỏng vấn để tìm hiểu mức độ sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam học sinh chạy cự ly 100 m trên thực tế.

3 - Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ theo nguyên tắc:

Các bài tập được xây dựng phải có nội dung và hình thức phù hợp với mục đích, nhiệm vụ của quá trình giảng dạy - huấn luyện.

Các bài tập được sử dụng một cách thích hợp để phát triển tốc độ chạy cho học snh, kỹ thuật động tác phải phù hợp với yêu cầu cấu trúc của bài tập, khả năng chịu đựng lượng vận động phải được nâng cao một cách liên tục.

Bài tập phải được xây dựng hợp lý, cũng như việc phân chia tối ưu lượng vận động của từng bài tập hoặc nhóm bài tập. Từ đó có thể đảm bảo cho học sinh nam phát triển đầy đủ những tố chất vận động cần thiết.

Việc lựa chọn bài tập cần phải dựa trên cơ sở đặc điểm thực trạng trình độ tập luyện của học sinh nam cũng như điều kiện trang thiết bị tập luyện của trường phục vụ cho giảng dạy và huấn luyện chạy 100m.

Các bài tập nâng phải đơn giản, dễ thực hiện, đảm bảo chính xác và phù hợp với đối tượng tập luyện.

Các bài tập bài tập phát triển sức mạnh tốc độ phải có số ý kiến đồng ý từ 70% trở lên.

3.1.2. Đối tượng phỏng vấn để lựa chọn bài tập và kết quả .

Đề tài đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp 25 HLV, GV dạy môn GDTC về nội dung chạy 100m nam đó là những cán bộ có thâm niên công tác lâu năm, nhiều kinh nghiệm ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Trung tâm huấn Luyện TDTT Tỉnh, như sau:

+ Từ 10 năm công tác trở lên có 08 người chiếm 32%

+ Từ 05 năm đến dưới 10 năm công tác có 12 người chiếm 48 % + Từ 1 năm đến dưới 05 năm công tác có 05 người chiếm 20% Thành phần đối tượng phỏng vấn được thể hiện qua biểu đồ 3.1

Biểu đồ 3.1. Cấu trúc đặc điểm của đối tượng phỏng vấn

Qua phân tích và tổng hợp tài liệu liên quan đề tài đã thu được 31 bài tập (bảng 3.1)

Bảng 3.1 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh nam trường THPT Trần Hưng Đạo (n=25)

TT CÁC BÀI TẬP

KẾT QUẢ

Đồng ý Tỷ lệ %

1 Nhảy dây đơn 13 52

2 Nhảy hai lần đơn một lần kép bằng hai chân 9 36

3 Nhảy dây kép bằng hai chân 20 80

4 Nhảy dây đá lăng chân ra trước 24 96

5 Buộc dây cao su vào bụng chạy lao về trước 22 88 6 Buộc dây cao su vào bụng chạy lao (20 – 30m) 21 84 7 Buộc dây cao su vào cổ chân đá chân về trước 20 80 8 Buộc dây cao su vào cổ chân đá chân sang hai bên 21 84

9 Kéo dây cao su đạp sau 19 76

10 Chạy 30m xuất phát cao 25 100

11 Chạy 60m xuất phát cao 24 96

12 Đá hai chân luân phiên thẳng ra trước 12 48

13 Chạy nâng cao đùi 21 84

14 Chạy đạp sau 24 96

15 Đeo bao chì bật cóc 22 88

16 Gánh tạ nâng cao đùi tại chỗ 10 40

17 Gánh tạ bật đổi chân trên bục 6 24

18 Gánh tạ chạy nâng cao đùi(s) 20 80

19 Gánh tạ chạy đạp sau 4 16 20 Bật xa tại chỗ(m) 25 100 21 Bật xa 3 bước 25 100 22 Bật xa 5 bước 8 32 23 Bật xa 7 bước 6 24 24 Bật xa 10 bước 13 52

25 Bật thu gối trong cát 11 44

26 Chạy con thoi 4x10m (s) 23 92

27 Chạy tốc độ cao 30m(s) 14 56

28 Chạy tốc độ cao 60m(s) 16 64

29 Chạy XPC 100m(s) 22 88

30 Chạy lao sau xuất phát 30m(s) 13 52

Qua bảng 3.1 cho thấy, kết quả phỏng vấn trong 31 bài tập đưa ra để lựa chọn có tỷ lệ % trả lời như sau: 17 bài tập có ý kiến đồng ý, đạt từ 76 %, trở lên; 14 bài tập có ý kiến, đạt từ < 70%.

