Rút kinh nghiệm sau tiết dạy

Một phần của tài liệu SKKN THPT: Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại Việt Nam (Trang 31 - 35)

8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

- Giáo viên: Nhiệt tình, có trách nhiệm cao, đầu tư chuyên môn, chuẩn bị kĩ những câu hỏi thảo luận và dự kiến các phương án trả lời.

- Học sinh: Chuẩn bị bài, soạn bài,sách giáo khoa và các đồ dùng học tập khác. - Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, giấy A0, A3, A4, bút dạ, sách giáo khoa… 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:

10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

Qua quá trình thực nghiệm thiết kế giáo án: về phương pháp dạy học tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại Việt Nam, tôi nhận thấy lý thuyết về phương pháp dạy học tích hợp liên môn đã có tính khả thi và ứng dụng vào thực tiễn.

cực khác sẽ mở ra nhiều triển vọng cho quá trình đổi mới dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường Phổ thông

Tóm lại, đề tài nghiên cứu này tôi hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé công sức vào công cuộc đổi mới dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông hiện nay, góp phần làm cho những giờ dạy văn trở nên thú vị, hấp dẫn và đạt kết quả như mong muốn

10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:

Đề tài nghiên cứu có tính khả thi, và ứng dụng vào thực tiễn, mang lại hiệu quả cao trong giờ học văn ở trường phổ thông.

Giúp học sinh có niềm say mê và hứng thú với môn học

Với sáng kiến nhỏ này, người viết mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp nhằm bổ sung cho đề tài được sâu sắc và thiết thực hơn.

10.3. Kết luận

Vận dụng quan điểm tích hợp liên môn trong dạy học Ngữ văn nói chung và trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại Việt Nam nói riêng là cách thức để khắc phục, hạn chế lối dạy học đó nhằm nâng cao năng lực sử dụng những kiến thức và kĩ năng mà HS lĩnh hội được, bảo đảm cho mỗi HS khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống có ý nghĩa, cũng có khi là một tình huống khó khăn, bất ngờ, một tình huống chưa từng gặp. Mặt khác, tránh được những nội dung, kiến thức và kĩ năng trùng lặp, đồng thời lĩnh hội những nội dung, tri thức và năng lực mà mỗi môn học hay phân môn riêng rẽ không có được.

Qua các tiết dạy thực nghiệm, tôi nhận thấy việc sử dụng kết hợp một số phương pháp “Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại Viết Nam” đã thực sự giúp học sinh mạnh dạn phát hiện vấn đề và có những tưởng tượng phong phú độc đáo, tạo được một không khí học tập sôi nổi, khơi gợi được hứng thú cho học sinh. Nhiều học sinh đã bám sát văn bản để lấy đó làm căn cứ “xuất phát điểm” và kiểm chứng cho đọc hiểu văn bản chính luận.

10.4. Kiến nghị

Để xây dựng bài giảng theo hướng tích hợp kiến thức liên môn trong môn Ngữ văn, giáo viên cần chú ý đến nguyên tắc tích hợp liên môn

Tích hợp phải tuân thủ nguyên tắc: Chọn lọc, phù hợp, vừa đủ. Chọn lọc những kiến thức thật cần thiết để tích hợp nhằm giúp học sinh lấy đó làm phương tiện khám phá, lĩnh hội kiến thức mới trong bài. Phù hợp trình độ nhận thức, tâm sinh lí của học sinh; giáo viên tránh biến giờ học thành phô diễn sự uyên bác của mình.

Không vì tích hợp mà làm bài học nặng nề kiến thức, quá tải cho học sinh hoặc giáo viên tham tích hợp nên bỏ qua kiến thức cơ bản học sinh cần đạt trong chính tiết học đó.

Chọn hình thức tích hợp: giáo viên diễn giảng bằng lời, cung cấp trên giáo cụ trực quan hay đưa ra nhiệm vụ học sinh thu thập, tìm hiểu ở nhà trước hoặc sau bài học.

Để có một bài dạy theo hướng tích hợp liên môn, GV cần chuẩn bị sâu sắc về mặt nội dung, kiến thức để chủ động trong cách đánh giá và phát huy năng lực của học sinh.

Vẫn đảm bảo quan điểm giáo dục hiện nay “ lấy học sinh làm trung tâm”, tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong mọi mặt, mọi khâu của quá trình dạy học. Do vậy, khi giảng bài GV không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết xây dựng một hệ thống việc làm, thao tác tương tác, dẫn dắt học sinh từng bước thực hiện chiếm lĩnh đối tượng học tập nội dung môn học; đồng thời hình thành và phát triển năng lực, kỹ năng tích hợp, tránh áp đặt.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có)

Số TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Lớp 12A2 Trường THPT Trần Hưng Đạo năm học 2017-2018

Bài Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí MInh

công tác)

Tam Dương, ngày...tháng...năm 2018

Thủ trưởng đơn vị/Chính quyền địa phương

(Ký tên, đóng dấu)

Tam Dương, ngày 25 tháng 12 năm 2017 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tác giả sáng kiến (Ký, ghi rõ họ tên) Từ Thị Kim Tuyến

PHẦN V: TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2008), Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 (tập 1, 2) Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2008), Sách giáo viên Ngữ Văn 12(tập 1, 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2006), Sách giáo khoa Ngữ Văn 11(tập 2, 2),

4. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2006), Sách giáo viên Ngữ Văn 11(tập 2, 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Nguyễn Trọng Hoàn (2003), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm

văn chương, Nxb Giáo dục, Hà Nội

6. Nguyễn Trí (2003), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học văn - tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

7. Phan Trọng Luận (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp

12 môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội

8. Chương trình THPT, môn Ngữ văn, năm 2002 của Bộ GD&ĐT

9. Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

10. Phan Trọng Luận (Chủ biên) (2010), Dạy học theo Chuẩn hiến thức, kĩ năng môn

Một phần của tài liệu SKKN THPT: Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại Việt Nam (Trang 31 - 35)