Căn cứ vào kết quả phỏng vấn, để đảm bảo tính tập trung và khách quan đề tài chỉ chọn các bài tập theo nguyên tắc phải đạt được 75% ý kiến đồng ý trở lên và đã chọn được 17 bài tập (bảng 3.2).

Bảng 3.2 Kết quả lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh nam trường THPT Trần Hưng Đạo

(n=25)

TT CÁC BÀI TẬP KẾT QUẢ

Đồng ý Tỷ lệ %

1 Nhảy dây kép bằng hai chân 20 80

2 Nhảy dây đá lăng chân ra trước 24 96

3 Buộc dây cao su vào bụng chạy lao về trước 22 88 4 Buộc dây cao su vào bụng chạy lao (20 – 30m) 21 84 5 Buộc dây cao su vào cổ chân đá chân về trước 20 80 6 Buộc dây cao su vào cổ chân đá chân sang hai bên 21 84

7 Kéo dây cao su đạp sau 19 76

8 Chạy 30m xuất phát cao 25 100

9 Chạy 60m xuất phát cao 24 96

10 Chạy nâng cao đùi 21 84

11 Chạy đạp sau 24 96

12 Đeo bao chì bật cóc 22 88

13 Gánh tạ chạy nâng cao đùi(s) 20 80

14 Bật xa tại chỗ(m) 25 100

15 Bật xa 3 bước 25 100

16 Chạy con thoi 4x10m (s) 23 92

17 Chạy XPC 100m(s) 22 88

Qua khảo sát thực tiễn dưới hình thức phỏng vấn, đề tài đã lựa chọn được 17 bài tập ứng dụng trong tập luyện để nâng cao thành tích cho học sinh nam trong chạy cự ly 100m của trường THPT Trần Hưng Đạo, đặc điểm 17 bài tập này như sau:

- Cách thực hiện: So dây, quay dây 2 lần cho một nhịp nhảy. - Yêu cầu: Tốc độ tối đa, thẳng gối.

- Khối lượng: 30’’ – 1’.

Bài tập 2: Nhảy dây đá lăng chân ra trước

- Cách thực hiện: So dây, nhảy luân phiên chân trái, chân phải. - Yêu cầu: Tốc độ tối đa, đá thẳng mũi chân ra trước.

- Khối lượng: 30’’ – 1’.

Bài tập 3: Buộc dây cao su vào bụng chạy lao về trước

- Cách thực hiện: Buộc dây cao su vào điểm cố định và một đầu dây vào bụng. Kéo căng về trước, khi có hiệu lệnh chạy thật nhanh về trước.

- Yêu cầu: Lao nhanh về phía trước với biên độ tối đa. - Khối lượng: 30’’ – 1’ x 3 tổ.

Bài tập 4: Buộc dây cao su vào bụng chạy lao (20 – 30m)

- Cách thực hiện: Buộc dây cao vào bụng, đầu dây kia có người kéo lại phía sau. Khi có hiệu lệnh chạy thật nhanh về trước.

- Yêu cầu: Lao nhanh về phía trước với biên độ tối đa. - Khối lượng: 20 – 30m x 3 tổ.

Bài tập 5: Buộc dây cao su vào cổ chân đá chân về trước

- Cách thực hiện: Buộc một đầu day vào cổ chân và một đầu dây vào vị trí cố định, thực hiện đá lăng chân về trước.

- Yêu cầu: Yêu cầu khi đá rút gót chân sát mông và kéo đùi vuông góc rồi mới duỗi cẳng chân.

- Khối lượng: 20 – 30 lần x 3 tổ.

Bài tập 6: Buộc dây cao su vào cổ chân đá chân sang hai bên

- Cách thực hiện: Buộc một đầu day vào cổ chân và một đầu dây vào vị trí cố định, thực hiện đá lăng chân sang hai bên.

- Khối lượng: 20 – 30 lần x 3 tổ.

Bài tập 7: Kéo dây cao su đạp sau

- Cách thực hiện: Buộc dây cao su vào bụng. Kéo căng đạp sau

- Yêu cầu: Kéo dây cao su đạp mạnh chân sau thẳng, người lao về trước, kết hợp với đánh tay.

- Khối lượng: 40 giây x3 tổ.

Bài tập 8: Chạy 30m xuất phát cao

- Cách thực hiện: Đeo bao chì vào cổ chân, chạy XPC 30m. - Yêu cầu: Tốc độ tối đa.

- Khối lượng: 3 lần x 30m.

Bài tập 9: Chạy 60m xuất phát cao

- Cách thực hiện: Đeo bao chì vào cổ chân, chạy XPC 60m. - Yêu cầu: Tốc độ tối đa.

- Khối lượng: 3 lần x 60m.

Bài tập 10: Chạy nâng cao đùi

- Cách thực hiện: Đeo bao chì vào cổ chân, thực hiện động tác nâng cao đùi. - Yêu cầu: Đùi nâng vuông góc.

- Khối lượng: 30 – 50m x 3 tổ.

Bài tập 11: Chạy đạp sau

- Cách thực hiện: Đeo bao chì vào cổ chân, thực hiện động tác chạy đạp sau. - Yêu cầu: Đạp sau với biên độ động tác tối đa, kéo dài giai đoạn bay trên không. - Khối lượng: 30 – 50m x 3 tổ.

Bài tập 12: Đeo bao chì bật cóc

- Cách thực hiện: Bật liên tục, kết hợp tay nhịp nhàng. - Yêu cầu: Bật xa, trọng tâm hạ thấp

- Cách thực hiện: Gánh tạ trên vai, thực hiện động tác nâng cao đùi tại chỗ. - Yêu cầu: Thực hiện bài tập với tốc độ tối đa.

- Khối lượng: 25 – 30 lần x 3 tổ.

Bài tập 13: Gánh tạ chạy nâng cao đùi

- Cách thực hiện: Gánh tạ trên vai, thực hiện động tác nâng cao đùi di chuyển. - Yêu cầu: Thực hiện bài tập với tốc độ tối đa.

- Khối lượng: 20 – 30m x 3 tổ.

Bài tập 14: Bật xa tại chỗ.

- Cách thực hiện: Hai chân đứng rộng bằng vai trên ván giậm nhảy. Hạ thấp trọng tâm, dùng sức bật hết sức về phía trước.

- Yêu cầu: Bật với biên độ động tác tối đa, thực hiện 100% sức. - Khối lượng: 3 - 5 lần.

Bài tập 15: Bật xa 3 bước

- Cách thực hiện: Hai chân rộng bằng vai, tại vạch xuất phát. Dùng sức bật từng chân về phía trước. Bước thứ 3 rơi vào hố cát bằng hai chân.

- Yêu cầu: Bật với biên độ động tác tối đa, thực hiện 100% sức. - Khối lượng: 3 - 5 lần.

Bài tập 16: Chạy con thoi 4 lần 10m (giây)

Để đánh giá khả năng phối hợp vận động và sức nhanh.

Dụng cụ kiểm tra:Đồng hồ bấm giây, cọc tiêu, cờ lệnh.

Cách tiến hành: Người được kiểm tra thực hiện các thao tác "vào chỗ-sẵn sàng-chạy" giống như chạy 30m xuất phát cao. Khi chạy đến vạch 10m chỉ cần 1chân chạm vạch lập tức quay người thật nhanh chạy về vạch xuất phát, đến khi 1chân chạm vạch lại lặp lại tương tự như lần đầu, sau đó kết thúc. Thành tích được tính từ khi có lệnh xuất phát đến khi đối tượng kiểm tra chạy hết 4x10m.

Đánh giá tốc độ chạy cự ly 100 m của học sinh- Cách thực hiện: Người thực hiện đứng tại vị trí xuất phát, khi có hiệu lệnh chạy thật nhanh về trước, băng qua đích.

- Yêu cầu: Tốc độ tối đa, lao nhiều ở 30m đầu.

Một phần của tài liệu SKKN THPT: Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh nam trường THPT Trần Hưng Đạo (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w